- Thương hiệu IVS vẫn còn chưa được đông đảo nhà đầu tư biết đến Việc tập trung hoạt động tại thị trường Hà Nội khiến mức độ phổ biến của
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Tình hình nói trên của IVS xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
(1) Nguyên nhân chủ quan
Một là, vốn điều lệ của công ty còn thấp.
Công ty được thành lập với số vốn điều lệ 161 tỷ đồng, con số này là khá khiêm tốn so với những công ty chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Do IVS có số vốn điều lệ nhỏ nên việc tự chủ về tài chính là không cao, việc sẵn sàng mạo hiểm tìm kiếm lợi nhuận ở những thị trường mới vì thế cũng hạn chế.
Hai là, công ty chưa có chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh phù hợp với mô hình hoạt động trong điều kiện và hoàn cảnh hiện tại của công ty.
Công ty còn hạn chế trong việc mở rộng địa bàn hoạt động: hiện tại, công ty mới chỉ có một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, điều này đã ảnh hưởng tới việc tiếp cận cũng như thu hút các nhà đầu tư tới công ty, do vậy ảnh hướng tới việc tăng doanh số giao dịch, ảnh hưởng tới việc tăng lợi nhuận của công ty.
Chính sách khách hàng của công ty: tập trung vào phân khúc nhà đầu tư cá nhân. Đây là phân khúc dễ biến động dưới sự tác động của các đối thủ cạnh tranh về mức phí. Mảng tư vấn tài chính doanh nghiệp chưa được chú trọng làm giảm sức cạnh tranh của công ty.
Khả năng quảng bá sản phẩm dịch vụ tới các doanh nghiệp của IVS còn hạn chế. Hiện tại dường như IVS chỉ sử dụng mạng lưới quan hệ để tìm kiếm khách hàng, các hoạt động quảng cáo, khuếch trương thương hiệu và sản phẩm dịch vụ tư vấn được thực hiện ở mức hạn chế, IVS chưa có các chiến dịch quảng cáo lớn, có quy mô và mang tầm chiến lược.
Khả năng nghiên cứu và triển khai ứng dụng các nghiệp vụ mới của IVS còn hạn chế, công ty vẫn chưa có các bộ phận riêng để thực hiện các nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của thị trường để phát triển các dịch vụ mới hoặc nghiên cứu, tìm hiểu các nghiệp vụ tiên tiến.
(2) Nguyên nhân khách quan.
Một là, thị trường chứng khoán Việt Nam tuy tăng nhanh nhưng vẫn chưa tương xứng với vai trò và vị trí của nó trong nền kinh tế thị trường.
Mặc dù quy mô thị trường tăng cao, song quan hệ cung cầu chứng khoán nhiều lúc mất cân đối gây nên những biến động cho thị trường, do vậy thị trường chứng khoán hoạt động chưa thực sự ổn định vững chắc, có những thời điểm thị trường chứng khoán rất ảm đạm nhưng cũng có thời điểm thị trường chứng khoán tăng trưởng đột biến khiến cho khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ của công ty chưa đáp ứng kịp với những biến đổi đột biến của thị trường. Sự lên giá và xuống giá vẫn thể hiện một sự không ổn định trong hoạt động giao dịch của thị trường mà nguyên nhân chính vẫn phụ thuộc vào tâm lý đầu tư ngắn hạn và quy mô thị trường vẫn còn nhỏ nên vẫn chưa thực sự là kênh huy động vốn dài hạn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vẫn rất thận trọng huy
động vốn trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua thông qua phát hành vì tính thiếu ổn định của thị trường.
Hai là, môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh và đồng bộ.
Luật chứng khoán được Quốc hội thông qua tháng 6/2006 và có hiệu lực từ 1/1/2007 là một bước hoàn thiện cơ bản khung pháp lý cũng như tạo tin tưởng cho giới đầu tư kinh doanh chứng khoán trong và ngoài nước nhưng hiện nay vẫn chưa ban hành kịp các Nghị định, Thông tư và quyết định hướng dẫn nên dẫn đến sự lúng túng trong việc áp dụng các văn bản pháp lý của các cơ quan quản lý cũng như tổ chức thi hành từ đó làm gián đoạn các hoạt động của các cá nhân, tổ chức tham gia thị trường. Hơn nữa, việc quản lý thị trường bất động sản và chính sách lãi suất của các tổ chức tín dụng chưa thực sự tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển mà đôi khi sự tăng trưởng của thị trường bất động sản và thị trường tiền tệ còn là nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán “đóng băng”. Điều đó là không phù hợp với quy luật chung của các thị trường đầu tư trên thế giới.
Ba là, mức độ chuyên nghiệp của nhà đầu tư chưa cao.
Tham gia đầu tư trên thị trường bao gồm nhà đầu tư tổ chức là các ngân hàng, các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đại đa số các nhà đầu tư khi thu thập thông tin và xử lý thông tin trước khi quyết định đầu tư chứng khoán còn mang nặng tính cảm tính và tính lý trí cho nên các quyết định đầu tư mang tính trào lưu, bầy đàn chứ chưa chú trọng đến việc đầu tư theo sự kỳ vọng vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết/đăng ký giao dịch, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định của thị trường cũng như các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán của IVS . Tuy nhiên, một điều đáng mừng là gần đây, các kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán đã được các nhà đầu tư chứng khoán quan
tâm và coi đó là một trong những điều kiện quan trọng để trở thành một nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tư vấn tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao, đây là nguyên nhân quan trọng nhất hạn chế khả năng mở rộng các dịch vụ tư vấn tài chính của công ty chứng khoán nói chung và IVS nói riêng, bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn quy mô còn nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khiến cho các dịch vụ chi phí cho các dịch vụ thuê ngoài rất hạn chế.
Bốn là, sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán ngày càng cao.
Việc các công ty chứng khoán xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường một mặt rất có lợi đối với các nhà đầu tư vì có thêm nhiều sự lựa chọn trong sử dụng các sản phẩm, dịch vụ chứng khoán nhưng mặt khác, sự gia tăng không ngừng về số lượng các công ty chứng khoán trong thời gian ngắn vừa qua lại là thách thức, khó khăn rất lớn đối với từng công ty chứng khoán thành viên và IVS cũng không phải là một ngoại lệ. Công ty phải đối mặt với áp lực cạnh tranh, sự chia nhỏ thị phần từng nghiệp vụ, sự hoàn thiện không ngừng cũng như liên tục đưa ra các sản phẩm mới, sự mở rộng địa bàn hoạt động, đối mặt với chiến lược thu hút khách hàng, thu hút nhân lực cả trong ngắn hạn và dài hạn của các công ty chứng khoán khác.
Tóm lại, hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư chứng khoán Việt Nam, nói riêng và của các công ty chứng khoán nói chung đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của các nhân tố trên, tuy mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến từng công ty chứng khoán là khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu các nguyên nhân gây ra hạn chế tại công ty cổ phần đầu tư chứng khoán Việt Nam là hết sức cần thiết để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư chứng khoán Việt Nam và
những giải pháp này cũng sẽ có ý nghĩa thực tiễn đối với các công ty chứng khoán Việt Nam khác.
CHƯƠNG 3