6. Kết cấu đề tài
3.1.2. Trong dài hạn
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, với việc kiểm soát tốt mức chênh lệch tỉ giá trong ngắn hạn nên trong dài hạn, NHNN có thể sử dụng các biện pháp vĩ mô để có thể giảm dần khung của mức chênh lệch tỉ giá giữa thị trường, từ đó tăng tính hiểu quả của thị trường ngoại hối chính thức.
Trong dài hạn, từ phương trình có được ta có thể thấy yếu tố cung tiền là yếu tố quan trọng nhất góp phần đẩy mức chênh lệch tỉ giá lên cao. Do vậy, trong dài hạn, thông qua việc điều chỉnh cũng như phân tích số liệu cung tiền trong ngắn hạn, NHNN nên có những dự báo về ảnh hưởng của mức tăng trưởng cung tiền M2 tại Việt Nam, qua đó có những điều chỉnh tăng giảm hạn mức một cách phù hợp.
Bên cạnh đó, yếu tố xuất nhập khẩu có ảnh hưởng không nhỏ đến mức chênh lệch tỉ giá giữa hai thị trường, do chính yếu tố cung – cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ chi phối phần nào mức độ cung – cầu trên thị trường ngoại hối chợ đen. Không những thế, yếu tố này được chính phủ định hướng phải tăng trưởng trong tương lai, dẫn tới hệ quả làm giảm dần độ chênh lệch giữa hai mức tỉ giá như phương trình dài hạn mà nhóm phân tích đã đưa ra. Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu kết luận rằng việc kiềm chế nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu thông qua các chính
sách vĩ mô chính là chìa khóa để thúc đẩy cán cân thương mại tăng trưởng. Ngoài ra, trong thời gian tới, Việt Nam cần phải gỡ bỏ hầu hết các hàng rào thuế quan để ra nhập hoàn toàn WTO khiến yếu tố phòng thủ trước đây đối với nhập siêu đã không còn, tuy nhiên xuất khẩu cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích về thuế quan từ các nước khác. Do vậy, chính phủ nên xây dựng một lộ trình hợp lý để gỡ bỏ hàng rào thuế theo cam kết cũng như có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy tốt hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cùng với các rào cản khác được phép đối với những doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là nhấp khẩu hàng hóa cao cấp, xa xỉ nhằm phục vụ lợi ích của một bộ phần người dân có điều kiện kinh tế khiến nguồn ngoại tệ bị chảy ra nước ngoài, gây nhập siêu và làm tăng thâm hụt cán cân thương mại.
Yếu tố dự trữ cấp quốc gia của Việt Nam, như đã nói ở trên, không những có ảnh hưởng trong ngắn hạn mà còn có những ảnh hưởng trong dài hạn dù không thực sự rõ ràng. Đối với yếu tố này, trong dài hạn, nhóm nghiên cứu khuyến nghị NHNN nên xem xét tới việc chuyển đổi dự trữ quốc gia của Việt Nam từ chủ yếu sử dụng đô la Mỹ sang sử dụng rổ tiền tệ mạnh khác hoặc chuyển đổi sang sử dụng vàng và quyền rút vốn đặc biệt (special drawing rights – IMF) thay thế cho việc sử dụng đồng ngoại tệ trong tương lai. Động thái này sẽ giúp giảm áp lực cầu cho thị trường mỗi khi trong quá trình tăng dự trữ quốc gia Việt Nam của NHNN. Khi đó, yêu cầu về tăng mức dự trữ quốc gia của Việt Nam sẽ được giải quyết tốt hơn và giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến mức độ chênh lệch tỉ giá hối đoái giữa hai thị trường chính thức và chợ đen.