6. Kết cấu đề tài
2.5.1. Phân tích tác động trong dài hạn
Dựa trên phương trình thu được, một cách trực quan, ta có thể thấy tác động của biến dự trữ ngoại hối và nguồn cung tiền M2 là cùng chiều trong khi tác động của biến chênh lệch cán cân thương mại là ngược chiều với chênh lệch tỷ giá.
Đầu tiên, theo kết quả thu được, khi giá trị của chênh lệch cán cân thương mại tăng 1 tỷ USD, trong dài hạn, ảnh hưởng của nó sẽ làm giảm chênh lệch tỷ giá khoảng 0.241903% và ngược lại. Một nền kinh tế khi xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sẽ thu được ngoại tệ. Để tiếp tục công việc kinh doanh, các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ lấy nội tệ, mua hàng hoá dịch vụ trong nước xuất khẩu ra nước ngoài. Chính điều này làm thị trường cung ngoại tệ sẽ tăng, làm tỷ giá hối đoái giảm từ đó làm giảm chênh lệch tỷ giá. Ngược lại, khi nhập khẩu hàng hoá dịch vụ, các nhà nhập khẩu cần ngoại tệ để thanh toán cho đối tác và đi mua ngoại tệ trên thị trường chủ yếu sẽ là thi trường chợ đen. Thực tế cho thấy rằng, hiện nay khi các doanh nghiệp cần đồng ngoai tệ mà ở đây cụ thể là USD, địa chỉ tìm tới nhiều khả năng không phải các ngân hàng mà chủ yếu là tại thị trường chợ đen với nguồn cung khá dồi dào và cơ chế có phần đơn giản và linh hoạt hơn. Hành động này làm cầu ngoại tệ tăng, tỷ giá hối đoái tăng. Tác động của hai hiện tượng trên là ngược chiều trong việc hình thành tỷ giá hối đoái.
Trên bình diện thứ hai, từ phương trình cho thấy RER tác động không lớn đến chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường. Điều này cũng phù hợp lí luận được xem xét ban đầu. RER là biến mang yếu tố so sánh về mức độ lạm phát giữa hai nước Việt Nam – Mỹ trong từng tháng riêng biệt. RER tăng cũng có nghĩa là đồng tiền Việt Nam đã bị mất giá trị so với đồng USD, từ đó gây ảnh hướng đến tâm lý người tham gia thị trường chợ đen theo chiều hướng mất niềm tin vào giá trị đồng Việt Nam, qua đó gây áp lực lên tỉ giá chợ đen khiến mức độ chênh lệch giữa 2 tỉ giá tăng lên. Thông qua mô
hình, mỗi 100 đồng tăng lên ở RER, trong dài hạn, sẽ khiến biến mức độ chênh lệch tỉ giá giữa 2 thị trường (lnZ) tăng lên trung bình 0.267 đơn vị. Về ảnh hưởng của dự trữ ngoại hối, kết quả suy ra này khá sát với nhân định ban đầu của nhóm nghiên cứu về tác đông hạn chế của dự trữ ngoại hối tới tỷ giá ngoại tệ chợ đen. Nhìn nhận rõ vấn đề hơn, kết luận khá phù hợp với lí thuyết chung trong đó khẳng định để giữ được tỷ giá hối đoái cân bằng giữa hai thị trường thì chính phủ phải duy trì lượng dữ trữ ngoại hối quốc giá đủ lớn nhằm giữ tính cạnh tranh cho hàng hóa đồng thời bảo vệ các lợi ích kinh tế. Nếu như một quốc gia cạn kiệt dự trữ ngoại hối thì quốc gia đó sẽ mất khả năng thanh toán nợ nước ngoài và mất kiểm soát tỷ giá hối đoái. Chính vì tầm quan trọng đó, việc giá ngoại tệ đặc biệt ngoại tệ chợ đen nhạy cảm với thông tin liên quan đến lượng dự trữ ngoại tệ của quốc gia theo đó ảnh hưởng đến kì vọng của người tham gia (chủ yếu người dân) là hoàn toàn hợp lí. Trong thời điểm hiện nay, dựa trên số liệu của IMF công bố, ước tính dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện tại vào khoảng 16 – 17 tỉ USD. Mức dự trữ ngoại hối này tuy không phải quá lớn nhưng cũng có thể giúp NHNN can thiệp vào thị trường ngoại hối.
Bên cạnh đó, mô hình đã cho kết quả ngoài dự kiến về ảnh hưởng của mức độ cung tiền đến mức chênh lệch tỉ giá giữa hai thị trường. Trong dài hạn, 1 % tăng lên ở biến M2 sẽ đem lại tổng ảnh hưởng biến Z tăng lên xấp xỉ 8.217067%. Qua đó, có thể thấy yếu tố cung tiền ngoài tác dụng nhằm dự báo về lạm phát còn có ảnh hưởng tiêu cực đến độ tăng mức chênh lệch giữa 2 mức tỉ giá. Theo nhóm nghiên cứu, yếu tố này khi được công bố sẽ có ảnh hưởng đến tâm lý người dân, niềm tin của người dân về yếu tố lạm phát trong dài hạn, từ đó sẽ khiến người tham gia thị trường chợ đen có xu hướng tăng giá đô la Mỹ so với đồng Việt Nam trong giao dịch, qua đó đẩy mức chênh lệch tỉ giá lên cao hơn so với tỉ giá chính thức.