Các nhóm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ CHỢ ĐEN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOAN 20042011 (Trang 47)

6. Kết cấu đề tài

3.1.Các nhóm giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn

3.1.1. Trong ngắn hạn

Trong ngắn hạn, các chính sách đưa ra nên tập trung vào ổn định mức độ chênh lệch về tỉ giá giữa hai thị trường chính thức và chợ đen nhằm giữ cho tỉ giá trên thị trường chợ đen ít biến động hơn so với tỉ giá chính thức, từ đó giúp ổn định thị trường ngoại hối trong ngắn hạn, làm tăng tính hiệu quả của các chính sách vĩ mô khác về thanh toán quốc gia hay xuất nhập khẩu. Dựa trên kết quả thu được, chúng tôi đã đưa ra những nhận định về ảnh hưởng của các yếu tố trong ngắn hạn như nguồn cung tiền hay mức độ dự trữ ngoại hối cấp quốc gia với độ trễ từ 1 đến 3 tháng (1 quý). Có thể thấy, trong ngắn hạn, mức cung tiền M2 luôn có xu hướng đẩy mức độ chênh lệch tỉ giá lên cao, do vậy việc kiểm soát mức cung tiền là cần thiết nếu muốn ổn định mức độ chênh lệch tỉ giá (lnZ) trong ngắn hạn. Do đó, nhóm nghiên cứu kiến nghị phải có những điều chỉnh giảm mức trần tăng trưởng của lượng cung tiền M2 ở Việt Nam, từ đó sẽ có thể kiểm soát được tốc độ gia tăng độ chênh lệch về tỉ giá giữa hai thị trường.

Mặt khác, yếu tố dự trữ ngoại hối cấp quốc gia của Việt Nam lại có mối quan hệ không ổn định đến mức chênh lệch tỉ giá với độ trễ từ 1 đến 6 tháng (2 quý). Tuy nhiên, nhìn chung yếu tố này có xu hướng đẩy tỉ giá thị trường chợ đen lên cao hơn so với tỉ giá chính thức trong giai đoạn nghiên cứu, có thể do nguyên nhân chủ yếu là Việt Nam vẫn sử dụng đô la Mỹ làm đồng tiền dự trữ chính dẫn tới việc mua ngoại tệ của NHNN sẽ khiến giá đô la Mỹ trên thị trường chợ đen biến động. Cùng với đó, yêu cầu tăng trưởng dự trữ ngoại hối cấp quốc gia luôn được đạt ra với những nước nhập siêu như Việt Nam nhằm tăng độ an toàn của quốc gia trước những thiên tai có thể xảy ra khiến đất nước phải nhập ròng sản phẩm. Do vậy, giải pháp

nhóm nghiên cứu muốn đưa ra trong ngắn hạn là NHNN nên có sự lựa chọn về thời điểm để mua vào USD với mục tiêu tăng mức dự trữ ngoại tệ, chẳng hạn như khi mức độ chênh lệch về tỉ giá giữa thị trường chợ đen với thị trường chính thức thấp, tỉ giá trên 2 thị trường gần tương đương nhau. Thứ hai, vào những thời điểm độ chênh lệch đang ở mức cao, NHNN nên có động thái bán ra một lượng thích hợp ngoại hối dự trữ nhằm làm giảm áp lực cho bên cung trên thị trường chợ đen, qua đó giảm dần áp lực tăng giá trong các giao dịch trên thị trường chợ đen vì cầu lớn hơn cung, giúp ổn định lại tỉ giá trên thị trường chợ đen.

3.1.2. Trong dài hạn

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu, với việc kiểm soát tốt mức chênh lệch tỉ giá trong ngắn hạn nên trong dài hạn, NHNN có thể sử dụng các biện pháp vĩ mô để có thể giảm dần khung của mức chênh lệch tỉ giá giữa thị trường, từ đó tăng tính hiểu quả của thị trường ngoại hối chính thức.

Trong dài hạn, từ phương trình có được ta có thể thấy yếu tố cung tiền là yếu tố quan trọng nhất góp phần đẩy mức chênh lệch tỉ giá lên cao. Do vậy, trong dài hạn, thông qua việc điều chỉnh cũng như phân tích số liệu cung tiền trong ngắn hạn, NHNN nên có những dự báo về ảnh hưởng của mức tăng trưởng cung tiền M2 tại Việt Nam, qua đó có những điều chỉnh tăng giảm hạn mức một cách phù hợp.

Bên cạnh đó, yếu tố xuất nhập khẩu có ảnh hưởng không nhỏ đến mức chênh lệch tỉ giá giữa hai thị trường, do chính yếu tố cung – cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ chi phối phần nào mức độ cung – cầu trên thị trường ngoại hối chợ đen. Không những thế, yếu tố này được chính phủ định hướng phải tăng trưởng trong tương lai, dẫn tới hệ quả làm giảm dần độ chênh lệch giữa hai mức tỉ giá như phương trình dài hạn mà nhóm phân tích đã đưa ra. Từ những phân tích trên, nhóm nghiên cứu kết luận rằng việc kiềm chế nhập khẩu, thúc đẩy xuất khẩu thông qua các chính

sách vĩ mô chính là chìa khóa để thúc đẩy cán cân thương mại tăng trưởng. Ngoài ra, trong thời gian tới, Việt Nam cần phải gỡ bỏ hầu hết các hàng rào thuế quan để ra nhập hoàn toàn WTO khiến yếu tố phòng thủ trước đây đối với nhập siêu đã không còn, tuy nhiên xuất khẩu cũng sẽ nhận được nhiều lợi ích về thuế quan từ các nước khác. Do vậy, chính phủ nên xây dựng một lộ trình hợp lý để gỡ bỏ hàng rào thuế theo cam kết cũng như có những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy tốt hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cùng với các rào cản khác được phép đối với những doanh nghiệp nhập khẩu, đặc biệt là nhấp khẩu hàng hóa cao cấp, xa xỉ nhằm phục vụ lợi ích của một bộ phần người dân có điều kiện kinh tế khiến nguồn ngoại tệ bị chảy ra nước ngoài, gây nhập siêu và làm tăng thâm hụt cán cân thương mại.

Yếu tố dự trữ cấp quốc gia của Việt Nam, như đã nói ở trên, không những có ảnh hưởng trong ngắn hạn mà còn có những ảnh hưởng trong dài hạn dù không thực sự rõ ràng. Đối với yếu tố này, trong dài hạn, nhóm nghiên cứu khuyến nghị NHNN nên xem xét tới việc chuyển đổi dự trữ quốc gia của Việt Nam từ chủ yếu sử dụng đô la Mỹ sang sử dụng rổ tiền tệ mạnh khác hoặc chuyển đổi sang sử dụng vàng và quyền rút vốn đặc biệt (special drawing rights – IMF) thay thế cho việc sử dụng đồng ngoại tệ trong tương lai. Động thái này sẽ giúp giảm áp lực cầu cho thị trường mỗi khi trong quá trình tăng dự trữ quốc gia Việt Nam của NHNN. Khi đó, yêu cầu về tăng mức dự trữ quốc gia của Việt Nam sẽ được giải quyết tốt hơn và giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến mức độ chênh lệch tỉ giá hối đoái giữa hai thị trường chính thức và chợ đen.

3.2. Các nhóm giải pháp khác

Bên cạnh việc điều chỉnh các chỉ số vĩ mô cho phù hợp với tương quan thị trường, NHNN còn có thể tiến hành đồng bộ các nhóm giải pháp khác hỗ trợ cho công tác điều hành và quản lý tỷ giá. Trong đó, các yếu tố như

chiến lược về bồi dưỡng nhân sự, chính sách quản lý ngoại hối hay củng cố tâm lý của người dân cũng cần có sự quan tâm và sửa đổi.

Về mặt công tác nhân sự, NHNN cần tăng cường đào tạo và trau dồi kiến thức cho cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác quản lý ngoại hối. Trong đó, việc xây dựng một chiến lược đào tạo có hệ thống, áp dụng những kiến thức tiên tiến trên thế giới, ứng dụng linh hoạt với tình hình kinh tế trong nước là vô cùng cần thiết. Các kỹ năng cũng như nghiệp vụ quan trọng như quản lý, phân tích và dự báo thị trường cần được đưa vào chương trình đào tạo. Các cán bộ quản lý ngoại hối cần được làm quen với những lý thuyết và công cụ đánh giá thị trường mới và bắt kịp nhu cầu của và sự phát triển của thị trường đương thời. Đi kèm với công tác đào tạo và nâng cao trình độ, NHNN cần thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu với các chuyên gia trong lĩnh vực ngoại hối và đưa cán bộ đi tập huấn, học hỏi ở các quốc gia bạn. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, tổng kết được các kinh nghiệm và cách làm hay trên thế giới, hạn chế được những sai lầm có thể mắc phải trong công tác quản lý, điều hành tỷ giá.

Đi đôi với việc nâng cao trình độ và năng lực của cán bộ ngoại hối, công tác tiến hành quản lý và ổn định tâm lý nhân dân cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả chính sách của NHNN, nhất là trong việc ổn định và giảm thiểu các ảnh hưởng của chợ đen. Trước hết, NHNN cần đưa ra các chính sách một cách công khai minh bạch để làm giảm tâm lý tích trữ ngoại tệ của người dân, tránh gây ra những kẽ hở trong thông tin chính sách để giới đầu cơ có thể lợi dụng và chuộc lợi. Không những thế, công tác kiểm tra, kiểm soát và phát hiện những trường hợp vi phạm, đầu cơ, trục lợi cần được tiến hành thường xuyên và quyết liệt hơn. Biện pháp xử lý những trường hợp vi phạm cần mang tính răn đe và nghiêm khắc.

Bên cạnh những giải pháp trên, khi tiến hành quản lý ngoại tệ và ổn định thị trường chợ đen, việc ưu tiên đáp ứng nhu cầu ngoại tệ chính đáng cho

nhân dân cũng cần được NHNN xem xét. Như được phân tích trong bài nghiên cứu, thị trường chợ đen được hình thành và phát triển là bởi nhu cầu ngoại tệ trong dân không được đáp ứng bởi thị trường chính thức. Khi không thể có được ngoại tệ từ thị trường chính thức, bắt buộc người dân phải tìm đến chợ đen. Vì vậy, trong việc quản lý ngoại tệ, NHNN cần cân nhắc về việc nới lỏng điều kiện cho vay ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với nguồn USD để phục vụ cho những mục đích thiết thực như công tác, học tập cũng như cho công việc kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp.

3.3. Tính khả thi của giải pháp

Giải pháp được đưa ra dựa trên mô hình đã kiểm nghiệm, ước lượng và chứng minh về mức độ tác động của các biến kinh tế vĩ mô đối với chênh lệch tỷ giá giữa hai thị trường

Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là đáng tin cậy vì chủ yếu được thu thập từ nguồn báo cáo chính thức của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về tình hình Việt Nam. Bên cạnh đó, các số liệu về thị trường chợ đen được tổng hợp và so sánh ngẫu nhiên giữa 2 nguồn số liệu chính là bộ số liệu của Tổng cục thống kê (GSO) và bộ số liệu được tổng hợp từ Báo Đầu tư nhằm đảm bảo tính chính xác của kết quả nghiên cứu.

3.4. Hạn chế của giải pháp

Hạn chế của các nhóm giải pháp trên đây là chỉ có thể được đưa ra nhằm cải thiện một phần nào đó trong việc điều hành hoat động tỷ giá của Nhà nước từ đó hạn chế được tối đa những ảnh hưởng xấu mà chênh lệch tỷ giá đem lại.Vì thực tế cho thấy rằng, các chính sách của Nhà Nước cũng cần đảm bảo nhiều mục đích vĩ mô khác bên cạnh mục tiêu nâng cao hiệu quả ổn định thị trường chợ đen. Do vậy sự phối hợp hài hòa giữa các mục tiêu

riêng là cần thiết để có thể đảm bảo hướng tới mục tiêu chung và cao nhất là xây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển bền vững.

Ngoài ra, các giải pháp được đưa ra trong sự xem xét bởi chỉ một hay một vài yếu tố đang đề cập, chứ chưa xem xét một cách toàn diện tác động nhân quả xung quanh chúng. Do đó, khi áp dụng từng giải pháp trên, ngoài việc thực thi các giải pháp đã đưa ra nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khác về hạn chế hay gia tăng sự tác động của các yếu tố vĩ mô khác, cần có cái nhìn tổng quát và toàn diện để phát huy đầy đủ hiệu quả của những chính sách này.

3.5. Hướng đi mới cho đề tài nghiên cứu trong tương lai.

Nhìn một cách khách quan, đề tài nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Mặt hạn chế lớn nhất mà đề tài nghiên cứu gặp phải là mô hình sử dụng. Nhìn một cách khách quan, mô hình được sử dụng không mới do được xây dựng từ năm 1994, tuy được áp dụng cho nhiều nước nhưng vẫn không đảm bảo hoàn toàn về khả năng phản ánh một cách thật sự đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng. Mô hình này chưa thể đưa ra cũng như giải thích được một cách trực tiếp yếu tố tâm lý của người dân khi tham gia thị trường như một biến độc lập, có ảnh hưởng đến thị trường chợ đen. Yếu tố cơ chế quản lý của Chính phủ đối với hạn mực giao dịch ngoại tệ của người dân trên thị trường ngoại hối chính thức cũng chưa được đưa vào mô hình lượng hóa một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, mô hình vẫn còn có những lỗi không thể tránh khỏi, đặc biệt là đa cộng tuyến giữa các biến độc lập dù không phải là đa cộng tuyến hoàn hảo. Do vậy, trong những nghiên cứu tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung hơn vào việc điều chỉnh lại các yếu tố trong mô hình sao cho giảm thiểu những lỗi có thể gây sai lệch kết quả lượng hóa cũng như mở rộng mô hình theo hướng bổ sung thêm những biến phản ánh một cách xác thực nhất yếu tố tâm lý của người tham gia thị trường cũng

như các cơ chế quản lý liên quan đến việc giao dịch, mua bán ngoại tệ trên thị trường chính thức. Việc làm này được cho rằng sẽ giúp cải thiện đáng kể mức độ giải thích cho mô hình, qua đó tăng khả năng áp dụng của mô hình đối với tình hình của Việt Nam.

Ngoài ra, cũng cần xem xét đến hạn chế về mặt số liệu. Nguyên nhân xuất phát từ yếu tố chủ quan do tính chất phi chính thức của thị trường chợ đen dẫn đến việc tìm kiếm một bộ số liệu đầy đủ và có quy mô cũng như được xác nhận về độ chính xác là một trở ngại đối với đề tài. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã phải sử dụng có so sánh đối chiếu 2 bộ số liệu về thị trường chợ đen riêng biệt trong đó chỉ có bộ số liệu lấy từ Báo Đầu tư là bộ số liệu được nhiều thành phần trên thị trường ngoại tệ chơ đen sử dụng. Vì vậy, để có thể phát triển đề tài trong tương lai cũng như làm cho đề tài gần với thực tế trên thị trường chợ đen hơn nữa nhằm làm tăng độ tin cậy của đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ tăng cường sử dụng thêm nhiều nguồn số liệu khác phổ biến trên thị trường ngoại tệ chợ đen để so sánh thay vì sử dụng nguồn số liệu từ GSO để đối chiếu.

4. Lời kết

Dựa trên cơ sở lý thuyết nền tảng về thị trường chợ đen ở chương 1 và các phương pháp kiểm định, ước lượng trong chương 2 nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu, tổng hợp, phân tích và đưa tới kết luận về những tác động đáng kể của một số nhân tối vĩ mô chính trong nền kinh tế tới chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và chợ đen qua các năm, từ năm 2004 đến 2011. Từ đó, dựa trên kết quả nhận được, ở chương 3, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số các giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn cũng như một số nhóm giải pháp bổ trợ chính nhằm gia tăng tính hiệu quả trong việc ổn định thị trường ngoại hối chợ đen. Nhóm nghiên cứu tin rằng những kết quả và đóng góp của công trình sẽ là nguồn bổ sung thông tin tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách nhằm giải quyết được câu hỏi nhức nhối chưa có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lời giải về thị trường ngoại hối chợ đen, từ đó hạn chế được ảnh hưởng không mong muốn của nó tới quá trình phát triển và hội nhập mở cửa của nền kinh tế Việt Nam trong những năm sắp tới.

Phụ Lục A-Bảng Kết Quả Eview

1. Kết quả kiểm định đơn vị 1.1.Lnz

Null Hypothesis: LNZ has a unit root Exogenous: Constant

Lag Length: 2 (Automatic based on SIC, MAXLAG=11)

t-Statistic Prob.* Augmented Dickey-Fuller test statistic -2.408485 0.1433 Test critical values: 1% level -3.531592

5% level -2.905519 10% level -2.590262 *MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Null Hypothesis: LNZ has a unit root Exogenous: None

Bandwidth: 14 (Newey-West using Bartlett kernel)

Adj. t-Stat Prob.*

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ CHỢ ĐEN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOAN 20042011 (Trang 47)