6. Kết cấu đề tài
1.3.3. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam
Dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối sẵn sàng sử dụng để can thiệp, thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
Hầu hết các quốc gia duy trì và quản lý dự trữ ngoại hối nhằm phục vụ các mục tiêu cơ bản sau:
Thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.
Duy trì tính thanh khoản của thị trường ngoại hối để hạn chế tác động tiêu cực trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.
Là tài sản dự trữ để duy trì lòng tin về khả năng đảm bảo thanh toán nghĩa vụ nợ nước ngoài của nền kinh tế, khả năng hỗ trợ giá trị của đồng nội tệ, thể hiện khả năng đảm bảo tài chính của quốc gia góp phần thu hút đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Dự trữ cho các trường hợp khẩn cấp và thảm họa mang tính quốc gia.
Trong các tài liệu nghiên cứu của mình, cả 2 nhà nghiên cứu Agénor (1990) and Fukao (1983) đều cho rằng dự trữ ngoại hối cấp quốc gia đóng vai trò không nhỏ trong việc xác lập tỉ giá hối đoái. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của nhóm nghiên cứu, các bài nghiên cứu này được áp dụng cho các quốc gia có chính sách cố định tỉ giá đồng nội tệ vào USD, cùng với nguồn dự trữ ngoại hối ở mức cao như Trung Quốc, Brazin, Mêhicô dẫn tới các chính sách cũng như mức dự trữ ngoại hối có ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ giá hối đoái. Đối với Việt Nam, một nước có mức dự trữ USD không cao cùng với chính sách tỉ giá điều chỉnh bởi NHNN, dự trữ ngoại hối cấp quốc gia ở Việt Nam, nhóm nghiên cứu cho rằng sẽ có ít ảnh hướng trực tiếp đến tỉ giá hối đoái trên thị trường chợ đen.
Như đã nói ở trên, thành phần tham gia thị trường ngoại hối chợ đen phần nhiều là người dân cũng như các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đến các công ty cỡ
vừa và nhỏ, dẫn đến các yếu tố vĩ mô vốn không được thông báo một cách rộng rãi và cập nhật liên tục như dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam sẽ khó có thể trực tiếp gây ảnh hưởng đến tâm lý của người tham gia thị trường. Tuy vậy, nhóm nghiên cứu vẫn đưa dự trữ ngoại hối làm một yếu tố vĩ mô có mối liên hệ đến chênh lệch tỉ giá giữa 2 thị trường do việc điều chỉnh mức dự trữ ngoại hối của NHNN có liên quan mật thiết đến việc thiết lập tỉ giá hối đoái chính thức tại một thời điểm cũng như mối quan hệ giữa 2 tỉ giá tại thời điểm đó.
Theo số liệu của NHNN, cho đến tháng 7/2011, NHNN Việt Nam đã mua vào gần 5 tỉ USD dự trữ ngoại hối, một động thái chưa từng có từ năm 2008 cho đến 5/2011, giai đoạn tỉ giá bất ổn với độ chênh lệch giữa 2 thị trường ở mức cao. Ngược lại, khi mức dự trữ của Việt Nam bị đánh giá ở mức không an toàn (không đủ 8 tuần nhập khẩu ròng – IMF), tổng mức dự trữ ngoại hối được kỳ vọng sẽ tăng lên thông qua động thái mua vào ngoại hối (đặc biệt là USD) của NHNN. Khi đó, tỉ giá hối đoái chính thức được kỳ vọng sẽ điều chỉnh nhằm hỗ trợ làm giảm chi phí cho quá trình tăng mức dự trữ cũng như làm tăng độ ổn định của thị trường. Vì vậy, mức dự trữ ngoại hối cũng phản ánh một phần những định hướng và hành động tiếp theo của NHNN liên quan tới tỉ giá hối đoái. Trên cở sở này, có thể thấy việc đưa biến dự trữ ngoại hối (ở dạng ) vào xem xét không chỉ có ý nghĩa về mặt thông kê mà còn giúp tăng khả năng dự báo dựa vào mô hình đã ước lượng.