Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu LV ths đại diện giữa vợ và chồng theo quy định pháp luật hiện hành (Trang 49 - 58)

I. NHU CẦU KHÁCH QUAN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ

2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng

Thnht, pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa lợi ích

của các chủ thể, của gia đình và xã hội.

Hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng không chỉ đáp ứng quyền lợi hợp pháp của vợ và chồng, của gia đình, của người thứ ba trong quan hệ kinh tế nói chung, giao dịch

dân sự nói riêng mà còn tạo khung pháp lý cần thiết cho việc vợ chồng tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm của cải cho gia đình và xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường với các cơ hội sản xuất kinh doanh ngày càng rộng mở, nên các quy định của đại diện giữa vợ và chồng được hoàn thiện phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa lợi ích của các chủ thể trong gia đình cũng như xã hội. Các lợi ích đó là:

Lợi ích của các chủ thể khác trong xã hội khi tham gia giao dịch có đại diện giữa vợ và chồng là các cá nhân, tổ chức bằng hành vi của mình hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức tham gia xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch dân sự, thương mại, liên quan đến tài sản chung, riêng của cá nhân người đại diện của vợ và chồng. Khi tham gia giao dịch dân sự với các chủ thể là người đại diện theo pháp luật cũng như theo ủy quyền của vợ và chồng, các chủ thể khác này đều hướng tới những lợi ích về vật chất và tinh thần nhất định. Chính vậy việc đảm bảo các lợi ích này hài hòa với lợi ích của vợ chồng mới là cơ sở lâu dài cho sự phát triển của chế định đại diện giữa vợ và chồng trong giao lưu dân sự. Họ tham gia vào giao dịch dân sự với một bên vợ hoặc chồng là mong muốn có những lợi ích nhất định. Lợi ích này về có thể là tinh thần và cũng có thể là lợi ích vật chất nhất định. Những lợi ích này phải là chính đáng, được pháp luật hiện hành công nhận. Việc đảm bảo lợi ích hài hòa cho người thứ ba khi giao dịch là việc không thể xem qua vì họ cũng là một chủ thể của quan hệ pháp luật, nếu lợi ích của họ không được đảm bảo về mặt pháp lý thì việc họ từ chối giao dịch sẽ xảy ra. Và khi ấy giao lưu dân sự trong xã hội sẽ không được hanh thông, hạn chế số lượng lớn giao dịch dân sự.

Các chủ thể tiếp theo là các cá nhân, người thân trong chính gia đình vợ chồng người đại diện. Bên cạnh vợ chồng còn các mối quan hệ khác có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống vợ chồng. Các mối quan hệ này đôi khi còn là động lực, mục đích của vợ chồng khi tham gia vào các giao lưu dân sự. Tuy nhiên để giải quyết hài hòa các lợi ích chính đáng này của các bên chủ thể thì pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng phải đảm bảo được lợi ích của các bên sao cho hài hòa và để các bên được thực hiện hết khả năng cũng như được trả công xứng đáng cho các bên khi khi tham gia quan hệ dân sự, thương mại. Việc quy định pháp luật giải quyết một cách thỏa đáng cho các bên có lợi ích đối lập nhau là vô cùng khó, tuy nhiên ở một mức độ nào đó việc quy định là cần thiết để các bên tùy khả năng và tự do lựa chọn cách thức thực hiện giao dịch, tạo sự bình đẳng về pháp luật cho các chủ thể. Các chủ thể trong xã hội luôn được bình đẳng về lợi ích trước pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng. Các chủ thể này có quyền tham tham gia đầy đủ của đại diện đối tượng bị quản lý, đạo luật được ban hành đã tính đến đầy đủ các yếu tố, lợi ích của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Bởi lẽ, nhiều khi có chính sách đúng đắn, nhưng chưa chắc sự luật hóa chính sách đã là những giải pháp phản ánh đúng nhu cầu của xã hội, phù hợp với thực tiễn.

Lợi ích tiếp theo là của chính vợ và chồng khi tham gia vào quan hệ đại diện. Đây sẽ là mục đích chính của vợ chồng. Lợi ích này bao giờ cũng là tốt nhất cho vợ chồng. Chính bởi vậy khi tham gia vào giao dịch đôi khi vợ chồng không thấy được lợi ích của người thứ ba. Đây chính là điểm yếu nhưng lại là mấu chốt khi giải quyết các tranh chấp về đại diện giữa vợ và chồng. Thêm nữa, lợi ích của vợ chồng nhiều khi thống nhất là một nhưng đặc biệt lại thống nhất cả lợi ích của cả gia đình. Chính bởi vậy việc quy định hài hòa lợi ích của vợ chồng và gia đình nhưng không thể xâm phạm lợi ích của bên thứ ba khi tham gia giao dịch là điều cần thiết.

Thhai, pháp luật về đại diện gữa vợ và chồng phải đảm bảo mối tương quan với các văn

bản pháp luật chuyên ngành khác.

Hiện nay, theo quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình nhằm bảo vệ, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng và gia đình đã có những điều luật quy định rõ những trường hợp nào được đại diện và trường hợp nào không được đại diện để tránh việc tẩu tán tài sản. Nhưng trong khi đó các quy định của các ngành luật khác như thương mại, Luật Doanh nghiệp, ngân hàng lại không có sự tương đồng như vậy. Chẳng hạn khi thành lập doanh nghiệp không cần có ủy quyền của vợ chồng cho một bên dùng tài sản đầu tư kinh doanh,

hoặc ngân hàng cho gửi tiền hoặc thế chấp sổ tiết kiệm không cần sự ủy quyền hoặc văn bản về việc đại diện của vợ chồng. Như vậy việc lợi dụng quyền hạn của người đại diện sẽ xảy ra đi kèm theo với nó là hệ lụy khi mục đích không phù hợp dẫn đến việc tranh chấp xảy ra. Việc các chủ thể đứng ở các góc độ khác nhau để viện dẫn các quy định pháp luật đảm bảo cho lợi ích của họ dấn đến mâu thuẫn về lợi ích cũng như xung đột pháp luật. Chính bởi vậy yêu cầu phải có hệ thống pháp luật mang tính định khung để đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật cũng như đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.

Trước thực tế kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều thay đổi so với thời kỳ những năm 1980 - 1990. Gia đình không còn bó hẹp với chức năng duy trì cuộc sống của các thành viên, mà thực sự đã tham gia tích cực vào nền kinh tế - xã hội. Tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình về đại diện mới chỉ quan tâm đến tài sản của vợ chồng như là một khối trong tình trạng "tĩnh", không vận động, mà chưa đề cập đến tài sản của vợ chồng khi tham gia quan hệ đại diện ở trạng thái "động" có nghĩa là các tài sản này được đưa vào đầu tư kinh doanh. Chính bởi vậy các quy phạm pháp luật khó có thể điều chỉnh được các tranh chấp này. Thực tiễn cho thấy hầu như không thể xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng khi vợ chồng dùng tài sản riêng để đầu tư kinh doanh trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi đó kéo theo sự phức tạp trong việc xác định tài sản mà nguồn gốc lại là các khoản hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Bên cạnh đó việc điều chỉnh khác nhau giữa các văn bản pháp luật của các ngành luật chuyên ngành dẫn đến ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của vợ chồng về tài sản. Nếu đảm bảo Luật Hôn nhân và gia đình thực hiện tốt thì lại ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Bởi những quan hệ kinh tế đòi hỏi vợ, chồng phải có những quyết định nhanh nhạy, nhưng muốn vậy họ phải chủ động về tài sản. Chúng tôi cho rằng, Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành chưa theo kịp diễn biến của những quan hệ kinh tế, dân sự hiện nay. Nếu vợ, chồng thực hiện đúng theo quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình thì trong nhiều trường hợp, họ sẽ bỏ lỡ những cơ hội làm ăn. Như vậy sẽ là thiệt thòi lớn cho nên kinh tế nói chung và kinh tế gia đình nói riêng. Ngược lại, thực hiện tốt pháp luật của các luật chuyên ngành khác thì vô hình chung pháp luật Hôn nhân và gia đình lại không được tôn trọng. Chính vậy đòi hỏi pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng nằm trong mối tương quan với pháp luật chuyên ngành khác là cần thiết.

Thba, pháp luật về đại diện gữa vợ và chồng phải đảm bảo tính khả thi trong xu thế hội

nhập và phát triển. Hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là tiến trình tham gia quá trình toàn cầu hóa kinh tế, đó là quá trình hợp tác trên cơ sở có đi có lại, trong đó các quốc gia dành cho nhau sự đối xử ưu đãi nhất định dựa trên cơ sở tôn trọng, chấp nhận các luật lệ và tập quán quốc tế; cũng như luật pháp của nhau mà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tham dự phân công, hợp tác quốc tế, tạo điều kiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước với bên ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thể được trong quan hệ kinh tế quốc tế. Đây cũng là một nhu cầu tất yếu trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng như việc giao lưu văn hóa giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước dựa trên những nguyên tắc nhất định đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa thì khi hòa nhập ta cũng có tiếng nói riêng của mình là định hướng hoàn toàn đúng phù hợp với sự phát triển của thời đại. Theo nghiên cứu của PGS.TS Hà Thị Mai Hiên về những phát triển mới của hệ thống pháp luật Việt Nam trong giai đoạn 2004-2009 thì:

Tt ccác văn bn pháp lut được Nhà nước Vit Nam ban hành trong thi gian qua

đều thhin nguyên tc tôn trng các cam kết, các Điu ước quc tế. Mt khác, shp tác

quc tế trong xây dng pháp lut, stiếp nhn nhng giá tr, tinh hoa ca nhân loi trong

xây dng pháp lut trên cơ sở đảm bo shài hòa gia văn hóa truyn thng và hin đại là

pháp lut". Trong nhng năm qua, các đạo lut đã thhin vic ưu tiên xây dng các văn

bn pháp lut và các thiết chế bo vnn kinh tế độc

lp tchtrong quá trình hi nhp kinh tế quc tế. Vit Nam đã khn trương hoàn

thin pháp lut theo yêu cu gia nhp WTO, thc hin các cam kết vi ASEAN, tham gia đầy

đủ vào AFTA năm 2006, phê chun Hiến chương ASEAN, tiến ti cng đồng kinh tế châu Á

vào năm 2020 [11].

Như vậy để thấy rằng với tính chất toàn cầu hóa Việt Nam ngày càng xâm nhập vào nền kinh tế thế giới một cách vững chãi chính bởi do nhu cầu vận động của xã hội một cách tự nhiên và hoàn toàn khách quan.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng việc tiếp tục xem xét, và hoàn thiện pháp luật theo kịp sự vận động khách quan của khu vực và thế giới là cần thiết. Bởi trên thực tế vẫn có sự chênh lệch lớn giữa hệ thống pháp luật hiện hành của chúng ta so với hệ thống pháp luật trên thế giới. Đó chính là tính ổn định của các quy phạm pháp luật mà kỹ thuật lập pháp của chúng ta cần phải rút kinh nghiệm. Hơn nữa trên thực tế trong bối cảnh giao lưu dân sự rộng mở, việc quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển. Đây chính là thực tế đặt ra khi các quan hệ đại diện giữa vợ và chồng có yếu tố nước ngoài đã xuất hiện và ngày càng phát triển theo xu thế của thời đại. Pháp luật Việt Nam hiện hành về đại diện vợ chồng không chỉ đáp ứng về hội nhập trong khu vực mà còn nhiều trường phái pháp luật trên thế giới. Tuy nhiên dù ở lĩnh vực nào pháp luật cũng giải quyết được khi kết hợp hài hòa lợi ích của các chủ thể khác nhau trong quan hệ pháp luật cũng như việc lấy quyền con người làm cơ sở dựng pháp luật. Đây chính nguyên tắc để xây dựng một nền pháp luật đảm bảo cho các hoạt động kinh tế xã hội

diễn ra một cách có trật tự và phát triển bền vững.

Thnht, về quy định độ tuổi của người vợ chưa thành niên khi tham gia quan hệ đại diện

giữa vợ và chồng. Tại chương 2 của luận văn này đã phân tích kỹ về trường hợp này trong từng tình huống pháp lý cụ thể. Mặc dù đây không phải là vấn đề lớn trong pháp luật hiện hành, tuy nhiên vẫn là những bất cập khi thực thi pháp luật tại Việt Nam. Việc quy định không thống nhất này sẽ dẫn đến những sai sót đáng tiếc trong việc áp dụng pháp luật cũng như việc tôn trọng pháp luật ở đất nước ta. Theo chúng tôi việc quy định theo hướng pháp

luật của Nhật Bản là hết sức hợp lý. Theo đó, quy định bổ sung "Người chưa thành niên mà

kết hôn thì được coi là đã thành niên" ở chương III quy định Quan hvchng trong Luật

Hôn nhân và gia đình năm 2000. Giải quyết được vấn đề này pháp luật Việt Nam khi đó ta sẽ không bị rơi vào hoàn cảnh lửng lơ không rõ ràng không thống nhất giữa Luật dân sự và Luật Hôn nhân và gia đình như phân tích trong chương 2. Đây sẽ là một hướng mới trong khi sửa đổi Bộ luật Dân sự của chúng ta. Hơn nữa theo kinh nghiệm của Nhật Bản quy định về sự kiện kết hôn đánh dấu bước trưởng thành cả thể chất và tinh thần của người chưa thành niên khi tham gia vào quan hệ hôn nhân.

Hơn nữa, tại đất nước Nhật Bản khi một người chưa hành niên muốn tham gia vào quan hệ hôn nhân thì buộc phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ, không loại trừ những trường hợp người vị thành niên không có cha mẹ. Như vậy điều kiện đảm bảo cho mọi hành vi của người chưa đủ tuổi thành niên là cha mẹ họ. Đặc biệt sau khi kết hôn thì người này đương nhiên được công nhận là người thành niên, không còn sự bao bọc của cha mẹ trước pháp luật chính bởi vậy tự họ sẽ phải thận trọng và có trách nhiệm trong các quyết định của mình. Nên chăng pháp luật Việt Nam cũng quy định điều này để thấy rõ hơn trách nhiệm của cha mẹ (người giám hộ) đối với con cái của mình hoặc những người mình chịu trách nhiệm giám hộ.

Như vậy vừa tránh việc phải sửa Bộ luật Dân sự trong vấn đề này mà lại đảm bảo việc quy định thống nhất trong pháp luật Hôn nhân và gia đình và cũng phù hợp với tình hình thực tiễn ngày nay hơn.

Thhai, về quy định thời hiệu có hiệu lực của quyết định tuyên bố một người mất năng lực

hành vi của các cơ quan thực thi pháp luật cần xác định rõ thời điểm có hiệu lực của quyết định. Vì trên thực tế khi có kết quả giám định về tình trạng mất năng lực hành vi của một người thì không phải ngay lập tức những người có quyền và lợi ích liên quan đề nghị với Tòa án tuyên bố một người là mất năng lực hành vi. Hoặc có hiểu biết cũng như có sự hỗ trợ pháp lý thì cũng phải mất một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự thì Tòa án mới có thể ra được quyết định tuyên bố một người là mất năng lực

Một phần của tài liệu LV ths đại diện giữa vợ và chồng theo quy định pháp luật hiện hành (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)