Căn cứ pháp lý của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng

Một phần của tài liệu LV ths đại diện giữa vợ và chồng theo quy định pháp luật hiện hành (Trang 35 - 39)

II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN GIỮA

1.Căn cứ pháp lý của việc đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng

1.1.Chủ thể đại diện trong quan hệ đại diện giữa vợ và chồng

"Vchng có thể ủy quyn cho nhau xác lp, thc hin và chm dt các giao dch

mà theo quy định ca pháp lut phi có sự đồng ý ca cvchng; vic y quyn phi được

lp thành văn bn" [18, Khoản 1, Điều 24]. Có nghĩa là vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau

để thực hiện các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật. Việc ủy quyền phải tuân thủ các quy định về đại diện theo ủy quyền của pháp luật dân sự Việt Nam được quy định cụ

thể: "Đại din theo y quyn là đại din được xác lp theo sự ủy quyn gia người đại din

và người được đại din" [22, Khoản 1, Điều 142]. (Đại diện theo ủy quyền trong pháp luật

về tố tụng dân sự không nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này).

Theo đó, khi hai bên (bên đại diện và bên được đại diện) hay (bên được ủy quyền và bên ủy quyền) thiết lập một quan hệ ủy quyền đồng thời thiết lập một quan hệ hợp đồng với tính chất là sự thỏa thuận giữa các bên, bên được ủy quyền (người đại diện) có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền (được đại diện). Bên ủy quyền (người được đại diện) phải trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong quan hệ đại diện theo ủy quyền, người được ủy quyền thay mặt người ủy quyền thực hiện một số hành vi nhất định làm phát sinh hậu quả pháp lý liên quan đến quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc lợi ích của người đã ủy quyền trong phạm vi ủy quyền. Vì vậy, xét về mặt bản chất pháp lý, quan hệ đại diện theo ủy quyền luôn tồn tại hai quan hệ:

1) Quan hệ giữa người đại diện và người được đại diện. Trong quan hệ này

người đại diện theo ủy quyền có nghĩa vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi ủy quyền. Người đại diện (được ủy quyền) phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ của mình mà không được ủy quyền lại cho người khác trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; Người được đại diện sẽ nhận được kết quả nhất định phát sinh từ việc người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và phải trả thù lao theo quy định hoặc theo thỏa thuận cho người thực

hiện giao dịch "hộ", "thay" mình.

2) Quan hệ giữa người đại diện theo ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch.

Người đại diện với tư cách của người được đại diện giao kết hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba. Người đại diện theo ủy quyền lúc này có những quyền và nghĩa vụ nhất định với bên thứ ba của giao dịch.

Như vậy, đối với trường hợp vợ chồng đại diện cho nhau trong giao dịch dân sự đặt ra vấn đề tư cách chủ thể của người đại diện và người được đại diện tồn tại mối quan hệ đặc biệt với nhau đó là quan hệ hôn nhân. Như ta đã biết đây là một quan hệ đặc biệt trong xã hội, các giao dịch liên quan đến quan hệ này chiếm phần lớn trong các giao dịch của xã hội. Việc vợ chồng đại diện cho nhau trong giao dịch dân sự luôn được pháp luật ủng hộ và công nhận. Với tư cách là người đại diện theo ủy quyền thì vai trò của người đại diện và người được đại diện đôi khi thống nhất với nhau. Một người thể hiện cả hai tư cách này trong quan hệ ủy quyền không phải là sự chồng chéo mà đó là tư cách đặc biệt chỉ có trong quan hệ hôn nhân. Sự ủy quyền này nhiều lúc là đương nhiên, mặc nhiên được thừa nhận do tính chất hôn nhân đem lại nên nhiều khi không có sự phân định rõ ràng tư cách chủ thể ai là người đại diện và ai là người được đại diện trong quan hệ vợ chồng. Đặc thù này có được chính bởi sự thống nhất ý chí cũng như lợi ích của cả vợ và chồng khi xác lập giao dịch dân sự. Bên cạnh đó đối tượng tham gia giao dịch còn là tài sản chung của vợ chồng. Bởi vậy trong giao dịch dân sự tư cách người đại diện và người được đại diện nhiều khi không cần phân biệt rõ vì nó không thật cần thiết. Sự phân biệt này chỉ có tác dụng khi đại diện theo ủy quyền của vợ và chồng liên quan đến tài sản thuộc quyền sở hữu riêng, hoặc tài sản thuộc sở hữu chung mà một bên xác lập, thực hiện giao dịch mà không có sự đồng ý của bên kia hoặc không thể hiện rõ ràng.

Chính xuất phát từ quan hệ đại diện giữa vợ và chồng theo ủy quyền còn đảm bảo mối quan hệ giữa người đại diện theo ủy quyền và người thứ ba trong giao dịch. Trong đại diện theo ủy quyền giữa hai cá nhân không phải là vợ chồng thì quan hệ này cần được xác định rõ vì nó còn liên quan đến trách nhiệm của người đại diện với bên thứ ba trong khi thực hiện giao dịch. Cụ thể là trong trường hợp pháp luật quy định đối với người không có quyền đại diện mà thực hiện quyền đại diện sẽ dẫn đến hậu quả người này phải thực hiện nghĩa vụ đối với người giao dịch. Nhưng đối với đại diện giữa vợ và chồng thì tư cách đại diện luôn được xác định chính bởi quan hệ hôn nhân nên bên thứ ba thường không quan tâm đến vấn đề này khi tham gia giao dịch với một bên vợ chồng.

Người đại diện theo ủy quyền là cá nhân có thể là người "từ đủ mười lăm tuổi đến

chưa đủ mười tám tuổi" [22, Khoản 2 Điều 143].

Như vậy, khi vợ chồng là đại diện cho nhau thực hiện các giao dịch dân sự sẽ có duy nhất trường hợp người vợ đủ tuổi kết hôn nhưng chưa đủ 18 tuổi sẽ là chủ thể của quan hệ pháp luật đại diện theo ủy quyền. Trong trường hợp này, đặt ra vấn đề nếu giao dịch phải do người từ 18 tuổi trở lên mới được tham gia thì người vợ chưa thành niên được người chồng ủy quyền có được thực hiện giao dịch không?

Tóm lại điều kiện về tư cách chủ thể trong đại diện có ủy quyền là một trong những điều kiện xác định đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật.

1.2.Phạm vi đại diện trong đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng

Phạm vi đại diện là giới hạn quyền, nghĩa vụ theo đó người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự đối với người thứ ba. Theo quy định của pháp luật về phạm vi đại diện thì: "Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập theo sự ủy quyền" [22, Khoản 2 Điều 144] như vậy có nghĩa "người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện" [22, Khoản 3 Điều 144]. Người đại diện theo ủy quyền còn phải có nghĩa vụ "thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình" [22, Khoản 4 Điều 144].

Từ khái niệm trên về phạm vi đại diện theo ủy quyền chúng ta thấy có sự khác biệt với đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật có quyền thực hiện mọi giao dịch dân sự

vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Còn người đại diện theo ủy quyền chỉ có quyền giao dịch và trong phạm vi được ủy quyền. Nếu vượt quá giới hạn ủy quyền này thì phần vượt quá không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối. Trong trường hợp người được đại diện không đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện. Như vậy việc xác định phạm đại diện là việc rất quan trọng, nếu như người đại diện không muốn tự mình phải chịu trách nhiệm với giao dịch mình đã xác lập, thực hiện "hộ" người được đại diện.

Cũng như vậy khi vợ chồng đại diện cho nhau theo ủy quyền sẽ giới hạn phạm vi đại diện. Chồng đại diện cho vợ và ngược lại trong các giao dịch dân sự như thế nào thì bị giới hạn? Ta thấy rằng hàng ngày với rất nhiều giao dịch dân sự diễn ra xung quanh đời sống hôn nhân nhưng không phải bất cứ giao dịch nào cũng là đối tượng điều chỉnh của quan hệ đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng. Các giao dịch dạng như vợ thay mặt chồng đến dự đám cưới của bạn chồng, chồng đi công tác xa làm giấy ủy quyền cho vợ mình đến nhận bằng tốt nghiệp đại học trong lễ trao bằng tốt nghiệp đại học... và các dạng ủy quyền như vậy của vợ và chồng không phải là đối tượng điều chỉnh của quan hệ đại diện theo ủy quyền của pháp luật Hôn nhân và gia đình.

Vậy những giao dịch như thế nào được pháp luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh trong đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng? Đó sẽ là những giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Có nghĩa các giao dịch này là các giao dịch có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn của vợ chồng (Điều 28 Luật Hôn nhân gia đình) hoặc tài sản thuộc sở hữu riêng vợ, chồng nhưng đã được đưa vào sử dụng chung, mà hoa lợi, lợi tức là nguồn sống duy nhất của gia đình (Khoản 5 Điều 33).

Theo quy định trên ta cũng có thể hiểu khi vợ chồng thống nhất ủy quyền cho nhau thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ chồng cũng sẽ được thực hiện nếu như có sự nhất trí của cả vợ và chồng. Khi đó hành vi giao dịch do một bên vợ (chồng) thực hiện theo ý chí của người chồng (vợ) kia sẽ làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được đại diện. Và giao dịch được thực hiện trong phạm vi ủy quyền thì người được đại diện sẽ phải chịu trách nhiệm cá nhân về hậu quả của giao dịch bằng tài sản riêng của mình.

Như vậy, vợ chồng sẽ là đại diện cho nhau trong các giao dịch mà theo quy định của pháp luật phải có sự nhất trí của cả vợ và chồng thì mới áp dụng pháp luật về đại diện theo ủy quyền giữa vợ và chồng.

1.3.Hình thức văn bản ủy quyền của đại diện giữa vợ và chồng

Về hình thức của ủy quyền, thì "Hình thức ủy quyền do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản" [22, khoản 2, Điều 142]. Nhưng theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình việc ủy quyền giữa vợ

và chồng trong các giao dịch dân sự mà cần phải có sự nhất trí của hai vợ chồng "phi được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lp thành văn bn". Quy định đã giới hạn hình thức đại diện của vợ chồng trong giao dịch

pháp luật dân sự. Như vậy văn bản thỏa thuận của vợ chồng trong đại diện giữa vợ và chồng sẽ được xác định như thế nào, bởi đây chính là căn cứ pháp lý để xác định phạm vi ủy quyền, nghĩa vụ của người được ủy quyền, đồng thời xác định trách nhiệm dân sự của người ủy quyền hoặc người được ủy quyền khi tham gia vào quan hệ tố tụng dân sự?

Về hình thức của việc ủy quyền bằng văn bản thì hiện nay có hai hình thức đó là Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền. Có thể hiểu, Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền do chủ thể bằng hành vi pháp lý đơn phương thực hiện, trong đó ghi nhận việc người ủy quyền chỉ định người được ủy quyền đại diện mình thực hiện một hoặc nhiều công việc trong phạm vi quy định tại Giấy ủy quyền. Tuy nhiên, khác với Hợp đồng ủy quyền được quy định cụ thể và định nghĩa rõ ràng (Mục 12 Chương XVIII Bộ luật Dân sự2005), Giấy

ủy quyền lâu nay chỉ được thừa nhận mà chưa có quy định cụ thể. Xét về hình thức nó là một loại "giấy tờ" "văn bản"; về bản chất nó là một giao dịch dân sự. Bởi vì theo quy định thì "Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự" [22, Điều 121]. Việc lập Giấy ủy quyền thể hiện đầy đủ đặc tính của giao dịch dân sự được định nghĩa ở trên.

Nhưng một vướng mắc pháp lý đặt ra là hiện nay chưa có quy định cụ thể để xác định cơ quan có thẩm quyền xác nhận Giấy ủy quyền. Trên thực tế, một số người dân khi đến để chứng thực chữ ký vào Giấy ủy quyền ở một số Ủy ban nhân dân xã, phường đã bị từ chối, còn một số phường, xã khác vẫn chứng thực chữ ký vào Giấy ủy quyền. Trong khi đó, các Phòng công chứng luôn nhận công chứng Giấy ủy quyền khi được yêu cầu. Theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 5, Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt. Trong khi đó, Luật Công chứng có hiệu

lực từ ngày 01/7/2007 quy định: "Công chng là vic công chng viên chng nhn tính xác

thc, tính hp pháp ca hp đồng, giao dch khác bng văn bn mà theo quy định ca pháp

lut phi công chng hoc cá nhân, tchc tnguyn yêu cu công chng" [24].

Như vậy, theo các quy định trên thì có thể hiểu các tổ chức hành nghề công chức có thẩm quyền công chứng Giấy ủy quyền bởi vì đó là một giao dịch dân sự. Tuy nhiên, tại một số xã, phường nếu chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền với tính chất là chứng thực chữ ký trong các "văn bản", "giấy tờ" thì vẫn phù hợp với quy định tại Nghị định 79/2007/NĐ-CP như đã viện dẫn. Như vậy, cùng một Giấy ủy quyền nhưng nếu được chứng thực (chữ ký) thì giá trị pháp lý có gì khác với việc Giấy ủy quyền đó được công chứng (chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch)?

Ta thấy rõ ràng có sự khác biệt về hình thức văn bản của hành vi ủy quyền. Để xác lập quan hệ ủy quyền, trong nhiều trường hợp pháp luật bắt buộc phải có sự công chứng, chứng thực của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý. Việc vợ và chồng ủy quyền cho nhau thực hiện một giao dịch nào đó thì hình thức văn bản nào là phù hợp, thuận tiện cho việc thực hiện quyền năng của công dân cũng như thực hiện các chức năng của gia đình. Nhưng loại văn bản ủy quyền là phù hợp cho việc đại diện giũa vợ và chồng? Những vướng mắc đó chưa được giải quyết bằng các quy định cụ thể của pháp luật, nên trong nhiều trường hợp người dân không nắm rõ được rằng cùng một hành vi (viết Giấy ủy quyền), nhưng giá trị pháp lý như thế nào nếu được chứng thực hoặc công chứng. Tuy nhiên với quan hệ vợ chồng thì việc ủy quyền sẽ như thế nào, vì đây là quan hệ đặc biệt bản thân quan hệ hôn nhân đã là sự đảm bảo đáng kể cho tư cách chủ thể của vợ và chồng trong giao lưu dân sự, vậy thì hình thức ủy quyền nào là phù hợp hơn cả cho quan hệ hôn nhân cũng như đáp ứng được sự kịp thời của giao lưu dân sự? Giấy ủy quyền là một hình thức đại diện ủy quyền giữa vợ và chồng do một bên vợ hoặc chồng thực hiện bằng cách chỉ định người đại diện cho mình là vợ hoặc chồng mình thực hiện một hay một số công việc trong phạm vi ủy quyền.

Như vậy, việc lập giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền hay một loại văn bản khác trong hành vi ủy quyền có thể tùy vợ, chồng thỏa thuận nhằm đáp ứng một cách nhanh nhất trong giao lưu. Tuy nhiên để đảm bảo tính hợp pháp và tránh cho các tranh chấp sau này thì việc quy

Một phần của tài liệu LV ths đại diện giữa vợ và chồng theo quy định pháp luật hiện hành (Trang 35 - 39)