II. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN GIỮA
2. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với tư cách là người đại diện theo ủy quyền
2.1. Vợ, chồng đại diện cho nhau trong việc thực hiện các giao dịch liên quan đến tà
sản chung có giá trị lớn, tài sản là nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc dùng tài sản đầu tư kinh doanh
"Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung
có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư
kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận" [18, Khoản 3 Điều 28].
Đây là các giao dịch trong lĩnh vực dân sự, thương mại được pháp luật dân sự, thương mại điều chỉnh. Khi người vợ hoặc chồng tham gia giao dịch này với tư cách cá nhân, một chủ thể độc lập mà không cần quan tâm đến tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật cũng như nguồn gốc tài sản từ đâu. Ví dụ Luật Doanh nghiệp không có quy định cụ thể về nguồn gốc của phần vốn góp vào doanh nghiệp, hay Luật Dân sự không có quy định đòi hỏi người tham gia giao dịch có giá trị lớn phải biết giao dịch đó thực hiện bằng tài sản nào? Trong khi đó điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực pháp lý của giao dịch cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các bên liên quan.
Tuy nhiên với tính chất đặc biệt của hôn nhân nên việc pháp luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh với ý nghĩa khác đó là quan hệ tài sản giữa vợ và chồng trong các giao dịch loại này. Chính bởi vậy việc xác định ý chí, mục đích và loại tài sản đưa vào giao dịch chính là những căn cứ để xác định trách nhiệm tài sản của vợ chồng khi một bên tham gia giao dịch với tư cách đại diện theo ủy quyền của vợ hoặc chồng mình mà "Trong pháp luật Việt Nam chưa có các quy định làm cầu nối, làm cơ sở pháp lý để giải quyết vấn đề này giữa các ngành luật" [13]...
Như vậy, để xác định khái niệm "tài sản chung có giá trị lớn" như thế nào là vấn đề không dễ trong điều kiện xã hội hiện nay. Nhưng trong luật cũng như các quy định hướng dẫn cũng không quy định như thế nào là tài sản có giá trị lớn, như vậy việc hiểu và áp dụng luật sẽ
phụ thuộc vào thực tế đời sống xã hội nói chung cũng như mặt bằng chung của từng địa phương và của thẩm phán. Nhưng ta cũng có thể hiểu rằng tài sản có giá trị lớn là khi những giao dịch liên quan đến tài sản đó có ảnh hưởng đến khối tài sản chung của gia đình. Bất kể giao dịch nào liên quan đến tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn đều phải có sự thống nhất của vợ chồng. Và khi đó vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau thực hiện các giao dịch đó và phải thể hiện bằng văn bản.
Tuy nhiên trên thực tế khi vợ (chồng) đại diện cho nhau theo ủy quyền để thực hiện một giao dịch dân sư, thương mại thường thực hiện bằng lời nói,
hoặc không thể hiện ý chí rõ ràng mà giá trị tài sản giao dịch không hề nhỏ thì việc thể hiện sự đồng ý của vợ chồng trong giao dịch này lấy gì làm căn cứ? Ví dụ: A là chồng của B. A đến cửa hàng của C mua 1 ô tô trị giá 200 triệu. Khi biết B không phản đối. Như vậy việc xác lập giao dịch này được coi như sự ủy quyền ngầm của hai vợ chồng, mặc nhiên thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch mặc dù không có văn bản nào xác nhận việc ủy quyền của chị B cho anh A trong việc xác lập giao dịch mua bán ô tô. Nhưng sẽ là phức tạp khi chị B phản đối việc mua ô tô của anh A vì chị cho rằng việc xác lập giao dịch không có sự đồng ý của chị. Theo quy định của pháp luật trong trường hợp này giao dịch sẽ bị tuyên vô hiệu. Các bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận, quay lại tình trạng ban đầu. Tuy nhiên buộc C nhận lại chiếc ô tô có trị giá 200 triệu hầu như không có tính khả thi. Vì thực chất C muốn ô tô và đã bán được ô tô nên không bao giờ C muốn nhận lại ô tô và trả tiền vì việc bán ô tô này còn liên quan đến pháp luật về Thuế, về tình trạng kinh doanh của C. Hơn nữa C không biết và không buộc phải biết việc dùng 200 triệu để mua ô tô đã có sự thống nhất của vợ chồng A, B hay không. Nếu buộc C phải trả lại tiền và nhận lại ô tô thì dẫn đến tình trạng không ổn định trong giao lưu dân sự. Như vậy, việc đại diện của vợ chồng diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội vượt qua sự kiểm soát của quy định pháp luật. Tuy nhiên sẽ là khó xác định khi tranh chấp xảy ra và xác định việc đại diện này có hợp pháp hay không? Lúc này hình thức nào là tốt nhất cho sự thể hiện ý chí thống nhất của vợ chồng? Liệu vợ hoặc chồng đòi hủy giao dịch vô hiệu có được chấp nhận không, và thiệt hại của người bán hàng là phải nhận lại ô tô và trả lại tiền có được chấp nhận? Hay người mua những tài sản lớn nhất thiết phải đưa ra văn bản thể hiện sự thống nhất của vợ hoặc chồng khi mua tài sản có giá trị lớn? Tiếp theo nữa việc giao dịch do một bên vợ chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn là những giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu …cũng rất khó xác định sự thỏa thuận của vợ chồng trong các giao dịch. Với các giấy tờ không được phép tham gia lưu thông chuyển nhượng trên thị trường mà chỉ được chuyển quyền sở hữu với những điều kiện nhất định (Điều 99 Luật Doanh nghiệp 2005) thì việc xác định tư cách chủ thể trong đại diện theo ủy quyền còn dễ dàng. Nhưng đối với các loại giấy tờ có giá khác với tính chất chuyển nhượng dễ dàng như cổ phiếu chứng khoán thì việc xác định tư cách đại diện cũng như việc thống nhất ý chí của hai vợ chồng khi tham gia giao dịch là vô cùng khó khăn. Trên thực tế bên mua không cần quan tâm đến độ rủi ro khi tham gia giao dịch rằng hợp đồng mua bán của mình liệu có bị vô hiệu? Và cũng thật khó khăn khi tìm căn cứ để tuyên hợp đồng mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là vô hiệu vì khi tuân theo các thủ tục Tố tụng của pháp luật Việt Nam thì khối tài sản là cổ phiếu đó đã được đưa vào giao lưu đến vài chủ sở hữu khác rồi. Mà thực tế thì khối tài sản chung của vợ chồng này có giá trị không hề nhỏ. Chính bởi vậy ý kiến của một bên vợ chồng hầu như không mấy ai quan tâm và nếu có thì trên thực tế khi người vợ thực hiện quyền của mình thì hợp đồng đó đã được thực hiện. Vậy nên hành vi mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán liên quan đến tài sản chung mà bên kia biết thì phải coi như là mặc nhiên thừa nhận sự thỏa thuận trước của hai vợ chồng.
Như vậy có nghĩa trong những trường hợp này việc người vợ hoặc chồng mặc nhiên chấp nhận quy luật thị trường và việc có rủi ro thì cũng không thể áp dụng các quy định pháp luật về Hôn nhân và gia đình để bảo vệ mình. Việc người chồng dùng tài sản chung vào kinh doanh, hoa lợi từ việc kinh doanh là tài sản chung và tiếp tục được đầu tư kinh doanh nhưng trên thực tế không phải lúc nào người vợ cũng được hỏi ý kiến vì khi có được ý kiến của
người vợ thì cơ hội kinh doanh cũng không còn đặc biệt trong những lĩnh vực kinh doanh cần sự nhanh nhạy. Chính vì những lý do như vậy và để đảm bảo "hòa khí" trong gia đình thì người vợ hoặc chồng trong điều kiện nhất định cũng nên chấp nhận vì tài sản của mình đang được lưu thông trên thị trường và chồng hoặc vợ mình đang thay mặt gia đình để kinh doanh phục vụ nhu cầu của gia đình.
Trong đời sống xã hội không thiếu các giao dịch của một bên vợ chồng liên quan đến đại diện theo ủy quyền của vợ chồng liên quan đến tài sản quyền sử dụng đất ta cùng nghiên cứu bản án sau đây:
Bản án được tóm tắt như sau:
Vợ chồng chị Hoàng Thị Nga và anh Hoàng Quốc Mậu mua căn nhà ở đường
Nguyễn An Ninh năm 1998 sau đó cải tạo lại tổng cộng hết 50 cây vàng. Năm 1999 anh Mậu
đi lao động tại Libăng chị Nga làm thủ tục bán ngôi nhà này cho ông bà Đặng Tiến Lân và
Nguyễn Thị Hảo với giá 270 triệu. Trong hồ sơ vụ án (bút lục 52, 53) chị Nga đều viết "Bán
nhà có sự nhất trí của 3 mẹ con, chồng tôi không liên quan đến ngôi nhà này"... Tuy nhiên
sau khi thẩm tra và diễn biến tại phiên tòa thì thực chất ngôi nhà này là tài sản chung của vợ
chồng chị Nga anh Mậu. Việc chị Nga làm thủ tục bán nhà mà không có sự đồng ý của anh
Mậu là sai, và như vậy việc tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định hủy hợp đồng
mua bán nhà giữa chị Nga và vợ chồng Hảo -Lân ngày 7, 8/11/2000 là hoàn toàn có căn cứ,
đúng pháp luật. Và việc xem xét lại bản án của tòa Phúc thẩm- Tòa án nhân dân tối cao nhất
trí với cách giải quyết của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội về việc hủy hợp đồng mua bán
giữa chị Nga và ông bà Hảo Lân [27].
Tiếp theo cũng liên quan đến việc tài sản chung của vợ chồng mà một bên đại diện bán tài sản mà bên ký không biết hoặc biết mà không thể hiện ý chí. Nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Ông Lương Đình Việt và vợ là Đỗ Thị Ngãi năm 1994 mua của bà Vũ Thị Mai đất
thổ cư tại bản Sơn Viên, khu 2, thị trấn Phố Ràng, Bảo Yên. Việc mua bán đã làm đầy đủ thủ
tục qua chính quyền thị trấn. 29/11/2001, vợ anh thỏa thuận bán cho chị Trần Thị Thúy với
giá 20.000.000 đồng anh không biết và không ký giấy tờ gì. Tháng 04/2002 chị Thúy đổ đất
làm nhà thì anh mới biết và anh đề nghị được trả lại tiền và trả thêm 6.000.000 đồng tiền đổ
đất san nền vì anh không đồng ý bán. Nhưng vợ chồng chị Thúy không đồng ý trả lại tiền và
vẫn tiếp tục xây dựng nhà. Nay anh Việt yêu cầu không bán đất buộc chị Thúy anh Phương
phải tháo dỡ nhà và công trình trả lại đất cho anh. Còn chị Thúy yêu cầu nếu anh Việt muốn
lấy lại đất thì phải lấy cả nhà và bồi thường cho chị Thúy 200.000.000 đồng.
Tại bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/DSST ngày 21/7/2005 Tòa án nhân dân tỉnh
Lào Cai đã quyết định:
Tuyên bố giao dịch chuyển quyền sử dụng đất giữa chị Đỗ Thị Ngãi và chị Trần Thị
Thúy là giao dịch dân sự vô hiệu.Buộc chị Trần Thị Thúy phải trả lại toàn bộ 162,3 m2 đất
cho anh Lương Đình Việt và chị Đỗ Thị Ngãi, đồng thờichuyển giao quyền sở hữu toàn bộ
căn nhà…xây dựng trên lô đất 163,2 m2 mà chị Thúy phải trả cho anh Việt và chị Ngãi.
- Ngày 01 /8/2005 anh Lương Đình Việt có đơn kháng cáo
Tòa Phúc thẩm tại Hà Nội xem xét và quyết định Tòa án cấp sơ thẩm xác định hợp
đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa chị Ngãi với chị Thúy lập ngày 29/11/2001 là
hợp đồng vô hiệu là đúng vàkhông chấp nhận kháng cáo của ông Lương Đình Việt, giữ
nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 02/2005/ DSST ngày 21/7/2005 của Tòa án nhân dân tỉnh
Lào Cai bị kháng cáo [28].
Như vậy, cả hai vụ án trên đều chung hiện tượng tài sản chung của vợ chồng do một bên giao dịch, bên kia không biết hoặc biết nhưng không thể hiện ý chí và đều dẫn đến giao dịch bị vô hiệu. Đặt ra vấn đề người giao dịch có biết hoặc buộc phải biết tài sản mình đang giao dịch có phải là tài sản chung hay không, nếu biết thì việc thể hiện nhất trí giao dịch của vợ chồng có cần thể hiện bằng văn bản hay không? Và nếu việc mua bán có sự đồng ý của hai bên nhưng giao dịch chỉ có một người thì văn bản ủy quyền là hình thức nào hay cứ giao
dịch và cho đó là đại diện đương nhiên giữa vợ và chồng vì đây là quan hệ đặc biệt chỉ cần một người giao dịch là đủ vì họ đã thể hiện ý chí thống nhất?
Trong ủy quyền giữa vợ và chồng thì phạm vi ủy quyền cần phải xem xét. Vì trên thực tế có nhiều vụ việc liên quan đến ủy quyền giữa hai vợ chồng nhưng khi vượt quá giới hạn của ủy quyền thì xác định lỗi như thế nào là rất khó. Có thể quy kết là gian dối để hủy giao dịch không, hay coi đó là trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo Điều 25 Luật Hôn nhân và gia đình khi một người thực hiện giao dịch. Như ta đã biết vì đối tượng liên quan đến giao dịch là tài sản chung của vợ chồng nên việc xác định lỗi nhiều khi hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng mặc dù có vi phạm vượt quá giới hạn nhưng hai bên là vợ chồng hơn nữa tài sản là của chung nên việc bồi thường nhiều khi không đặt ra. Bởi vì không ai lấy tài sản của mình để bồi thường cho mình, nếu trong trường hợp đó thì vợ chồng cùng nhau khắc phục mà thôi. Tuy nhiên đấy là khi vợ chồng có thể thống nhất và vẫn muốn kéo dài hôn nhân quan hệ vợ chồng còn tồn tại thì hầu như các vụ việc này không cần đến luật pháp can thiệp, hầu như các bên đều thống nhất thỏa thuận được. Còn trên thực tế các vụ án dân sự liên quan đến tài sản chung của vợ chồng đều đi cùng với án ly hôn hoặc nằm rải rác trong các án kinh tế, thương mại, dân sự... Đây chính là điểm khó khăn trong khâu thu thập tài liệu, thống kê các vụ việc liên quan đến đại diện vợ chồng khi tham gia giao dịch trong luận văn này.
Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình
thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là
nguồn sống duy nhất của gia đình hoặc giao dịch đó có liên quan đến việc định đoạt tài sản
thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào sử dụng chung và hoa lợi,
lợi tức phát sinh từ tài sản đó là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực
hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng
[Điều 4].
Trong quy định này việc xác định tài sản chung là nguồn sống duy nhất của gia đình ta có thể dễ hình dung, dễ hiểu đó chính là khối tài sản tạo
ra nguồn thu duy nhất của gia đình như ngôi nhà đang cho thuê mà cả gia đình sinh hoạt bằng tiền thuê nhà, chiếc xe máy dùng làm phương tiện hành nghề xe ôm, con trâu dùng để cày thuê… thì khi vợ chồng quyết định xác lập, chấm dứt hoặc thực hiện các giao dịch liên quan đến những tài sản như vậy sẽ phải bàn bàn bạc thống nhất. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt các giao dịch liên qua đến tài sản loại này cần sự thống nhất cao của vợ chồng vì nó không những liên quan trực tiếp đến bản thân vợ, chồng mà nó còn liên quan đến sự ổn định, phát triển bình thường trong gia đình. Như vậy việc ủy quyền cho nhau giữa vợ và chồng trong trường hợp này để xác lập, thực hiện và chấm dứt một giao dịch cần hết sức thận trọng, đặc biệt loại trừ giả mạo giấy ủy quyền vì tính chất nghiêm trọng của sự việc