Trong môi trường MSB có chứa CMC, 09 dòng vi khuẩn đều có khả năng tạo vòng sáng. Trong đó, 3 dòng vi khuẩn T50, T4 và T12 tạo ra vòng sáng có đường kính lớn nhất.
Bảng 11: Khả năng tạo enzyme cellulase của các dòng vi khuẩn phân lập đƣợc Stt Dòng vi khuẩn Đƣờng kính vòng sáng (cm) 01 T3 1,5c 02 T4 2,4a 03 T9 0,9d 04 T12 2,5a 05 T14 0,9d 06 T34 0,8de 07 T38 0,4f 08 T50 1,95b 09 T51 0,6ef
(Chú thích: F= 98,55, trị trung bình trong cùng một cột có các mẫu tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<0,05))
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 31 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
Hình 6: Vòng sáng tạo trong môi trƣờng CMC và tinh bột của một số dòng vi khuẩn
Sau khi khảo sát khả năng tạo enzyme protease, lipase, amylase của các dòng vi khuẩn, ta thấy hầu hết các dòng vi khuẩn đều có khả năng tạo ra các enzyme như cellulase, amylase, protease và lipase. Điều này phù hợp với những nghiên cứu khoa học trước đây. Trong một nghiên cứu của Ogino et al. (1995), dòng vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosa cũng đã được xác định với khả năng tao ra enzyme protease bền dung môi hữu cơ. Ngoài ra, khả năng tạo ra enzyme lipase cũng được chứng minh ở các dòng vi khuẩn thuộc nhóm Pseudomonas sp. và Bacillus sp. (Rahman et al., 2010). Dòng Bacillus aquimaris cũng có khả năng tao ra enzyme cellulase bền với dung môi hữu cơ (Trivedi et al., 2011). Đối với enzyme amylase, dòng vi khuẩn
Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 32 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học
chịu các dung môi hữu cơ và có hoạt tính khi nồng độ dung môi hữu cơ lên tới 30% (Pandey, 2012).
Đối với các dòng đã được tuyển chọn ở thí nghiệm trước, dòng T14, T38, T50, đều có khả năng tạo enzyme. Trong đó, T14 và T38 có khả năng tạo enzyme lipase cao nhất. Tuy dòng T50 không có hoạt tính nhưng lại có hoạt tính cellulase cao. Kết hợp với kiểm tra sinh hóa, 03 dòng vi khuẩn này được chọn để giải trình tự.