0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Kết quả tuyển chọn các dòng vi khuẩn chịu nhiệt có khả năng phân hủy

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN CHỊU NHIỆT CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY TOLUENE (Trang 37 -39 )

Toluene

Các dòng vi khuẩn đã được phân lập được theo dõi sự phát triển trong môi trường có chứa Toluene như nguồn carbon duy nhất với nồng độ khác nhau (0%, 1,5%, 2%). Theo kết quả đo OD, qua các ngày 0, 2, 4, ta nhận thấy đa số các dòng vi khuẩn đều có chỉ số OD giảm ở ngày 02. Nguyên nhân cho việc giảm chỉ số OD có thể là do ở ngày 02, khả năng thích nghi của vi khuẩn đối với Toluene chưa cao và một số vi khuẩn bị chết do thay đổi môi trường đột ngột khi có chỉ có Toluene như nguồn carbon duy nhất. Sau ngày 4, giữa các dòng đã có sự khác biệt khá rõ ràng, bên cạnh những nhóm vi khuẩn có chỉ số OD giảm ở tất cả các nồng độ như dòng T3, T4 thì nhóm còn lại có sự khác biệt về sự phát triển của vi khuẩn ở các nồng độ khác nhau. Điều này chứng tỏ khả năng thích nghi của các dòng vi khuẩn khác nhau khi Toluene được cho vào với nồng độ khác nhau. Ở T38 (Hình 5), ở nồng độ 1% có chỉ số OD tăng theo thời gian nhưng ở nồng độ 2% chỉ số này lại có xu hướng giảm. Có thể giải thích rằng dòng T38 có khả năng sử dụng Toluene như nguồn carbon duy nhất nhưng lại bị ức chế khi lượng Toluene có trong môi trường quá cao. Các nghiên cứu trước

Luận văn tốt nghiệp Đại học Khóa 34 - 2013 Trường ĐHCT

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 27 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

đây cũng đã phân lập được các dòng vi khuẩn có khả năng phân hủy dung môi hữu cơ nhưng chỉ chịu được ở nồng độ thấp hơn 0,3% (Moriya and Horikoshi,1993).

Hình 5: Chỉ số đo OD của các dòng vi khuẩn ở ngày 0, ngày 02 và ngày 04

Trong các dòng vi khuẩn, T14 và T50 có sự phát triển khá khác biệt với chỉ số OD ở nồng độ Toluene (2%) phát triển mạnh vào ngày 02 và giảm vào ngày 04 (Hình 5). Có thể vi khuẩn đã thích nghi nhanh với điều kiện có Toluene và sử dụng Toluene như nguồn carbon. Sự giảm chỉ số OD vào ngày 04 có thể do sự ức chế khi mật số vi khuẩn quá nhiều. Điều này mở ra cho chúng ta một giả thiết về khả năng thích ứng nhanh của hai dòng vi khuẩn này ở nồng độ Toluene 2%. Trong một nghiên cứu của Sardessai và Bhosle (2002) về khả năng sử dụng Toluene như nguồn cacrbon duy nhất của vi khuẩn nhóm Bacillus cũng đã cho thấy khả năng thích ứng của vi khuẩn khi Toluene ở nồng độ cao đến 90%. Ngoài ra dòng T38 cũng hứa hẹn là một dòng có khả năng sử dụng Toluene như nguồn carbon ở nồng độ thấp (1%). Theo kết quả tuyển chọn đối với chỉ số OD, 03 dòng T14, T38, T50 là những dòng có tiềm năng cao.

4.4. Kết quả khảo sát khả năng tạo một số enzyme của các dòng vi khuẩn đã đƣợc phân lập

4.4.1.Khảo sát khả năng tạo enzyme protease

Để khảo sát khả năng tạo enzyme protease của 09 dòng vi khuẩn phân lập được, ta sử dụng môi trường MSB có chứa skim milk và lấy chỉ tiêu đường kính vòng sáng

O D ( 600 n m ) Ký hiệu: Thời gian Ngày 2 Ngày 4

Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 28 Viện NC&PT Công nghệ Sinh học

quanh khuẩn lạc để đánh giá khả năng sinh enzyme protease, vòng sáng càng lớn thì khả năng tổng hợp protease càng mạnh. Kết quả đo đường kính vòng sáng quanh khuẩn lạc sau 02 ngày ủ (Bảng 10) cho thấy 06 trong 09 dòng vi khuẩn có khả năng tạo enzyme protease, trong đó dòng T14, T9, T50 và T51 có đường kính khác biệt có ý nghĩa so với các dòng T3 và T34. Các dòng T4, T12, T38 không tạo ra vòng sáng.

Bảng 8: Khả năng tạo enzyme protease của các dòng vi khuẩn phân lập đƣợc Stt Dòng vi khuẩn Đƣờng kính vòng sáng (cm) 01 T3 0,5c 02 T4 0d 03 T9 1,2 ab 04 T12 0d 05 T14 1,3ab 06 T34 0,3c 07 T38 0d 08 T50 1,1b 09 T51 1,4 a

(Chú thích: F= 54,42, trị trung bình trong cùng một cột có các mẫu tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<0,05))

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN CHỊU NHIỆT CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY TOLUENE (Trang 37 -39 )

×