Về phía chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho du lịch đà lạt lâm đồng đảm bảo khả năng cạnh tranh trng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 66)

II Đánh giác ủa du khách về văn hóa giao tiếp

3.3.2Về phía chính quyền địa phương

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO TIẾP VỚI DU KHÁCH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH ĐÀ LẠ T

3.3.2Về phía chính quyền địa phương

Việc thực hiện văn hóa giao tiếp với du khách càng hiệu quả hơn nếu có sự hưởng ứng rộng rãi của cộng đồng dân cư. Chính quyền địa phương phải phát huy được vai trò là người định hướng, mở đường để các chính sách của Nhà nước đến được với người dân. Cụ thể, Sở Văn hóa - Thể thao – Du lịch Lâm Đồng phải làm tốt công tác phát động phong trào, tuyên truyền rộng rãi về chủ trương xây dựng phong cách người Đà Lạt “ Hiền hòa, thanh lịch, mến khách” đến các doanh nghiệp, đến người dân trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Ngành du lịch Đà Lạt nên mời lực lượng các chuyên gia, các nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa giao tiếp để tập trung nghiên cứu, xây dựng một bộ chuẩn mực về văn hóa giao tiếp một cách chính quy, mang đặc thù bản sắc văn hóa riêng, độc đáo của Đà Lạt để tạo sự khác biệt trong văn hóa giao tiếp giữa hoạt động du lịch Đà Lạt với hoạt động du lịch những địa phương khác. Bộ chuẩn mực giao tiếp sẽ được phát hành rộng rãi để các doanh nghiệp tham khảo, ứng dụng.

Tổ chức các cuộc hội thảo về chủ đề “Văn hóa giao tiếp với du khách”. Đây là dịp để tập hợp những chuyên gia, những người có nhiều kiến thức, kinh nghiệm về văn hóa giao tiếp, các doanh nghiệp cùng tham gia thảo luận, trao đổi, đề xuất ý kiến, giải pháp phát huy hiệu quả văn hóa giao tiếp với du khách của các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt.

Một số doanh nghiệp du lịch hiện nay có nhu cầu được huấn luyện, đào tạo cho nhân viên về kỹ năng giao tiếp, ứng xử với du khách nhưng chưa có nơi tổ chức. Chính quyền nên là cầu nối để kết nối nhu cầu đào tạo nhân lực của doanh nghiệp với chương trình đào tạo của các trường. Tổ chức những lớp huấn luyện ngắn hạn cho nhân viên các doanh nghiệp du lịch, những người làm nghề du lịch tham gia.

Nguồn nhân lực du lịch của Đà Lạt hiện nay được cung cấp chủ yếu từ các trường đại học, cao đẳng, trung học trong tỉnh. Do đó, cần tăng cường công tác nghiên cứu, giảng dạy về văn hóa giao tiếp và văn hóa giao tiếp mang bản sắc riêng của du lịch Đà Lạt trong các trường đào tạo về nhân lực du lịch. Có thể sử dụng bộ chuẩn mực văn hóa giao tiếp trên làm tài liệu học tập cho học viên.

Tôn vinh những doanh nghiệp tích cực trong công tác xây dựng văn hóa giao tiếp. Những doanh nghiệp nhận được khen ngợi từ phía du khách về văn hóa giao tiếp nên trở thành những mô hình kiểu mẫu, tiêu biểu để các doanh nghiệp khác học hỏi.

Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch nên tổ chức một bộ phận chuyên tư vấn về vấn đề xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các doanh nghiệp du lịch, trong đó bao

gồm tư vấn về việc hình thành văn hóa giao tiếp cho mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp mới thành lập.

Hiện nay, du lịch Đà Lạt xuất hiện tình trạng cò kéo khách dọc đường làm phiền lòng du khách. Mặc dù, hành vi này không thuộc phạm vi văn hóa giao tiếp giữa doanh nghiệp với du khách nhưng nó gây phản cảm khi du khách đánh giá về các doanh nghiệp du lịch và ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp của ngành du lịch Đà Lạt nói chung. Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước phải có biện pháp mạnh để chấn chỉnh, loại bỏ tình trạng này.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra cho ngành du lịch nhiều cơ hội để đổi mới và phát triển, nhưng kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp du lịch. Các doanh nghiệp không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tìm thêm những sản phẩm, dịch vụ độc đáo, mới lạ, hấp dẫn để thu hút du khách làm sao để tạo sự khác biệt với những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, thật thiếu sót nếu kinh doanh du lịch chỉ chú trọng vào yếu tố vật chất mà bỏ qua các yếu tố thuộc về văn hóa doanh nghiệp, trong đó có văn hóa giao tiếp.

Phát huy những mặt tích cực của văn hóa giao tiếp, đưa văn hóa giao tiếp vào hoạt động thường nhật của doanh nghiệp du lịch là một cách tạo dấu ấn đối với du khách. Văn hóa giao tiếp với du khách mang phong cách riêng của người Đà Lạt nếu được các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt tích cực tham gia xây dựng, ủng hộ thì nó sẽ trở thành một ưu điểm, một lợi thế để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt. Ngoài ra, văn hóa giao tiếp sẽ tạo nên một môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, văn minh, đóng góp cho sự phát triển bền vững, lâu dài của ngành du lịch Đà Lạt.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho du lịch đà lạt lâm đồng đảm bảo khả năng cạnh tranh trng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 63 - 66)