Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho du lịch đà lạt lâm đồng đảm bảo khả năng cạnh tranh trng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 51)

II Đánh giác ủa du khách về văn hóa giao tiếp

3.1.2.2Mục tiêu cụ thể

CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO TIẾP VỚI DU KHÁCH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH ĐÀ LẠ T

3.1.2.2Mục tiêu cụ thể

Nhịp độ tăng trưởng lượng khách bình quân mỗi năm từ 15% - 17%. Đến năm 2015 đón được trên 4 triệu lượt khách. Tăng thời gian lưu trú của khách lên 2,5 – 2,7 ngày. Tổng sản phẩm du lịch – dịch vụ du lịch chiếm tỷ trọng trên 50% GDP của ngành dịch vụ nói chung (tương đương 19% GDP toàn tỉnh).

Xây dựng và đưa vào khai thác các công trình trọng điểm về du lịch: Tuyền Lâm, Đankia – Suối Vàng và phát triển mạnh các khu du lịch hiện có, phấn đấu có trên 10 khu, điểm tham quan du lịch được đầu tư, nâng cấp theo chủ đề để thu hút du khách.

Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú, tăng số phòng lưu trú lên khoảng 15.000 – 17.000 phòng, trong đó có ít nhất 1.500 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao, đồng thời sắp xếp lại hệ thống cơ sở lưu trú ở thành phố Đà Lạt và nâng cấp thành khách sạn đạt tiêu chuẩn sao lên trên 100 cở sở.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về chất và lượng, phấn đấu đến năm 2015 đạt 30.000 lao động trực tiếp trong ngành du lịch và 60.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội, trong đó 80% lao động trực tiếp trong ngành được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

Hoàn thành quy hoạch tổng thể về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch Lâm Đồng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và quy hoạch chi tiết về du lịch ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch.

Có chiến lược giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa mang bản sắc riêng của địa phương trong phát triển kinh tế du lịch, đặc biệt là văn hóa ứng xử “ hiền hòa, thanh lịch, mến khách” của người Đà Lạt.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực cho du lịch đà lạt lâm đồng đảm bảo khả năng cạnh tranh trng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50 - 51)