Phát triển thủy sản

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống vũng vịnh ven biển Việt Nam pdf (Trang 41 - 43)

3. điều kiện kinh tế x∙ hộ

3.2.2.3. Phát triển thủy sản

Cũng nh− các loại hình thủy vực khác ở ven bờ biển, vũng - vịnh có tiềm năng phát triển thuỷ sản d−ới 2 hình thức: (1) - vũng - vịnh là căn cứ hậu cần khai thác hải sản (bến cá, dịch vụ nghề cá nh− cung ứng vật t− nghề cá, cung ứng

lao động, bao tiêu và chế biến sản phẩm, sửa chữa ph−ơng tiện, cung ứng nhiên liệu, nhu yếu phẩm, v.v.); (2) - nuôi hải sản bằng lồng, bè và nuôi thuỷ sản n−ớc lợ. Vũng - vịnh −u thế hơn các loại hình thủy vực khác ở tính đồng bộ của hai hình thức trên, cơ sở hậu cần khai thác hải sản, và nuôi hải sản bằng lồng bè.

ở một số vũng - vịnh, cơ sở hậu cần khai thác hải sản đã phát triển thành tiểu đô thị nghề cá sầm uất (ngoài các đô thị lớn kề cận) nh− Bến Cái Rồng bên bờ vịnh Bái Tử Long; Hải Thanh, Hải Bình, Nghi Sơn bên bờ vụng Nghi Sơn; phố Chụt bên bờ vịnh Nha Trang; Ninh Chữ bên bờ vịnh Phan Rang, v.v.

Với sự đa dạng về đối t−ợng nuôi, ph−ơng thức và công cụ nuôi, nhiều địa ph−ơng có vũng - vịnh đã nhanh chóng phát huy thế mạnh của mình. Chỉ tính riêng khu vực Đồng Rui và Hải Lạng trong vịnh Tiên Yên - Hà Cối, đã có 1 200 ha nuôi gồm tôm rảo 50 - 70 kg/ha/vụ, tôm sú 1,6 tấn/ha/vụ, sò, ngao trên bãi triều 260 kg/ha/vụ, cua 30 triệu đồng/ha/vụ, 350 lồng, bè nuôi vẹm xanh, cá song, v.v. Tổng sản l−ợng nuôi trên toàn vịnh có thể đạt 640 tấn/năm.

Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long có tiềm năng nuôi thuỷ sản rất lớn với đối t−ợng chủ yếu là cá Song, cá Hồng, cá Giò và Trai cấy ngọc xuất khẩu (2 triệu USD xuất khẩu ngọc trai năm 2002). Nuôi lồng bè phát triển rất nhanh về số l−ợng, năm 2001 có 1 200 lồng bè với sản l−ợng 250 tấn nh−ng tới năm 2003 đã có 450 lồng bè với sản l−ợng 950 tấn, thu hút trên 3 000 lao động.

Cát Bà cũng là điểm nuôi truyền thống (bến Bèo), cả nuôi con giống và th−ơng phẩm. Vào năm 2000 mới có 300 lồng, tới năm 2001 đã có 844 ô lồng cho năng suất 400 kg/lồng 25m3/năm với đối t−ợng nuôi chủ yếu là tôm sú, cá giò, cá hồng và vẹm xanh.

Nuôi thuỷ sản n−ớc lợ ở ven bờ vịnh Diễn Châu hiện có quy mô nhỏ, 300 ha đầm nuôi tôm sú, nh−ng cho năng suất cao, 1,8 - 7 tấn/ha/năm. Dự tính sản l−ợng nuôi năm 2005 đạt 5 000 tấn.

Từ lâu, vịnh Đà Nẵng đã trở thành một trung tâm lớn nuôi con giống của miền Trung Việt Nam, nơi phát triển đồng bộ nghề khai thác hải sản ngoài khơi, có căn cứ hậu cần nghề cá lớn với đủ các dịch vụ cung ứng, bao tiêu và chế biến sản phẩm cho cả khu vực lớn. Xa hơn về phía Nam, các vũng - vịnh ven bờ có tiềm năng v−ợt trội về nuôi lồng, bè do n−ớc trong và độ mặn cao. Riêng ở khu vực vụng Cù Mông, vịnh Xuân Đài (Sông Cầu, Phú Yên) đã có khoảng 10 000 lồng trong tổng số 11 000 lồng của tỉnh. Ven bờ vịnh Văn Phong (Vạn Ninh) và vịnh Cam Ranh đã có khoảng 12 000 lồng trong tổng số 15 000 lồng của tỉnh Khánh Hòa.

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống vũng vịnh ven biển Việt Nam pdf (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)