Phân bố của vũng vịnh

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống vũng vịnh ven biển Việt Nam pdf (Trang 32 - 33)

Vũng - vịnh ven bờ biển Việt Nam cũng nh− nhiều nơi trên thế giới là một trong các loại hình thuỷ vực ven bờ đ−ợc hình thành do ngập chìm trong biển tiến sau băng hà lần cuối, th−ờng ở vào thời điểm 6 000 - 3 000 năm tr−ớc (Emery, 1967). Nh− vậy, tuổi của các phân vị cấu trúc hình thái (vực n−ớc, cửa, mũi nhô, đảo chắn, bờ vịnh) là rất khác nhau và cấu tạo vật chất cũng khác nhau. Với t− cách là một địa hệ ven bờ vũng - vịnh có tuổi Holocene giữa - muộn trong khi tuổi thành tạo địa chất của đảo chắn, bờ đá gốc từ Paleozoi tới Kainozoi và thành phần vật chất cũng rất đa dạng từ đá vụn lục nguyên, cacbonat, mama xâm nhập, phun trào, kể cả phun trào bazan trẻ.

Theo vùng địa lý, vũng - vịnh có mặt chủ yếu ở Đông bắc Bắc bộ (các vịnh Tiên Yên - Hà Cối, Bái Tử Long, Hạ Long, Cô Tô, Lan Hạ, Cửa Lục), ở Bắc Trung bộ (Nghi Sơn, Quỳnh L−u, Diễn Châu, Vũng áng, Chân Mây), ở Trung và Nam Trung bộ (các vũng - vịnh từ Đà Nẵng tới Phan Thiết).

Theo vùng tự nhiên, vũng - vịnh có mặt chủ yếu ở vùng bờ biển Móng Cái - Hải Vân (tiểu vùng Móng Cái - Đồ Sơn, Lạch Tr−ờng - Mũi Roòn và Mũi Roòn - Hải Vân), ở vùng bờ biển Hải Vân - Vũng Tầu (tiểu vùng Hải Vân - Mũi Ba Làng An, Mũi Ba Lang An - Mũi Đại Lãnh và Mũi Đại Lãnh - Mũi Dinh).

Theo vùng địa mạo bờ biển, vũng - vịnh có mặt chủ yếu ở vùng bờ biển Móng Cái - Đồ Sơn, Lạch Tr−ờng - Mũi Độc, Mũi Độc - Mũi Chân Mây, Mũi Chân Mây - Mũi Dinh.

Trong hệ thống phân kiểu địa mạo bờ biển (Trịnh Phùng, Nguyễn Thanh Sơn, 1977), vũng - vịnh có mặt chủ yếu ở đoạn bờ kiểu dalmatic (vịnh Bái Tử Long) ở kiểu bờ đồng bằng aluvi - biển (vũng - vịnh ven bờ Thanh - Nghệ Tĩnh), kiểu bờ thuỷ triều - rừng ngập mặn (vịnh Tiên Yên - Hà Cối), kiểu bờ mài mòn và ăn mòn hóa học (Hạ Long, Lan Hạ), kiểu bờ đã bị san bằng (các vũng - vịnh từ Mũi Roòn tới Quy Nhơn), kiểu bờ tích tụ - mài mòn đang bị san bằng (các vũng - vịnh từ Quy Nhơn tới Mũi Đại Lãnh) và ở kiểu bờ vũng - vịnh mài mòn (các vũng - vịnh từ Mũi Đại Lãnh tới Mũi Cà Ná).

Trên đây chỉ là một số cách phân vùng, phân kiểu bờ biển. Tuy nhiên các phân vùng theo chuyên ngành khác nhau không thống nhất về ranh giới, phạm vi không gian của các phân vị. Do đó để tiện sử dụng, các đặc điểm địa chất, địa mạo đ−ợc đề cập d−ới đây cho các nhóm vũng - vịnh phân vùng địa lý, gồm 3 nhóm chính: nhóm vũng - vịnh ven bờ Đông bắc Bắc bộ (gồm các vịnh Tiên Yên - Hà Cối, Bái Tử Long, Cô Tô, Hạ Long, Lan Hạ, Cửa Lục), nhóm vũng - vịnh ven bờ Bắc Trung bộ (các vũng - vịnh từ Thanh Hóa tới Thừa Thiên Huế), nhóm vũng - vịnh ven bờ Trung và Nam Trung bộ (các vũng - vịnh từ Đà Nẵng tới Bình Thuận).

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống vũng vịnh ven biển Việt Nam pdf (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)