Các vũng vịnh ven bờ Nam Trung bộ

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống vũng vịnh ven biển Việt Nam pdf (Trang 31 - 32)

Vùng này bao gồm các vũng - vịnh từ Đà Nẵng (vịnh Đà Nẵng) tới Bình Thuận (vịnh Phan Thiết).

- Thủy văn sông

Các sông đổ vào vũng - vịnh ven bờ biển Nam Trung bộ t−ơng đối lớn, phần lớn thuộc kiểu vùng cửa sông châu thổ nh− sông Hàn đổ vào vịnh Đà Nẵng, sông Côn đổ vào Đầm Thị Nại và vụng Làng Mai, sông Cái đổ vào vịnh Nha Trang hay sông Lũy đổ vào vịnh Phan Rí, và một số vùng cửa sông liman, điển hình trong đó là vùng cửa sông Cu Đê đổ vào vịnh Đà Nẵng. Mặc dù sông t−ơng đối lớn, giữ vai trò đáng kể làm biến dạng bờ và đáy nh−ng động lực biển (sóng) vẫn thống trị.

L−u l−ợng bình quân cả năm của các sông trong khoảng 10 - 100 m3/s và phân bố không đều: l−ợng chảy mùa lũ tập trung trong thời gian ngắn (các tháng 10 - 12) nh−ng chiếm 75 - 80% tổng l−ợng chảy cả năm. Đặc điểm này là một trong những nguyên nhân sinh hạn về mùa khô, sinh lũ và ngập lụt đồng bằng ven bờ vũng - vịnh về mùa m−a.

Sông Cu Đê là đoạn hạ l−u dài 38 km của 2 sông (phụ l−u): sông Bắc (dài 23 km) và sông Nam (dài 47 km), với tổng diện tích l−u vực 426 km2. Sông này có l−u l−ợng bình quân mùa kiệt 2,7 m3/s, mùa lũ 26,73 m3/s, cả năm đạt 10,96 m3/s; tổng thủy l−ợng mùa kiệt 56,75 x 106m3, mùa lũ 283,36 x 106m3 và cả năm đạt 340,11 x 106m3.

Sông Hàn chảy qua thành phố Đà Nẵng và đổ vào vịnh Đà Nẵng là phần hạ l−u của sông Vu Gia và sông Yên. Sông Hàn có chiều dài cơ bản 204 km và tổng diện tích l−u vực 5 180 km2. L−u l−ợng bình quân mùa kiệt đạt 65 m3/s, mùa lũ 265 m3/s và cả năm đạt 105 m3/s; tổng thuỷ l−ợng mùa kiệt 1 190 x 106m3, mùa lũ 2 123 x 106m3 và cả năm đạt 3 313 x 106m3.

Sông Côn (đổ vào Đầm Thị Nại và vịnh Làng Mai) dài 171 km, có diện tích l−u vực 2 980 km2, l−u l−ợng lũ (tháng 10 - 12) 198 m3/s, tổng thủy l−ợng lũ 1,58 x 109m3, l−u l−ợng kiệt 26,2 m3/s, tổng thủy l−ợng kiệt 0,66 x 109m3, tổng thuỷ l−ợng năm 2,24 x 109m3 (trạm Bình T−ờng).

Sông Cái (đổ vào vịnh Nha Trang) dài 79 km, có diện tích l−u vực 1 900 km2, l−u l−ợng mùa lũ (tháng 10 - 12) đạt 168 m3/s, tổng thuỷ l−ợng mùa lũ 1,34 x 109m3, l−u l−ợng mùa kiệt 40,1 m3/s, tổng thủy l−ợng mùa kiệt 0,935 x 109m3, tổng thuỷ l−ợng năm đạt 2,27 x 109m3 (trạm Đồng Trăng)

Sông Lũy (đổ vào vịnh Phan Rí) dài 98 km, có diện tích l−u vực 1 910 km2, l−u l−ợng mùa lũ (tháng 11 - 12) đạt 40,5 m3/s, tổng thuỷ l−ợng mùa lũ 0,319 x 109m3, l−u l−ợng mùa kiệt 7,59 m3/s, tổng thủy l−ợng mùa kiệt 0,180 x 109m3, tổng thuỷ l−ợng năm đạt 0,5 x 109m3.

- Hải văn

Độ cao sóng trung bình vùng biển ven bờ Đà Nẵng - Khánh Hòa đạt 0,92m, sóng tây nam đạt trung bình 0,95m về mùa hè (tháng 7 - 9). Độ cao sóng lớn nhất theo các h−ớng trong khoảng 3,3 - 3,5m, thịnh hành các h−ớng đông bắc và tây nam. Độ cao sóng khá lớn và khá đều nhau giữa các tháng là yếu tố động lực mạnh thống trị trong quá trình san bằng vũng - vịnh với ph−ơng thức phá hủy mũi nhô và tạo nên các dạng tích tụ vật liệu thô (cát, sỏi, …) ở ven bờ.

Thủy triều cũng là yếu tố động lực biển quan trọng làm gia tăng quy mô tác động của sóng. Tính chất triều ở đây phức tạp, từ bán nhật triều không đều tới Quảng Nam rồi nhật triều không đều tới Khánh Hòa, nh−ng độ lớn triều tăng dần tới 2m ở Khánh Hòa và trên 4m (cực đại) ở Vũng Tầu.

Dòng chảy trong vịnh ở đây chịu ảnh h−ởng đáng kể của dòng chảy sông theo mùa ngoài ảnh h−ởng của dòng sóng, dòng triều và hải l−u ven bờ. Sự xuất hiện vùng cửa sông châu thổ không điển hình và vùng cửa sông liman trong vũng - vịnh với sự thay đổi hình thái các dạng tích tụ theo mùa cũng phản ánh ở chừng mực nào đó tính chất cân bằng t−ơng đối giữa động lực sông và biển mặc dù về cơ bản động lực biển −u thế.

Những hiện t−ợng thủy văn bất th−ờng có thể xảy tới các vũng - vịnh đáng l−u ý trong khu vực này là sóng lớn và n−ớc dâng trong bão (dự báo độ cao n−ớc dâng tới 1,4m (Phạm Văn Ninh, 1991)) nhiễm mặn sâu theo sông và sinh hạn về mùa khô, sinh lũ và ngập lụt đồng bằng ven bờ vịnh về mùa m−a.

Một phần của tài liệu Tổng quan hệ thống vũng vịnh ven biển Việt Nam pdf (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)