1. 5 Thuận lợi và khó khăn khi dạy học những biểu tượng hình hình học cho
4.3. Giáo án 3
Bài: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính A. Mục tiêu
Giúp HS
Có biểu tượng về hình tròn, biết được tâm, đường kính, bán kính của hình tròn
Bước đầu biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước
Rèn luyện tư duy, hứng thú với việc học tập môn Toán B. Đồ dùng dạy học
Compa, phấn màu
Mặt đồng hồ, một số mô hình hình tròn…. C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Thời gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1 phút 5 phút 1. ổn định lớp _ Kiểm tra sĩ số _ ổn định trật tự lớp 2. Kiểm tra bài cũ
_ Yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời: + Những tháng nào có 30 ngày ? + Những tháng nào có 31 ngày ?
_ Tổ chức cho HS nhận xét _ GV nhận xét, cho điểm 3. Dạy – học bài mới
3.1. Giới thiệu bài
_ Trật tự
+ Tháng 4, 6, 9, 11 có 30 ngày + Tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12 có 31 ngày
46
1 phút
9 phút
Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em biết thế nào là hình tròn, tâm, đường kính, bán kính của hình tròn _ Viết tên bài lên bảng
3.2. Giới thiệu hình tròn _ Đưa ra một số vật thật, mô hình có mặt hình tròn (đồng hồ) và giới thiệu: mặt đồng hồ có dạng hình tròn. _ Yêu cầu HS chỉ ra một số vật có dạng hình tròn và lấy hình tròn trong bộ đồ dùng học toán. _ Vẽ lên bảng hình tròn như phần bài học trong sách giáo khoa. _ Yêu cầu HS gọi tên hình _ Chỉ vào hình vẽ, lần lượt giới thiệu:
+ Đây là tâm của hình tròn, cô đặt tên là O. Tâm là điểm chính giữa của hình tròn.
+ (Chỉ vào đường kính AB) đoạn thẳng đi qua tâm O, cắt hình tròn ở 2 điểm A, B được gọi là đường kính AB của hình tròn tâm O.
+ Đoạn thẳng qua tâm O, cắt hình tròn ở điểm M thì OM gọi là bán kính của hình tròn.
_ Gọi một vài HS lên chỉ ra tâm, bán
_ Lắng nghe
_ Lắng nghe và quan sát
_ Thực hiện theo yêu cầu của GV
_ Hình tròn
_ Lắng nghe, quan sát
_ 1 vài HS lên bảng
47
7 phút
kính, đường kính của hình tròn. _ Yêu cầu HS đo và so sánh độ dài của AB và OM; OA và OB
_ Giới thiệu: trong một hình tròn + Tâm O là trung điểm của đường kính AB
+ Độ dài đường kính gấp hai lần độ dài bán kính.
3.3. Giới thiệu compa và cách vẽ hình tròn
_ Cho HS quan sát cái compa và giới thiệu cấu tạo của compa. Compa là dụng cụ dùng để vẽ hình tròn. _ Giới thiệu cách vẽ hình tròn tâm O, bán kính 2 cm
+ Bước 1: Xác định độ dài bán kính trên compa: Để thước thẳng trước mặt, đặt đầu nhọn của compa trùng với vạch số O trên thước, mở dần compa cho tới khi đầu bút chì compa chạm vào vạch 2 cm của thước.
+ Bước 2: Vẽ hình tròn: Đặt đầu nhọn của compa vào chỗ muốn đặt tâm O của hình tròn, giữ nguyên đầu nhọn, đầu có bút chì quay một vòng. Ta vẽ được hình tròn cần vẽ. Viết tên tâm O vào đúng vị trí vừa đặt
OA = OB
_ 1 vài hS nhắc lại -> cả lớp đồng thanh
_ Quan sát, lắng nghe
_ Lắng nghe, quan sát, làm theo
48
15 phút
đầu nhọn.
_ Yêu cầu một vài HS nêu lại cách vẽ hình tròn. (nếu HS không nêu được có thể gợi ý lần lượt các bước để HS nêu).
3.4. Thực hành, luyện tập
Bài 1
_ Yêu cầu 1 HS đọc đề bài _ Yêu cầu HS làm việc cá nhân _ Treo hình BT1 lên bảng, gọi 2 HS lên bảng chỉ và nêu tên bán kính, đường kính của mỗi hình tròn.
_ Vì sao CD không phải là đường kính của hình tròn tâm O ?
_ Tổ chức cho HS nhận xét _ GV nhận xét, cho điểm Bài 2
_ Yêu cầu 1 HS đọc đề bài _ Yêu cầu HS làm việc cá nhân _ Gọi một vài HS nêu các bước vẽ _ Tổ chức cho HS nhận xét
_ GV nhận xét, cho điểm Bài 3
_ Yêu cầu 1 HS đọc đề bài _ a) làm việc cá nhân
_ 1 HS đọc đề bài
a) Hình tròn tâm O, đường kính MN, PQ, bán kính OM, ON, OP, OQ
b) Hình tròn tâm O, đường kính AB, bán kính OA, OB
_ Vì CD không đi qua tâm O nên CD không là đường kính, do đó IC, ID không là bán kính.
_ 1 HS đọc đề bài
_ Vẽ ra nháp hoặc vở bài tập
_ Nhận xét câu trả lời của bạn
_ 1 HS đọc yêu cầu của bài _ 1 HS lên bảng làm bài, còn lại làm vào vở bài tập
+ Sai vì OC, OD đều là bán kính của hình tròn tâm O nên OC =
49
3 phút
b) làm việc cả lớp
+ Độ dài đoạn thẳng OC dài hơn độ dài đoạn thẳng OD. Đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Độ dài đoạn thẳng OC ngắn hơn độ dài đoạn thẳng OM. Đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Độ dài đoạn thẳng OC bằng một nửa độ dài đoạn thẳng CD. Đúng hay sai ? Vì sao ?
4. Củng cố, dặn dò
_ Gọi một vài HS lên chỉ tâm, bán kính, đường kính của hình tròn tâm O
_ Nhận xét tiết học
_ Yêu cầu HS về nhà làm bài tập trong vở bài tập và xem trước bài sau.
OD
+ Sai, vì OC, OM đều là bán kính của hình tròn tâm O nên OC = OM
+ Đúng, vì OC là bán kính, CD là đường kính của hình tròn tâm O mà trong hình tròn, bán kính bằng một nửa đường kính
_ Thực hiện theo yêu cầu của GV
Trên đây là một số bài giảng về dạy học những biểu tượng hình hình học cho học sinh lớp 3 do tôi thiết kế. Sau khi thiết kế những giáo án trên, tôi nhận thấy việc soạn giáo án môn Toán đặc biệt là các bài có nội dung hình học là vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi người giáo viên không những nắm vững nội dung bài dạy mà còn phải nắm rõ đặc điểm học sinh lớp mình. Soạn giáo án không đơn thuần là việc sao chép sách giáo viên, sách thiết kế mà giáo viên phải vận dụng chúng một cách linh hoạt vào bài giảng của mình.
50
Kết luận
Sau thời gian thực tập tại trường Tiểu học Xuân Hòa – Phúc Yên – Vĩnh Phúc, qua sự tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học, các thầy cô trong tổ bộ môn phương pháp Toán, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn Năng Tâm, tôi đã hoàn thành khóa luận. Sau thời gian nghiên cứu, tôi rút ra một số kết luận sau:
Nội dung các yếu tố hình học trong chương trình toán Tiểu học mới được đưa vào ở mức độ đơn giản, các biểu tượng hình học chủ yếu được hình thành dưới dạng “tổng thể”, chưa đi sâu vào các yếu tố hình học. Do đó với đối tượng học sinh khá giỏi, giáo viên có thể đưa ra sự liên quan, mối quan hệ giữa các yếu tố hình học với nhau, giới thiệu các biểu tượng ở mức độ trừu tượng khái quát hơn.
Việc dạy học “các yếu tố hình học” ở lớp 3 không được trình bày thành một chương riêng mà trình bày xen kẽ với các kiến thức khác, tuy nội dung không nhiều nhưng luôn được củng cố qua các tiết luyện tập và bài tập xen kẽ. Do đó giáo viên cần tìm tòi, nghiên cứu đưa vào tiết dạy các dạng bài tập về hình hình học nhằm củng cố biểu tượng hình hình học cho học sinh, qua đó rèn luyện tư duy, phát huy khả năng sáng tạo của học sinh.
Để học sinh nắm được “biểu tượng” về hình hình học, đối với học sinh Tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 3 giáo viên cần tổ chức, hướng dẫnhọc sinh thực hiện các hoạt động học tập, tự tìm kiếm, phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức mới. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, không làm thay học sinh. Giáo viên cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học, khi sử dụng
51
Để nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên cần từng bước đưa công nghệ thông tin vào trong dạy học. Việc này không những phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh mà còn giúp chất lượng bài dạy được nâng cao, học sinh nhớ lâu, hiểu sâu, vận dụng tốt.
Cần linh hoạt trong việc cho học sinh làm bài tập củng cố biểu tượng như làm bài tập nhóm, trò chơi học tập… không chỉ giúp học sinh hiểu bài mà còn tạo không khí học tập sôi nổi, hào hứng.
Những vấn đề mà đề tài nghiên cứu đưa ra có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên đứng lớp nghiên cứu vận dụng vào giảng dạy.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, nhưng chắc chắn đề tài không tránh khỏi một số thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp chân thành của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
52
Tài liệu tham khảo
[1]. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thuỵ, Vũ Quốc Chung (2005), Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm.
[2]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn áng, Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Tiến Đạt, Đào Thái Lai, Vũ Dương Thuỵ (2009), Sách giáo khoa Toán 3, NXB Giáo dục.
[3]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn áng, Đỗ Trung Hiệu, Đỗ TIến Đạt, Đào Thái Lai (2005), Sách giáo viên Toán 3, NXB Giáo dục.
[4]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên), Nguyễn áng, Đỗ Tiến Đạt (2005), Hỏi - Đáp về dạy họcToán 3, NXB Giáo dục.
[5]. Bùi Văn Huệ (1997), Giáo trình Tâm lý học Tiểu học, NXB giáo dục. [6]. Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
[7]. Phạm Đình Thực (2004), Giảng dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học, NXB Giáo dục.
[8]. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2008), Tâm lí học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.