Một số bài tập nâng cao

Một phần của tài liệu Dạy học những biểu tượng hình học trong toán 3 (Trang 30 - 36)

1. 5 Thuận lợi và khó khăn khi dạy học những biểu tượng hình hình học cho

3.4. Một số bài tập nâng cao

Ví dụ 1:

Hình vẽ bên có bao nhiêu góc vuông?

Bài giải

Với bài này, học sinh có thể dùng ê ke để xác định sau đó đếm hoặc tính như sau:

Hình bên gồm 4 hình chữ nhật ghép lại, mỗi hình chữ nhật có 4 góc vuông. Vậy hình trên gồm có: 4 x 4 =16 (góc vuông)

Ví dụ 2:

Cho hình vẽ bên. Hãy kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được 9 hình chữ nhật.

Bài giải

Hình vẽ ban đầu có 3 hình chữ nhật, khi đề bài yêu cầu kẻ thêm 1 đoạn thẳng để được 9 hình chữ nhật, nhiều học sinh lúng túng vì thấy con số 9 hơi nhiều, nhưng thực tế lời giải lại rất đơn giản.

Hoặc

Ví dụ 3:

Vẽ hình chữ E như hình bên trên giấy kẻ ô vuông. Hãy cắt chữ E đó thành 7 phần để ghép lại được 1 hình vuông.

31

Bài giải Nhận xét:

Chữ E gồm 8 ô vuông nên hình vuông ghép được cũng phải gồm 8 ô vuông (hình trên).

Cạnh hình vuông mới gồm đường chéo của 2 ô vuông. Đường chéo của hình vuông gồm cạnh cua 4 ô vuông. Vậy ta chia và ghép chữ E lại như sau:

Ví dụ 4:

Cắt hình chữ nhật bên thành 2 mảnh để ghép lại được 1 hình vuông.

Bài giải

Hình chữ nhật đó gồm 4 hàng, mỗi hàng 9 ô vuông. Vậy có tất cả: 9 x 4 = 36 (ô vuông)

Do đó hình vuông mới cũng gồm 36 ô vuông. 1 5 6 3 4 2 7 2 6 7 3 4 5 1

32

1 2

3

Có 6 x 6 = 36. Vậy hình vuông mới gồm 6 hàng, mỗi hàng 6 ô vuông. Ta cắt và ghép như sau:

Ví dụ 5:

Cắt hình chữ nhật sau thành 3 mảnh để ghép lại ta được hình vuông

Bài giải:

Hình chữ nhật trên gồm 36 ô vuông. Do đó hình vuông ghép được cũng gồm 36 ô vuông.Vậy hình vuông mới gồm 6 hàng, mỗi hàng gồm 6 ô vuông vì

6 x 6 = 36 Ta cắt và ghép như sau: Ví dụ 6: Ghép các mảnh sau thành hình chữ nhật. Bài giải 4 mảnh đó gồm: 20 + 16 + 8 + 4 = 48 (ô vuông) Có 48 = 4 x 12 = 6 x 8 (vì mảnh 1 có 1 cạnh 4 ô vuông, 1 cạnh 6 ô vuông) 1 2 1 2 1 2 1 2 3 3 4

33 1 2 3 4 Ta có thể ghép như sau: Hay Ví dụ 7: Cắt 1 hình như hình bên thành 5 mảnh để ghép lại được 1 hình vuông.

Bài giải Hình trên gồm 20 ô vuông.

Ta có thể cắt và ghép như hình trên

Ví dụ 8 :

Cho 2 hình chữ thập bằng nhau như hình bên. Hãy cắt mỗi hình thành 2 mảnh như nhau sao cho khi ghép 4 mảnh lại ta được 1 hình vuông.

3 4

1

34

Bài giải Ta có thể cắt và ghép như sau:

Sau khi lựa chọn và thiết kế một số bài tập nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học tôi nhận thấy hệ thống bài tập để dạy học các biểu tượng hình hình học cho học sinh lớp 3 vô cùng phong phú và đa dạng, việc lựa chọn và thiết kế bài tập cho học sinh, nhất là các bài tập nâng cao là rất khó khăn, đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm vững các biểu tượng mà còn nắm vững trình độ và đặc điểm tâm lý của học sinh lớp mình giảng dạy.

2

1 3 4

2

1 4

35

Chương 4: Thiết kế một số bài giảng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Định hướng chung của phương pháp dạy nhọc nói chung và phương pháp dạy học môn Toán nói riêng là dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Cụ thể là giáo viên phải tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động với sự trợ giúp đúng mức của sách giáo khoa Toán 3 và của các đồ dùng dạy và học, để từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự phát hiện và chiếm lĩnh nội dung học tập rồi thực hành, vận dụng các nội dung đó theo năng lực cá nhân học sinh.

Cụ thể:

Khi dạy bài mới:

Giáo viên cần giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài Giúp học sinh tập khái quát hóa (theo mức độ phù hợp) cách giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức mới.

Khi thực hành, luyện tập:

Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới (hoặc kiến thức đã học) trong nội dung các bài tập đa dạng, phong phú.

Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của học sinh. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập.

Tập cho học sinh thói quen tìm nhiều phương án để giải quyết vấn đề, không thỏa mãn với các kết quả đã đạt được.

Năm học 1998 – 1999 Ban chỉ đạo thử nghiệm chương trình Tiểu học năm 2000 đã hướng dẫn các giáo viên soạn bài bằng cách lập kế hoạch dạy học từng tiết (hoặc từng bài). Về thực chất đó là lập kế hoạch tổ chức, hướng

36

dẫn học sinh hoạt động, học tập tích cực nhằm đạt tới các mục tiêu dạy học một bài cụ thể của môn học.

Khi chuẩn bị kế hoạch dạy học từng tiết học, giáo viên căn cứ vào nội dung sách giáo khoa, trình độ học tập của học sinh trong lớp, tùy theo thói quen, kinh nghiệm của giáo viên mà có thể chuẩn bị ở các mức độ cụ thể và chi tiết khác nhau. Điều quan trọng là kế hoạch này giúp giáo viên dạy học có hiệu quả. Cần tránh chủ nghĩa hình thức trong soạn bài. Sau đây tôi xin đưa ra một số giáo án được thiết kế theo tinh thần trên nhằm nâng cao chất lượng dạy học tuyến kiến thức “các yếu tố hình học” mà cụ thể là hình thành biểu tượng hình hình học cho học sinh lớp 3.

Một phần của tài liệu Dạy học những biểu tượng hình học trong toán 3 (Trang 30 - 36)