ty bảo hiểm và tổng công ty.
Các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, Tổng công ty muốn tham gia kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán độc lập. Đây chính là sự kết hợp giữa mô hình ngân hàng đa năng một phần và mô hình tự doanh mà hiện nay đang đ−ợc áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ngân hàng đa năng với phạm vị kinh doanh rộng rãi do đa dạng hoá hoạt động kinh doanh có lợi thế hơn hẳn so với các công ty chứng khoán đơn thuần trong việc san bằng chi phí và phân tán rủi ro. Thu nhập của nó ổn định hơn và do đó các nguồn vốn của nó cũng ổn định hơn. Vì vậy, các ngân hàng đa năng có khả năng chống đỡ cao đối với những tiến triển không thuận lợi trên thị tr−ờng chứng khoán. Tuy nhiên, mô hình đa năng cũng có những nh−ợc điểm nhất định. Khi tham gia vào hoạt động bão lãnh phát hành chứng khoán, các ngân hàng th−ơng mại phải đ−ơng đầu với mâu thuẫn lợi ích tiềm năng do sự lạm dụng trong kinh doanh chứng khoán của họ. Có ngân hàng đứng ra bão lãnh các chứng khoán mới phát hành đã bán các chứng khoán cho các quỹ tín thác do họ quản lý khi họ không thể bán chúng cho ng−ời khác và các quỹ tín thác này th−ờng xuyên phải chịu lỗ khi các chứng khoán bán chậm hoặc chứng khoán không bán đ−ợc. Các tr−ờng hợp t−ơng tự xẩy ra khi bản thân các ngân hàng phải mua chứng khoán mà họ tham gia bảo lãnh khi các chứng khoán không thể bán đ−ợc. Hậu quả của việc mua các tài sản chất l−ợng kém có thể dẫn đến các tổn thất sau này cho các ngân hàng.Việc các ngân hàng th−ơng mại đ−ợc kinh doanh chứng khoán trong nhiều tr−ờng hợp có thể gây nguy hại cho khách hàng do kinh doanh mang tính đầu cơ của các ngân hàng. Có nhiều tr−ờng hợp trong đó các ngân hàng đã dùng tiền gửi của công chúng để đầu cơ chứng khoán với khối l−ợng lớn làm ảnh h−ởng giá cả trên thị tr−ờng.