Quá trình phát sinh và diễn biến chung của khủng hoảng kinh tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh hải dương (Trang 47 - 49)

8. Tỉ lệ thu lãi cho vay, tiền

2.2.1 Quá trình phát sinh và diễn biến chung của khủng hoảng kinh tế

Bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2007, khởi nguồn là khủng hoảng tài chính tại Mỹ, bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng,

_

tình trạng đói tín dụng, sụt giảm chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn tại nhiều nước trên thế giới.

Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, khủng hoảng xuất phát từ hiện tượng bong bóng nhà ở cùng với cơ chế giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ. Cụ thể là, với hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ, các ngân hàng nước này đã cho phép những khách hàng có độ rủi ro tín dụng cao được phép vay tiền. Những khoản vay này, cùng với trái phiếu và tài sản thế chấp khác trở thành các Chứng chỉ nợ - một loại hàng hoá được ưa chuộng trên thị trường tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, việc nhà đất trượt dốc trong khi lãi suất ngân hàng tăng khiến nhiều khách hàng mất khả năng trả nợ. Chứng chỉ nợ vì thế mà kém sức hút đối với nhà đầu tư. Các ngân hàng miễn cưỡng phải cho nhau vay tiền trong khi không biết đối tác đagn sở hữu bao nhiêu nợ xấu. Thông qua mối quan hệ mật thiết về tài chính nói riêng và kinh tế nói chung của Mỹ với nhiều nước, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tín dụng nhanh chóng vượt khỏi biên giới quốc gia. Các ngân hàng đầu tư tại Australia cũng nhanh chóng ghi nhận lỗ. Họ ngừng bán ra trái phiếu trong khi hồi hộp chờ đợi diễn biến thị trường. Tiếp theo, nguồn tiền cho vay không có sẵn khiến các công ty, cá nhân và ngay chính các ngân hàng lâm vào tình trạng khốn đốn. Thị trường tài chính, chứng khoán bắt đầu phản ứng trước những tin tức không mấy tốt lành. Niềm tin của các nhà đầu tư lung lay, cổ phiếu ngành ngân hàng trượt giá do nợ xấu trong khi các hãng bán lẻ cũng ở tình trạng tương tự do sức mua sụt giảm. Người ta nhìn thấy những dấu hiệu của suy thoái như thất nghiệp, vỡ nợ hay giá tiêu dùng tăng vọt. Các nền kinh tế lớn trên thế giới nhanh chóng chịu ảnh hưởng dây chuyền của cuộc khủng hoảng tín dụng.

_

Cuộc khủng hoảng từ Mỹ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Tình trạng tồi tệ của các tổ chức tài chính đã khiến cho tình trạng đói tín dụng xảy ra ở nhiều nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực sản xuất thực, dẫn tới suy thoái kinh tế ở nhiều nước. Tình trạng sản xuất kinh doanh trì trệ đã làm cho vấn đề lao động – việc làm ngày càng thêm căng thẳng. Trong các lĩnh vực kinh tế thì tài chính – tiền tệ là lĩnh vực bị tổn thương nhiều nhất. Một số tổ chức tài chính, tiền tệ tầm cỡ và có bề dày lịch sử của Âu – Mỹ như công ty American International Group, Bear Stearns,...đã không trụ nổi trước sự tàn phá của cơn bão tài chính. Ở cấp độ toàn cầu, cũng không có lĩnh vực kinh tế nào tránh được tác động xấu cảu khủng hoảng, thương mại quốc tế suy giảm mạnh. Cùng với đó, các dòng vốn đầu tư quốc tế cũng rơi vào tình trạng tương tự. Điều này làm việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của các nước đang phát triển trở nên khó khăn. Những biểu hiện cho thấy: bức tranh kinh tế thế giới rất ảm đạm. Sự suy giảm kinh tế do cuộc khủng hoảng này gây ra mang tính bất ổn và sâu sắc trên quy mô toàn cầu, với sự sụt giảm GDP của thế giới lần đầu tiên kể từ thế chiến thứ hai.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh hải dương (Trang 47 - 49)