8. Tỉ lệ thu lãi cho vay, tiền
2.2.3 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tới nền kinh tế Việt Nam là tương đối chậm so với thế giới, tuy nhiên thiệt hại gây ra là không hề nhỏ. Do nội lực của nền kinh tế nước nhà còn yếu và đã hội nhập mức độ vào nền kinh tế thế giới, nhất là sau khi gia nhập WTO.
Khủng hoảng đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Nguồn vốn FDI có nguy cơ giảm, một số công ty mẹ ở chính quốc yêu cầu các chi nhánh tại Việt Nam phải giảm đầu tư để rút vốn về tháo gỡ khó khăn cho công ty mẹ. Việc giải ngân vốn FDI cũng có thể sẽ giảm, khi mà trong tình hình khó khăn hiện nay, các công ty đầu tư vào Việt Nam sẽ thận trọng hơn trong kế hoạch tài chính và đầu tư. Thêm vào đó, hầu hết các dự án đầu tư nói chung, dự án FDI nói riêng, phần nợ vay thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính đang gặp khó khăn sẽ làm cho nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân. Ngay cả các dự án FDI đang triển khai cũng có thể bị chững lại, vì rất có thể, các công ty sẽ phải
_
cân đối lại nguồn vốn, chủ đầu tư bị tổn thương lớn từ cuộc khủng hoảng này, thì có thể bị tạm dừng triển khai, thậm chí rút bỏ.
Số vốn ODA cam kết và giải ngân tại Việt Nam trong thời gian tới có xu hướng giảm do nguồn vốn đầu tư của cá tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế và dự trữ cho vay của các nước phát triển được cân đối lại để bình ổn thị trường tài chính.
Huy động vốn gián tiếp vào thị trường cổ phiếu Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất khó khăn do các nhà đầu tư sẽ hướng tới các kênh đầu tư an toàn. Việc huy động vốn thông qua thị trường vốn khó khăn trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính của cá doanh nghiệp lên cao.
Một khía cạnh khác của đầu tư gián tiếp là các giao dịch chênh lệch lãi suất nhằm hưởng lợi trong khi tỷ giá ổn định. Các giao dịch này thường mang tính đầu cơ ngắn hạn. Với lãi suất toàn cầu sụt giảm và chính sách neo tỷ giá VND vào USD của Việt Nam, trong khi lãi suất VND vẫn ở mức cao, có thể dòng vốn này sẽ chảy vào trong một số giai đoạn nhất định nhằm khai thác cơ hội chênh lệch. Trong những trường hợp thoái vốn, dòng vốn này có thể toạ áp lực tỷ giá cho VND.
Dòng kiều hối từ trước đến nay vẫn là một dòng ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả trong thời kỳ kinh tế toàn cầu có khó khăn. Trong một vài năm trở lại đây, dòng kiều hối về Việt Nam tăng mạnh, với mức doanh số 8-10 tỷ USD/năm. Ngoài mục đích hỗ trợ thân nhân và đàu tư vào chứng khoán và bất động sản – những lĩnh vực hiện nay không còn nóng nhưn trước. Hơn nữa, một phần lớn nguồn kiều hối về Việt Nam lại từ Mỹ, nơi tăng trưởng kinh tế đang sa sút và
_
tình trạng thất nghiệp gia tăng. Điều này khiến cho dòng tiền kiều hối trong những năm tới có thể suy giảm.
Tuy đầu tư nước ngoài được dự báo là sẽ khó khăn hơn trong những năm tới, nhưng Việt Nam có thể có những cơ hội nất định qua cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Dòng vốn thế giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định, mà Việt Nam lại đang có những lợi thế trong hai nhân tố này.
Nền kinh tế Việt Nam tuy quy mô còn nhỏ so với nhiều nền kinh tế khác, nhưng lại là nền kinh tế có độ mở lớn với tổng giá trị xuất nhập khẩu lớn gấp 1.5 lần GDP. FDI và ODA chiếm tỉ trọng lớn trong tổng đầu tư xã hội, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc gia, nền kinh tế đã hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới về nhiều mặt, vì vậy tác động của khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới sẽ rất nặng nề đối với Việt Nam, nhất là với lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức.