Các chỉ tiêu gián tiếp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh hải dương (Trang 33 - 40)

− Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ:

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu, hoặc mua của khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu. Khi NH thực hiện nghiệp vụ TTQT càng nhiều thì việc mua bán ngoại tệ cũng tăng lên làm tăng nguồn thu từ kinh doanh ngoại tệ. Như vậy hoạt động TTQT đã góp phần rất lớn thúc đẩy hoạt

_

động kinh doanh ngoại tệ, tạo khả năng tăng doanh thu dịch vụ, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng.

− Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tài trợ XNK:

Trong hoạt động ngoại thương, đối với nhà xuất khẩu từ khi nhận được đơn đặt hàng cho đến khi nhận được tiền hàng xuất khẩu thường phải mất một thời gian khá dài, do đó ngoài nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng như phát hành L/C, thông báo L/C, mua bán ngoại tệ,… nhà XK còn có nhu cầu được tài trợ cho hoạt động xuất khẩu trước và sau khi giao hàng. Chẳng hạn ngân hàng cho nhà XK vay vốn để sản xuất, chiết khấu, tư vấn để thiết lập bộ chứng từ. Đối với nhà NK thì ngân hàng có thể tài trợ bằng cách tài trợ ký quỹ mở L/C, cho vay thanh toán và phát hành bảo lãnh nhận hàng.

− Tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng.

Các doanh nghiệp kinh doanh không chỉ dựa trên vốn tự có của mình mà còn cần rất nhiều nguồn vốn từ bên ngoài mà nguồn vốn vay ngân hàng là một trong số đó. Đối với các doanh nghiệp tham gia TMQT thì ngân hàng có uy tín trong TTQT sẽ là nơi họ ưu tiên tìm đến để vay. Hơn nữa khi nghiệp vụ TTQT được thực hiện an toàn thì nghiệp vụ cho vay của ngân hàng đối với các món vay thu mua hàng xuất khẩu hoặc cho vay trên cơ sở bộ chứng từ sẽ thu hồi được cả gốc và lãi, làm tăng hiệu quả cho hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng.

− Tăng cường nguồn vốn đặc biệt là vốn ngoại tệ.

Đối với một ngân hàng thì không chỉ cần nguồn vốn nội tệ để phục vụ cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nước sử dụng cho các nhu cầu đòi hỏi chi trả

_

bằng nội tệ mà còn cần nguồn vốn ngoại tệ để phục vụ cho tổ chức cá nhân nước ngoài hoặc trong nước có nhu cầu chi trả bằng ngoại tệ. Thực hiện TTQT đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ có các loại ngoại tệ để phục vụ nhu cầu của tổ chức, cá nhân và đồng thời cũng thu hút được nguồn ngoại tệ do các tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng.

− Tăng cường và củng cố uy tín của ngân hàng trong nước và quốc tế.

Khi thực hiện TTQT, Ngân hàng có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với môi trường quốc tế đòi hỏi tuân thủ chặt chẽ các quy định quốc tế do đó tạo cho ngân hàng phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn để đáp ứng tốt yêu cầu. Khi thực hiện tốt việc TTQT ngân hàng sẽ được biết đến nhiều hơn, tăng thêm uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế.

− Tăng cường và hỗ trợ các dịch vụ ngân hàng khác như chiết khấu, bảo lãnh:

Khi tham gia hoạt động ngoại thương các doanh nghiệp rất cần đến sự tài trợ của ngân hàng về vốn và cả uy tín đặc biệt trong thương mại quốc tế thì nhu cầu này càng cần thiết vì Việt Nam hội nhập chưa sâu và doanh ngihệp Việt Nam uy tín chưa cao trên thị trường quốc tế. TTQT là cầu nối quan trọng để doanh nghiệp tìm đến ngân hàng không chỉ sử dụng dịch vụ thanh toán mà còn sử dụng nhiều dịch vụ khác nếu chất lượng thanh toán của ngân hàng tốt.

1.8. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động TTQT.

1.8.1. Nhân tố khách quan

a) Môi trường kinh tế:

_

− Hệ thống ngân hàng cũng là một bộ phận cấu thành nên nền kinh tế, vì thế ngân hàng không những tác động mà còn chịu ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế chung. Đặc biệt với hoạt động TTQT, khi mà ngân hàng không thể hoạt động độc lập mà phải có liên hệ ràng buộc với các ngân hàng khác, chủ thể khác trên thế giới, thì tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô lại càng rõ ràng.

− Những yếu tố như tốc độ tăng trưởng, độ mở của nền kinh tế, môi trường đầu tư nước ngoài,…là những yếu tố tác động lớn tới hoạt động TTQT. Trong đó đáng kể nhất phải kể đến yếu tố về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế bị kìm hãm, sản xuất bị thu hẹp, xuất khẩu bị hạn chế do nhu cầu quốc tế giảm, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu sử dụng các dịch vụ TTQT tại ngân hàng.

− Mức độ mở của nền kinh tế càng cao, thể hiện qua tỉ lệ doanh số XNK trên tổng GDP cao, tức là hoạt động xuất nhập khẩu đem lại nguồn thu lớn cho đất nước cũng đồng nghĩa với việc hoạt động TTQT càng được mở rộng và phát triển. − Sự phát triển của thị trường tài chính cũng ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động

TTQT. Một thị trường tài chính phát triển, linh hoạt, liên kết chặt chẽ với thị trường tài chính quốc tế sẽ không chỉ giúp luồng vốn lưu thông một cách trơn tru, mà còn cải thiện khả năng thanh khoản cho khách hàng và ngân hàng.

b) Môi trường chính trị

Tính ổn định về chính trị luôn là một trong các yếu tố được xem xét đối với bất kỳ một nhà đầu tư nào. Môi trường chính trị với nhiều biến cố bất thường sẽ khiến cho khách hàng và ngân hàng đối tác từ chối giao dịch hoặc không ký kết

_

hợp đồng. Việc này sẽ làm cho cả ngân hàng và khách hàng bị tổn thất, khách hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh, đối diện nguy cơ mất bạn hàng. Ngân hàng bị ảnh hưởng uy tín quốc tế, mất thị trường.

c) Môi trường pháp lý

Tương tự như môi trường chính trị, môi trường pháp lý cũng cần sự ổn định, rõ ràng, minh bạch. Với hoạt động TTQT đặc thù là hoạt động ở quy mô toàn cầu, hệ thống pháp lý cần phải chặt chẽ để có thể bảo vệ cho các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước, đồng thời cũng hài hoà với luật và thông lệ quốc tế, để có thể dễ dàng hội nhập với toàn cầu.

1.8.2. Nhân tố chủ quan (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Tiềm lực của bản thân ngân hàng

Tiềm lực được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả tiềm lực về tài chính, công nghệ, trình độ cán bộ của ngân hàng. Không thể phủ nhận rằng một ngân hàng có tiềm lực vững mạnh về tài chính sẽ dễ dàng hơn trong việc triển khai nâng cao và mở rộng các hoạt động TTQT của mình. Cụ thể như chủ động hơn về vốn, đủ khả năng thực hiện các hợp đồng quy mô lớn, ngoài ra cũng sẵn sàng chi trả các chi phí để có thể mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý. Tài chính tốt cũng giúp ngân hàng mạnh tay hơn trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ, để có thể hỗ trợ tốt hơn cho các giao dịch TTQT. Đi đôi với đó là việc đào tạo cán bộ có trình độ năng lực cao, làm chủ được các công nghệ hiện đại và thành thạo các nghiệp vụ TTQT, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ.

b) Uy tín

_

Với bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào thì yếu tố uy tín cũng là một trong các yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành bại của hoạt động kinh doanh đó. Hoạt động của ngân hàng nói chung, và TTQT nói riêng lại càng cần tới uy tín, không chỉ với khách hàng của mình, mà còn với các ngân hàng đối tác. Uy tín của ngân hàng không thể có được chỉ trong thời gian ngắn, mà cần có quá trình lâu dài để có thể gây dựng nên.

c) Chiến lược kinh doanh

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng, không chỉ ngân hàng trong nước mà còn cả các ngân hàng nước ngoài, mỗi ngân hàng muốn tồn tại và phát triển được cần có chiến lược cạnh tranh khôn ngoan của riêng mình. Đây chính là chìa khoá quyết định sự thành công của các ngân hàng. Không có một khuôn mẫu cụ thể nào có thể dùng để áp dụng cho mọi ngân hàng, mà mỗi ngân hàng cần tuỳ theo năng lực, đặc điểm cụ thể của ngân hàng mình, bối cảnh kinh tế chính trị chi phối, mà từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý.

_

Tóm tắt chương 1.

Hoạt động TTQT là một hoạt động có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Không đơn thuần chỉ là một hoạt động mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng, hoạt động TTQT còn là cầu nối giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ của mình ra nước ngoài, từ đó tạo bàn đạp để mở rộng thị trường, mở rộng mạng lưới khách hàng, tăng cường uy tín của mình. Ngoài ra hoạt động TTQT còn góp phần bổ trợ cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Thực hiện tối hoạt động TTQT sẽ tạo điều kiện phát triển các hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác. Mục đích chương 1 xoay quanh những lý luận cơ bản về TTQT, trên cơ sở lý luận đó để đánh giá thực trạng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh tỉnh Hải Dương, qua đó đưa ra giải pháp và kiến nghị phù hợp nhằm mở rộng và phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng.

_

Chương 2. Thực trạng chất lượng họat động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mai cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh hải dương (Trang 33 - 40)