Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh hải dương (Trang 88 - 90)

8. Tỉ lệ thu lãi cho vay, tiền

3.3.1 Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành liên quan

_

Nhà nước cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động TTQT và kinh doanh tiền tệ đầy đủ, rõ ràng, đồng bộ, minh bạch, phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Ban hành các chính sách và cơ chế thích hợp vừa phù hợp với lộ trình thực hiện cam kết của WTO trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng vừa bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước trước sự tham gia ngàycàng rộng lớn của các tập đoàn tài chính lớn nước ngoài.

Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng trong việc đầu tư nhằm hiện đại hóa ngân hàng.Công tác xúc tiến thương mại cần được củng cố và duy trì thường xuyên, thông qua các tham tán thương mại của Việt Nam ở nước ngoài, giới thiệu các ngân hàng trong nước đến nước ngoài, đồng thời cung cấp các thông tin về các ngân hàng nước ngoài cho các ngân hàng trong nước.

Kiến nghị tới bộ công thương: − Cải thiện cán cân thương mại:

Việc cán cân thương mại của Việt Nam liên tục trong tình trạng thâm hụt khiến cho cung cầu ngoại tệ không cân đối, dẫn tới tình trạng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường gây khó khăn trong họat động TTQT. Để cải thiện cán cân thương mại bộ công thương cần có chính sách thúc đẩy xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các thủ tục hành chính rườm rà cần được giảm bớt, cần có các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK, bằng cách cho vay vốn đổi mới công nghệ, tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với chính phủ, các bộ ngành liên quan để kịp thời tháo gỡ vướng mắc khó khăn.

_

Nhập siêu cần được kìm chế bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu, thay đổi cơ cấu nhập khẩu, đồng thời với thúc đẩy phát triển thị trường hàng hoá và thị trường yếu tố đầu vào nội địa thông qua mở rộng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ.

− Tăng cường công tác xúc tiến thương mại:

Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu và cá đối tác nước ngoài do nguồn cung cấp thông tin từ hội chợ, triển lãm thương mại, thông tin từ phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam... lại rất hạn chế. Các doanh nghiệp chưa đủ khả năng để mở văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài mà chủ yếu tìm kiếm đối tác thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước thông tin về thị trường và đối tác nước ngoài, giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng, nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường để từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài, đồng thời cung cấp thông tin về nhà XK nước ngoài cho nhà NK trong nước để tránh tình trạng bị lừa đảo trong kinh doanh.

Ngoài ra, công tác đàm phán cũng cần được coi trọng, cần nghiêm chỉnh thực hiện các hiệp định kinh tế - thương mại với các nước, các tổ chức quốc tế, tạo tiền đề cho hoạt động xuất nhập khẩu phát triển. Đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ưu tiên cho các dự án sản xuất kinh doanh hàng XK, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam, chi nhánh hải dương (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w