Phƣơng pháp lênmen bằng vi sinh vật

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng sản xuất cồn etylic với năng suất 2000 lít ngày (Trang 35 - 37)

b. Nhận xét về nội dung của luận văn tốt nghiệp

3.1.2 Phƣơng pháp lênmen bằng vi sinh vật

Nếu đi từ nguyên liệu là nƣớc ép quả, nƣớc rỉ đƣờng thì sau khi xử lý, cho giống nấm men vào và cho lên men. Sau đó đem chƣng cất, tinh chế thu đƣợc rƣợu Etylic. Nếu đi từ nguyên liệu chứa tinh bột thì tuỳ theo cách sử dụng tác nhân để thuỷ phân tinh bột thành đƣờng mà phƣơng pháp sản xuất rƣợu có thể có nhiều cách khác nhau, do tác nhân của quá trình này quyết định đến hiệu suất tổng thu hồi rƣợu nên phƣơng pháp sản xuất rƣợu đƣợc mang tên của các phƣơng pháp đƣờng hoá:

Phƣơng pháp Axit: sử dụng axit clohydric hoặc sunfuric để thuỷ phân tinh bột thành đƣờng. Ƣu điểm: không những chuyển hoá triệt để tinh bột thành đƣờng mà còn chuyển hoá một phần xenluloza thành đƣờng. Nhƣợc điểm: tạo nhiều sản phẩm phụ, sử dụng thiết bị chịu axit, hiệu suất thu hồi thấp.

Phƣơng pháp Maltaza (phƣơng pháp Malt- Amylaza): sử dụng enzyme amylaza của malt để chuyển hoá tinh bột thành đƣờng lên men. Ƣu điểm: thời gian đƣờng hoá ngắn, sản phẩm chất lƣợng tốt, ít bị nhiễm khuẩn. Nhƣợc điểm: hiệu suất đƣờng hoá không cao, không triệt để, giá thành sản phấm cao,chỉ áp dụng đối với các nƣớc xứ lạnh, tỉ lệ malt sử dụng so với hàm lƣợng tinh bột có trong nguyên liệu cao.

Phƣơng pháp MTB (phƣơng pháp men thuốc bắc): men thuốc bắc là một chế phẩm có môi trƣờng cơ bản là tinh bột, bài thuốc cái, và men gốc. Ƣu điểm: rƣợu có mùi vị thơm ngon. Nhƣợc điểm: hiệu suất đƣờng hoá không cao, dễ nhiễm tạp khuẩn, tạo nhiều sản phẩm phụ, hiệu suất tổng thu hồi thấp.

SVTH: Trần Trọng Nguyên 10 Phƣơng pháp Amylomyces – Rouxii: thuỷ phân tinh bột bằng nấm mốc. Ƣu điểm: hiệu suất tổng thu hồi cao, dễ cơ giới hoá và tự động hoá. Nhƣợc điểm: chu kì sản xuất kéo dài, dễ nhiễm khuẩn, tiêu hao điện, nƣớc, không khí nén vô trùng và hơi nhiệt nhiều hơn so với phƣơng pháp khác.

Phƣơng pháp Mycor – Malt: nguyên liệu chứa tinh bột đƣợc thuỷ phân bằng amylaza của malt hoặc amylaza của nấm mốc Apergillus niger hoặc Apergillus oryzae. Thời gian thuỷ phân từ 46 giờ, dịch thuỷ phân đƣợc tiệt trùng và lên men trong 48 giờ rồi đem đi chƣng cất, tinh chế. Ƣu điểm: rút ngắn chu trình sản xuất, đỡ nhiễm khuẩn hơn, hiệu suất thu hồi cao hơn. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp sản xuất rƣợu etylic.

Từ những ƣu nhƣợc điểm của các phƣơng pháp nêu trên kết hợp với nội dung đề tài “ Thiết kế nhà máy sản xuất cồn Etylic từ nguyên liệu tinh bột (gạo tấm) năng suất 2000 lít cồn thành phẩm/ngày” cùng với những kiến thức đã học, em chọn sản xuất cồn theo phƣơng pháp Mycor – Malt.

Chương 3. Dây chuyền công nghệ

SVTH: Trần Trọng Nguyên 11

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng sản xuất cồn etylic với năng suất 2000 lít ngày (Trang 35 - 37)