Các biện pháp nâng cao hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu

Một phần của tài liệu Dạy học hình thành các biểu tượng toán cho trẻ 3 4 tuổi qua các giờ học không chủ đích (Trang 51 - 61)

6. Cấu trúc khoá luận

2.3. Các biện pháp nâng cao hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mẫu

mẫu giáo bé trong giờ học không chủ đích

a. Biện pháp 1: Sử dụng đồ dùng trực quan.

- Mục đích: thể hiện ở việc giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng hợp lý các đồ dùng trực quan, ở sự kết hợp đúng đắn giữa việc tri giác trực tiếp các đối

tượng và hiện tượng với lời nói, ở việc hướng dẫn trẻ khảo sát sự vật, hiện tượng bằng nhiều cách khác nhau, nhờ các giác quan.

- Cách sử dụng: Giáo viên cầm vật mẫu trên tay hoặc để ở nơi tất cả trẻ đều nhìn thấy, hoặc gắn lên bảng. Hướng dẫn trẻ quan sát từ tổng thể đến chi tiết, sau đó cô đàm thoại với trẻ về nội dung mà giáo viên muốn hình thành ở trẻ.

Ví dụ 1: Trong giờ học cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Giáo viên kể chuyện kết hợp tranh cho trẻ nghe, sau đó giáo viên hỏi:

+ Trong truyện có bao nhiêu nhân vật? Sau khi trẻ trả lời xong, giáo viên đưa tranh ra cho trẻ đếm và để trẻ biết được câu trả lời của mình có đúng không

+ Giáo viên cho trẻ quan sát tranh và xác định không gian xung quanh bức tranh như: Trong bức tranh có cái cây được trồng bên nào?..

Ví dụ 2: Khi cho trẻ dạo chơi, giáo viên cho trẻ quan sát cây hoa cúc, cô sẽ cho trẻ quan sát tất cả đặc điểm màu sắc của cây cúc như:

Lá hoa màu gì? Thân màu gì?...

Cô cho trẻ quan sát tất cả các đặc điểm đặc trưng bên ngoài, sau đó cô mới cho trẻ đếm số hoa, lá có trên cây…để giúp trẻ ôn luyện củng cố về các số…

b. Biện pháp 2: Sử dụng hệ thống câu hỏi

- Mục đích: Hệ thống câu hỏi có tác dụng bổ sung, minh họa cho phương pháp dạy học trực quan, nó giúp trẻ nhận biết được những đặc điểm bên trong của đối tượng, bởi lẽ trẻ không thể nhận biết được những đặc điểm này với sự giúp đỡ của các giác quan. Sử dụng hệ thống câu hỏi còn góp phần phát triển tư duy logic, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán có chủ đích cũng như không có chủ đích bao gồm những câu hỏi đơn giản nhất, đó là các câu hỏi về đặc điểm bên ngoài của đối tượng, rồi đến các câu hỏi nhận thức sao chép và đến câu hỏi phức tạp hơn là những câu hỏi nhận thức sáng tạo. Tùy theo các yêu cầu của tình huống, hoàn cảnh cụ thể trong mỗi hoạt động mà cô giáo sẽ lựa chọn các câu hỏi sao cho phù hợp. Mặt khác các câu hỏi cần phải đảm bảo:

+ Cụ thể, rõ ràng, có logic, ngắn gọn, dễ hiểu đối với trẻ.

+ Đa dạng các hình thức (cùng một nội dung hỏi nhưng có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau)

Ví dụ: Trong hoạt động dạo chơi xung quanh sân trường, cô muốn hỏi trẻ vườn cây của bé được trồng những loại cây nào, cô có thể đưa ra một số cách đặt câu hỏi như sau:

Các con nhìn xem vườn cây của bé có những loại cây nào nhỉ? Hoặc

Vườn cây của bé có cây gì đây nhỉ?...

+ Hệ thống câu hỏi phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, nhằm giúp trẻ phân tích, so sánh, đối chiếu, phát hiện rồi đi đến khái quát hóa vấn đề cần củng cố và lĩnh hội.

+ Số lượng câu hỏi vừa đủ, không nên nhiều quá, sao cho phù hợp với mục đích của các buổi học không chủ đích.

c. Biện pháp 3: Sử dụng hành động mẫu của giáo viên

- Mục đích:

Sử dụng hành động mẫu được coi là một biện pháp minh họa và nó cũng được coi là một phương pháp dạy học có tính trực quan thực hành.

Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo bé, giáo viên cần sử dụng những hành động mẫu có kèm theo lời minh họa.

Ví dụ: Hành động mẫu có lời nói minh họa có thể dùng trong các hoạt động vui chơi ngoài trời, giáo viên làm rồi trẻ làm theo, để trẻ thực hiện đúng các yêu cầu của cô đưa ra trong trò chơi. Ngoài ra, giáo viên có thể sử dụng các dạng hác nhau của hành động mẫu như: Giáo viên mời một trẻ khá lên làm mẫu cho cả lớp quan sát và giáo viên giảng giải kèm theo.

Một dạng khác là giáo viên và trẻ cùng thực hiện hành động mẫu. Ví dụ: Cô thực hiện hoạt động đếm bông hoa trong vườn hoa, còn trẻ thực hiện đếm trước mắt.

KẾT LUẬN

Cho trẻ làm quen với toán có một vị trí đặc biệt trong việc giáo dục trí tuệ của trẻ mẫu giáo, nó đạt nền móng cho sự phát triển tư duy, năng lực nhận biết của trẻ, góp phần quan trọng vào sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ và chuẩn bị cho trẻ tới trường phổ thông. Đối với trẻ 3 - 4 tuổi lượng kiến thức đưa vào phải ở mức độ đơn giản nhất.

Chúng ta thấy rằng, hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Trong hoạt động học không chủ đích hình thành biểu tượng toán cho trẻ qua các trò chơi học tập phù hợp với nhu cầu chơi của trẻ sẽ có tác dụng nâng cao hứng thú với giờ học và khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ đích, phát triển tính tích cực của trẻ trong việc nhận biết các kiến thức toán học cho trẻ. Hơn nữa, các kiến thức toán học vốn khô khan và trìu tượng, mà ngược lại nhận thức của trẻ còn hạn chế, tư duy trực quan chiếm ưu thế, do vậy trẻ không thể tiếp thu các kiến thức đó bằng cách cô giảng- trẻ tiếp thu. Do đó, việc đưa các trò chơi học tập trở thành hình thức để tổ chức dạy trẻ làm quen với các biểu tượng toán học là khoa học và hợp lí, đó là con đường truyền tải tri thức tới trẻ khoa học và hiệu quả nhất. Trẻ hứng thú học tập, dễ hiểu dễ nhớ bài, ôn luyện các kiến thức đã học trên các giờ học có chủ đích, trẻ không căng thẳng, mệt mỏi… Các cô giáo mầm non cố gắng thay vì giảng bài bằng lời hãy tổ chức các trò chơi học tập trong các hoạt động học có chủ đích, cung cấp cho trẻ các kiến thức toán học sơ đẳng, ban đầu.

Việc hình thành các biểu tượng toán cho trẻ phải luôn được củng cố qua các giờ học không chủ đích như: Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động ngoại khóa… Bên cạnh đó, giáo viên cần tìm tòi những dạng bài tập, trò chơi mới giúp trẻ củng cố kiến thức nhanh, rèn luyện các kĩ năng.

Khóa luận của tôi đến đây cơ bản đã hoàn thành, các nhiệm vụ đề ra đã được thực hiện. Tuy nhiên và thời gian và phạm vi thực tập không cho phép

nên khoa luận “Dạy học hình thành các biểu tượng toán cho trẻ 3 - 4 tuổi

qua các giờ học không chủ đích” còn nhiều thiếu sót. Nếu có dịp quay lại

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đào Thanh Âm (2005), Giáo dục học Mầm non, Nxb Đại học sư phạm.

2.Đỗ Thị Minh Nhiên (2010), Phương pháp hình thành biểu tượng toán học

sơ đẳng cho trẻ Mầm non, Nxb Đại học sư phạm.

3.Đinh Thị Nhung (2006), Toán và các phương pháp hình thành các biểu

tượng toán cho trẻ mầm non, quyển 1, Nxb Đại học quốc gia Hà nội.

4.Trang webside:

 Google.com

 www.mầmnon.com

PHỤ LỤC

PHIẾU ĐIỀU TRA

Việc dạy học các biểu tượng toán cho trẻ 3 - 4 tuổi qua các hoạt động không chủ đích.

Xin Cô vui lòng đánh dấu “X” vào trước ý kiến cô đồng ý nhất. Kết quả của phiếu điều tra này chỉ mang tính tham khảo.

Em xin chân thành cảm ơn!

Câu 1: Theo cô, có những cách hình thức dạy học nào để hình thành các biểu tượng toán cho trẻ:

a. Dạy học trong những giờ học có chủ đích. b. Dạy học trong những giờ học không chủ đích. c. Phối hợp cả 2 hình thức trên.

Câu 2: Theo cô, vai trò của việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua các hoạt động không chủ đích là:

a. Rất quan trọng. b. Quan trọng.

c. Không quan trọng.

Câu 3: Theo cô có những hình thức dạy học không chủ đích nào để dạy học hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ 3 - 4 tuổi.

……….

………..

………

Câu 4: Xin cô nêu một ví dụ minh họa dạy học hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ thông qua các hoạt động không chủ đích.

………

………

………

………..

Câu 5: Xin cô vui lòng cho biết những khó khăn của giáo viên khi dạy học các biểu tượng toán cho trẻ thông qua các hoạt động không chủ đích. ………

………

………

Một phần của tài liệu Dạy học hình thành các biểu tượng toán cho trẻ 3 4 tuổi qua các giờ học không chủ đích (Trang 51 - 61)