0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Các hình thức

Một phần của tài liệu DẠY HỌC HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ 3 4 TUỔI QUA CÁC GIỜ HỌC KHÔNG CHỦ ĐÍCH (Trang 43 -46 )

6. Cấu trúc khoá luận

2.1.3 Các hình thức

Hoạt động dạy học hình thành các biểu tượng toán cho trẻ tạo điều kiện mở rộng sự hiểu biết của trẻ về các mối quan hệ khác trong môi trường xung quanh về mọi mặt. Đây là cơ hội để trẻ củng cố và mở rộng sự hiểu biết của mình qua các hoạt động đa dạng ngoài giờ học, như: Hoạt động vui chơi, hoạt động góc,…

a. Tổ chức trong hoạt động vui chơi

Vui chơi chỉ là phương tiện vì vậy khi thiết kế, tổ chức các trò chơi thì luật chơi phải mang nội dung toán học, phải thể hiện được một mục đích yêu cầu cụ thể của môn toán để qua chơi giúp trẻ củng cố các kiến thức, rèn luyện các kĩ năng. Đồng thời, giúp cô giáo kiểm tra, đánh giá được sự hiểu biết của trẻ.

Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Kéo co”. Cách tiến hành: - Trước khi 2 đội kéo co: cô cho trẻ đếm số lượng bạn tham gia chơi (như 5 bạn trai, 2 bạn gái) cho trẻ nhận xét về màu sắc trang phục của 2 đội chơi (đội áo màu xanh và đội áo màu đỏ).

- Khi kết thúc trò chơi: cô hỏi trẻ đội nào thắng cuộc, đội nào thua cuộc? Vì sao? (câu hỏi này sẽ giúp trẻ nhận biết được nhiều hơn - ít hơn của 2

b. Tổ chức trong các buổi đi dạo, tham quan.

Tham quan, đi dạo là một trong những hoạt động rất quan trọng đối với trẻ mầm non. Đây cũng là hoạt động quan trọng để hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ.

Ví dụ: Trong buổi tổ chức cho trẻ đi dạo xung quanh trường, giáo viên hình thành, ôn luyện cho trẻ 1 số biểu tượng toán học như:

- Cho trẻ quan sát vườn cây của trẻ, hỏi trẻ số lượng cây có trong vườn + Có mấy cây Nhãn trong vườn cây các con nhỉ?

(cô chỉ từng cây cho trẻ đếm) + Còn cây hoa hồng thì sao? +Có mấy bông hồng?...

Từ đó, giúp trẻ hình thành về các con số từ 1 - 5. Giúp trẻ có nền tảng tốt trong các lứa tuổi tiếp theo.

c. Tổ chức dạy trong môi trường sinh hoạt hàng ngày.

Ví dụ: Trong lúc xếp bàn ăn cô cho trẻ chia bát, thìa,… xếp tương ứng với vị trí ngồi của trẻ, như:

+ Mỗi bàn ăn gồm có 8 bạn ngồi thì mỗi bạn sẽ cần một loại đồ dùng tương ứng với mình đó là bát, thìa, ghế… Qua đây, trẻ sẽ được ôn luyện, củng cố lại về tương ứng 1 - 1.

+ Khi ăn cơm trẻ biết cách cầm bát ăn và thìa ăn đúng tay, như: Tay cầm bát ăn cơm là tay gì?

Tay cầm thìa ăn cơm là tay gì?

+ Ngoài ra trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, mỗi trẻ còn có những đồ dùng cá nhân có in hình riêng của mình. Từ đó trẻ sẽ hình thành được thói quen là mình sẽ tương ứng với kí hiệu đó.

d. Tổ chức dạy trong các giờ học khác.

- Trong giờ học của các môn học khác cô tận dụng các cơ hội, tạo điều kiện để trẻ được củng cố các biểu tượng toán đã học.

Ví dụ: Trong giờ tìm hiểu môi trường xung quanh cho trẻ củng cố khả năng phân loại, luyện đếm,… như: đếm, phân loại số con vật mà hôm nay trẻ được khám phá trong giờ học này.

- Trong các giờ học này toán là phương tiện để trẻ thực hiện mục đích, yêu cầu của các môn học khác. Đồng thời, qua các giờ học đó giúp trẻ củng cố một số biểu tượng toán học khác.

Ví dụ: Trong giờ khám phá khoa học, với chủ đề là thế giới động vật, trẻ có thể sử dụng hiểu biết của mình về tập hợp để phân loại các con vật thành các nhóm:

+ Động vật 2 chân - Động vật 4 chân.

+ Vật nuôi trong gia đình - Vật sống trong rừng. + Vật sống trên cạn - Vật sống dưới nước.

Mặt khác, khi cô cho trẻ đếm số vật trong mỗi nhóm, so sánh số lượng các nhóm hoặc so sánh kích thước giữa các con vật, đã giúp trẻ củng cố kiến thức về: Đếm – kích thước,…

e. Tổ chức dạy trong các hoạt động góc.

Ví dụ : Trong góc phân vai trẻ nhập vai là người mua hàng và bán hàng + Người mua hàng trước khi đi mua cần biết: Gia đình mình cần mua những đồ dùng gì, mua mấy cái, mỗi người cần bao nhiêu? Như:

“Nhà mình có 4 người thì cần mua 4 cái bát, 4 chai nước,…”

+ Còn với người bán hàng: Khi có người mua phải vui vẻ mời chào, biết giới thiệu sản phẩm của cửa hàng và quan trọng là biết trả lại tiền thừa cho khách… điều này rất quan trọng giúp trẻ hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng và bắt đầu trẻ làm quen với các phép tính (phép “+”, phép “-”).

2.2. Dạy học các biểu tượng toán thông qua hoạt động không chủ đích cho trẻ 3 - 4 tuổi


Một phần của tài liệu DẠY HỌC HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG TOÁN CHO TRẺ 3 4 TUỔI QUA CÁC GIỜ HỌC KHÔNG CHỦ ĐÍCH (Trang 43 -46 )

×