6. Cấu trúc khoá luận
1.1.6. Các phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học toán cho
4 tuổi
1.1.6.1. Các phương pháp dạy học toán cho trẻ
Phương pháp nói chung là một khái niệm trừu tượng, vì nó không mô tả những trạng thái, những tồn tại tĩnh trong hiện thực, mà nó chủ yếu chỉ mô tả phương hướng vận động trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Theo nghĩa chung nhất thì “phương pháp là con đường, là cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tượng theo mục đích đã định”. Như vậy phương pháp là một phạm trù mang tính biện chứng, nó không phải là bất biến, mà có thể thay đổi theo sự thay đổi của thực tiễn để đáp ứng với các nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Vì vậy khi sử dụng chúng con người có thể lựa chọn, kết hợp, thay đổi chúng và thậm trí có thể tìm kiếm các phương pháp mới. Việc xác định đúng phương pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết công việc để đạt mục đích đề ra.
Trong khoa học sư phạm, thuật ngữ phương pháp được sử dụng rộng rãi với nội hàm ở các cấp độ khái quát khác nhau. Ở cấp độ đầu tiên phương pháp được coi là hệ thống các nguyên tắc chủ yếu nêu lên những phương hướng xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức dạy học trong những điều kiện cụ thể để đạt mục đích đề ra. Với ý nghĩa này phương pháp đồng nghĩa với chiến lược hành động chung nhất - phương hướng để đạt mục tiêu môn học. Ở cấp độ hai, phương pháp là cách thức tổ chức, là phương thức phối hợp hoạt động chung giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học
cùng, phương pháp là thủ pháp. Đó chính là các hành động, các thao tác cụ thể nối tiếp nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập nào đó. Như vậy, chúng ta có thể nghiên cứu phương pháp dạy học ở ba cấp độ này.
Trong lí luận dạy học mầm non, các nhà giáo dục: A.V Daporodet, A.I Xorokina… chỉ ra rằng, sự lĩnh hội nội dung của kiến thức này hay kiến thức khác là kết quả hoạt động nhận biết của trẻ được nhà giáo dục tổ chức tương ứng với những đặc điểm của nội dung dạy học. Kiến thức luôn là sản phẩm của những thao tác nhận biết nhất định của trẻ. Trên cơ sở đó phương pháp dạy học mẫu giáo được xem như là cách thức hướng dẫn của nhà giáo dục với trẻ mầm non nhằm mục đích lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển những năng lực khác. Các nhà nghiên cứu cho rằng, trong dạy học đôi khi hoạt động nhận biết của trẻ gắn liền với hoạt động thực tiễn và đóng vai trò giáo dục, dạy học.
Với định nghĩa này phương pháp dạy học mầm non không chỉ được xem xét dưới góc độ nhà giáo dục đưa kiến thức đến cho trẻ theo cách thức nào, mà còn xem cả hoạt động nhận thức của trẻ diễn ra như thế nào, bởi những kiến thức mà trẻ nắm được là sản phẩm của chính hoạt động của trẻ chứ không phải của nhà giáo dục. Thông qua các hoạt động có tính chất khác nhau mà trẻ nắm được những kiến thức.Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động cho trẻ đóng vai trò quyết định nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức. Nên khi xác định phương pháp dạy học không chỉ xuất phát từ hoạt động của nhà giáo dục, mà còn từ tính chất của hoạt động nhận biết, hoạt động thực tiễn của trẻ.
Trong phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non thuật ngữ “phương pháp” được thể hiện với cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Phương pháp có thể là phương hướng tiếp cận việc chuẩn bị cho trẻ học toán ở trường tiểu học đã được hình thành trong lịch sử dạy toán như: phương pháp mô phỏng, phương pháp tính toán, phương pháp thao tác thuận nghịch.
Phương pháp còn được hiểu như các phương pháp, biện pháp dạy học cụ thể được sử dụng nhằm dạy học các biểu tượng toán cho trẻ.
Trong các hệ thống giáo dục của I.G.Pestalosu (1796 - 1828), Ph.Phrebel (1782 - 1852), M.Mongtersori (1870 - 1952) và một số các nhà giáo dục khác đã khẳng định sự cần thiết phải cho trẻ làm quen với toán và họ đã đưa ra những ý tưởng hoàn thiện các phương pháp dạy trẻ những kiến thức toán học sơ đẳng.
I.G Pestalosu là nhà giáo dục đầu tiên nghiên cứu vấn đề dạy học với trẻ nhỏ, ông phê phán mạnh mẽ phương pháp dạy học giáo điều đang thịnh hành thời kì đó và đưa ra cách thức dạy đếm cho trẻ trên cơ sở dạy trẻ nắm được các phép tính với các con số chứ không phải chỉ dựa trên sự ghi nhớ kết quả tính toán, từ đó giúp trẻ nắm những yếu tố đếm từ đơn giản đến phức tạp. Ông đề cao phương pháp dạy học trực quan trong việc giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức.
Các nhà giáo dục như: Ph. Phrebel, M.Mongtersori lại đánh giá cao vai trò của các phương pháp dạy học trực quan và thực hành.. Đặc biệt Ph. Phrebel đã đưa việc sử dụng trò chơi vào trong dạy học cho trẻ với chức năng của một phương pháp dạy học chính nhằm đem lại cho trẻ sự thoải mái, tự do khi học, tuy nhiên sự tự do cần mang tính tích cực và dựa trên sự độc lập của trẻ. Vai trò của giáo viên ở đây là tạo những điều kiện thuận lợi nhất để trẻ hoạt động…
Như vậy, phương pháp hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non được coi là tổ hợp các cách thức tổ chức các hoạt động của trẻ em trong quá trình hình thành biểu tượng toán cho trẻ nhằm mục đích giáo dục toán học cho trẻ mầm non.
Cùng với việc xây dựng khái niệm phương pháp dạy học, các nhà khoa học còn nghiên cứu sự phân loại chúng
- Các phương pháp dạy học thực hành: Luyện tập, phương pháp trò chơi.
- Các phương pháp dạy học trực quan
- Các phương pháp dạy học sử dụng lời nói: Các câu hỏi dựa trên sự tri giác và trí nhớ tái tạo, câu hỏi tái tạo có nhận thức, câu hỏi sáng tạo có nhận thức
1.1.6.2. Các hình thức tổ chức hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ 3 - 4 tuổi
Hình thức dạy học là một trong những thành phần cơ bản của quá trình dạy học. Trong lí luận dạy học “hình thức” được coi là phương thức tổ chức hoạt động học tập. Các hình thức dạy học cần đảm bảo cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học nhằm đạt được mục đích cuối cùng là giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ.
Các hình thức dạy học rất đa dạng, chúng phụ thuộc vào số lượng trẻ tham gia vào quá trình học, vào vị trí thời gian tiến hành tiết học, vào các phương thức hoạt động của trẻ và đồng thời cả vào những phương thức mà giáo viên sử dụng để tổ chức các hoạt động cho trẻ. Phụ thuộc số lượng trẻ tham gia vào quá trình học tập mà chúng ta có các hình thức dạy học như: dạy học với cá nhân trẻ, dạy học theo nhóm và dạy học với cả lớp.
* Dạy học có chủ đích (dạy học toán trong giờ học)
Có thể hiểu dạy học có chủ đích (dạy học toán trong giờ học) là một hoạt động trong đó giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển các hoạt động cho trẻ làm quen với toán, còn trẻ là người chủ động, tích cực nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng, phát triển năng lực nhận thức và hành động.
Do những yêu cầu ngày càng lớn của xã hội đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, do những điều kiện khách quan như kinh tế và đội ngũ giáo viên nên đã xuất hiện các hình thức dạy học khác phù hợp với tình hình thực tiễn, như: dạy học theo nhóm và dạy học với cả lớp. Hiện nay hình thức dạy học với cả lớp đang được sử dụng rất phổ biến. Ở hình thức dạy học này một giáo viên có thể dạy học với cả lớp trẻ, giữa những trẻ trong lớp có sự học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Hình thức dạy học này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của hình thức dạy học này là giáo viên khó có thể thực hiện được nguyên tắc cá biệt hóa trong dạy học, khó nắm bắt được các đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt của từng đứa trẻ như: tần số làm việc, năng lực, thái độ đối với hoạt động… cho nên việc dạy học thường được định hướng theo sự phát triển chung của trẻ trong lớp. Việc dạy học như vậy sẽ kìm hãm sự phát triển của những trẻ có năng lực, năng khiếu, ngược lại những trẻ chậm phát triển lại không theo kịp. Hiện nay, hình thức dạy học với cả lớp đang là hình thức dạy học chính. Các tiết học với cả lớp được thực hiện theo chương trình quy định với các tài liệu thống nhất, tuy nhiên việc tổ chức dạy học tập thể cần xây dựng trên cơ sở có tính đến những khác biệt cá nhân trong sự phát triển của những trẻ cùng lứa tuổi.
Trong thực tiễn dạy học ở các trường mầm non hiện nay, hình thức dạy học với cả lớp trẻ vẫn là hình thức chính. Hình thức dạy học cá nhân và dạy học phân hóa còn ít được chú trọng. Vấn đề đặt ra là, cần phải tăng cường phối hợp hình thức dạy học cá nhân và dạy học phân hóa với hình thức dạy học cả lớp. Các hình thức dạy học cá nhân có thể thực hiện qua các tình huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, trong quá trình tổ chức các hoạt động sinh hoạt của trẻ như: trong thời gian đón và trả trẻ, trong lúc mặc quần áo, rửa ráy, trong thời gian chơi,… Trong quá trình tổ chức cho trẻ
tay phải, tay trái, chú ý tới chiếc giày phải và giày trái khi sử dụng chúng, tới số lượng bông hoa cắm trong lọ để trên bàn cô giáo… Trong thời gian tiến hành tiết học với cả lớp, giáo viên cần dành thời gian chú ý tới từng trẻ, tăng hoặc giảm yêu cầu đối với trẻ trên cơ sở tính đến khả năng và hứng thú của chúng, trực tiếp giúp đỡ trẻ khi cần thiết…
* Dạy học toán không có chủ đích
Để dạy trẻ học tốt thì trước hết cô phải cung cấp cho trẻ một số kiến thức: khả năng nhận màu, nhận hình, nhận dạng các nhóm đồ dùng, đồ chơi trong lớp học. Trong các giờ học khác cô cho trẻ gọi tên các nhóm đồ vật có sẵn trong môi trường xung quanh trẻ. Ngoài các hoạt động học, giáo viên cần
cho trẻ thực hiện các bài luyện tập tìm một và nhiều vật ở mọi nơi, mọi lúc
trong sân trường, khi đang tập thể dục… Với các câu hỏi như: “có mấy bập bênh”, “có mấy đu quay”, “có mấy cầu trượt”… “Vườn trường có mấy cây hoa hồng”, “có mấy cây rau”. Cô cho trẻ tự tạo nên các nhóm đồ vật, sau đó gợi ý để trẻ tự tìm ra các dấu hiệu chung của nhóm và có thể cả dấu hiệu của các nhóm thành phần tạo nên các nhóm lớn.
Cần tạo mọi điều kiện để trẻ ứng dụng những kiến thức và kĩ năng vào các hoạt động khác nhau trong trường Mầm non và thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: Khi chuẩn bị vào giờ ăn cơm trẻ phải xếp sao cho mỗi bạn một bát, một thìa, một ghế...