Hình thành các biểu tượng toán cho trẻ thông qua hoạt động ngoạ

Một phần của tài liệu Dạy học hình thành các biểu tượng toán cho trẻ 3 4 tuổi qua các giờ học không chủ đích (Trang 50 - 51)

6. Cấu trúc khoá luận

2.2.2. Hình thành các biểu tượng toán cho trẻ thông qua hoạt động ngoạ

ngoại khóa (hoạt động ngoài trời).

Hoạt động ngoài trời là hoạt động được diễn ra hàng ngày ở trường mầm non, được tổ chức xen kẽ các hoạt động có chủ đích ở trường mầm non. Hoạt động ngoài trời được diễn, thực hiện một cách nhẹ nhàng giống như những cuộc dạo chơi, từ đó giáo viên có thể tích hợp một cách nhẹ nhàng các biểu tượng về toán, cũng như các môn học khác cho trẻ.

* Ý nghĩa.

- Giúp trẻ khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh thông qua hoạt động: Chăm sóc cây cối, theo dõi sự lớn lên và phát triển của chúng. Từ đó, giúp trẻ học cách bảo vệ môi trường xung quanh.

- Hoạt động ngoài trời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các kĩ năng, kinh nghiệm sống cho trẻ.

- Hoạt động ngoài trời còn đưa trẻ tham gia vào không khí trong lành, đáp ứng sự thỏa mãn về nhu cầu vận động, nhu cầu tiếp nhận của trẻ.

- Hoạt động ngoại khóa (hoạt động ngoài trời) góp phần phát triển năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ, góp phần giáo dục toàn diện nhân cách cho trẻ.

* Hình thức tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ.

Ví dụ 1: Khi dạo tổ chức cho trẻ dạo chơi khu sân chơi với các đồ chơi ngoài trời. Qua hoạt động này, giáo viên có thể hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ như: Để trẻ nhận biết và xác định được hình dạng của các đồ chơi thì cô giáo phải sử dụng các hình mẫu để dựa vào chúng mà trẻ tiến hành so sánh và xác định hình dạng của những đồ vật đó. Từ đó, giáo viên có thể hình thành cho trẻ tên gọi các hình phẳng như: Hình vuông, hình chữ nhật,

hình tròn, hình tam giác,…Bằng cách nhận biết các hình dạng qua các đồ chơi, đồ vật mà trẻ được chơi, từ đây trẻ tìm trong môi trường xung quanh trẻ những đồ vật, đồ chơi có hình dạng giống các hình mà trẻ đã được học trong giờ học có chủ đích (các tiết học trên lớp).

Ví dụ 2: Khi tổ chức trò chơi ghép tranh theo mẫu cho trẻ thì giáo viên cần chuẩn bị cho trẻ các bức tranh nhỏ - vật mẫu và các hình như: Hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật,… làm bằng bìa với nhiều kích thước khác nhau (tương ứng hoặc không tương ứng với các hình mẫu).

Cách tiến hành chơi:

- Giáo viên gây hứng thú đến trò chơi, cô giới thiệu một số vật mẫu, đồ chơi xếp hình có mầu sắc và kích thước hình dạng khác nhau.

- Giáo viên đố tên gọi của các vật mẫu và đặc điểm của chúng, sau đó giáo viên gợi ý, đề nghị trẻ tìm vật liệu và đồ chơi để chơi.

- Cho trẻ xem tranh mẫu và yêu cầu trẻ xếp tranh theo hình mẫu từ các hình có kích thước khác nhau. Sau khi quan sát xong, cô cất tranh mẫu đó và yêu cầu trẻ xếp bức tranh đó, trẻ xếp xong giáo viên đưa vật mẫu và yêu cầu trẻ kiểm tra sản phẩm của mình. Từ hoạt động này cô đã hình thành biểu tượng toán về hình dạng cho trẻ. Trong quá trình này giáo viên còn giúp trẻ nắm được các thuật ngữ toán học như: Tên gọi các hình học phẳng (hình vuông, hình tròn, hình tam giác…)

Một phần của tài liệu Dạy học hình thành các biểu tượng toán cho trẻ 3 4 tuổi qua các giờ học không chủ đích (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)