Xây dựng định mức chi cho KHCN

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ do trung ương quản lý (Trang 52 - 53)

- Kinh phí sự nghiệp để chi cho các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, thành phố

3.2.2 Xây dựng định mức chi cho KHCN

Định mức chi là căn cứ để lập kế hoạch phân phối và quản lý ngân sách. Định mức chi có phù hợp thì việc quản lý phân phối mới chính xác và đạt hiệu quả cao, chúng ta không nên xây dựng định mức chi một cách đồng đều hoá, phải xác định chi tiết từng đối tượng chi đối với từng hợp trong từng quận huyện, nơi được phân phối ít.

Định mức chi ngân sách Nhà nước cho KHCN do Nhà nước ban hành là mức chi cần thiết, tối thiểu cho một đối tượng nhằm phát triển sự nghiệp KHCN của Nhà nước.

+ Xác định mức chi cho KHCN theo đề tài, dự án có ưu điểm là đảm bảo đủ kinh phí theo đúng chế độ. Song lại có nhược điểm là không đảm bảo tính công bằng trong phân phối ngân sách giữa các tỉnh, thành phố. Đối với tỉnh, thành phố nào KHCN đã phát triển, số lượng CCVC lớn thì càng có điều kiện đầu tư phát triển. Trái lại, đối với các tỉnh, thành phố hoạt động KHCN kém phát triển thì càng khó có điều kiện nâng cao phúc lợi xã hội. Bởi đầu tư quá ít không đủ trang trải các khoản chi tiêu cho KHCN.

+ Phương pháp xác định định mức chi theo khu vực có ưu điểm là đảm bảo tính công bằng trong các tỉnh, thành phố tạo điều kiện cho các tỉnh,

thành phố mà KHCN chưa phát triển có điều kiện để phát triển vì có vốn đầu tư tương đối dồi dào đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho hoạt động KHCN. Tuy nhiên, phương pháp này lại có nhược điểm là kìm hãm sự phát triển ở các tỉnh, thành phố có hoạt động KHCN phát triển khá; đồng thời các tỉnh, thành phố chưa phản ánh chính xác năng lực phát triển KHCN cũng như chưa thể hiện được đặc thù của địa phương nên chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Điều này cho thấy, phương pháp xác định định mức chi theo đầu dân số chỉ làm căn cứ để phân bổ ngân sách cho hoạt động KHCN chứ không thể làm căn cứ để quản lý được.

Ta thấy, ở cả hai phương pháp đều tồn tại những ưu – nhược điểm đan xen lẫn nhau và những đặc tính riêng của nó. Theo tôi, để đảm bảo tính hiệu quả cao nhất chúng ta cần tìm ra biện pháp kết hợp hai phương pháp này để định mức chi là chuẩn và từ đó công tác quản lý ngân sách cho hoạt động KHCN là tốt nhất; phương pháp xác định định mức chi theo đầu CCVC có tính đến sự chênh lệch giữa các tỉnh, thành phố bằng hệ số phù hợp đối với từng tỉnh, thành phố. Theo tôi nghĩ nếu áp dụng phương pháp xác định định mức chi này thì kinh phí cấp phát sẽ đủ đảm bảo chi, đúng chế độ và đảm bảo tính công bằng đối với các tỉnh, thành phố khác nhau.

Tuy nhiên, KHCN có đạt thành tích cao và sự hậu thuẫn của nhân dân không phải chỉ cần có một số giải pháp hiệu quả mà nó còn cần phải có những điều kiện khác nữa.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ do trung ương quản lý (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w