- Kinh phí sự nghiệp để chi cho các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, thành phố
2.2.1 Cơ chế quản lý chi NSNN cho hoạt động KHCN
Cơ chế, chính sách là công cụ quản lý của Nhà nước, công cụ tốt và dùng đúng thì sẽ tạo ra những sản phẩm tốt.
Nghị định 115/2005/NĐ-CP, ngày 5/9/2005 của Chính phủ về
chuyển đổi các tổ chức KHCN công lập sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đã được nhiều bộ, ngành và địa phương đón nhận và đánh giá cao, coi đây là một bước đi tất yếu và cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KHCN trên cả nước. Đây thực sự là một cải
cách táo bạo và đúng xu thế thời cuộc. Với Nghị định này, các tổ chức KH&CN công lập được “cởi trói” gần như hoàn toàn, được tự chủ trong nghiên cứu, triển khai và ứng dụng, thậm chí thành lập doanh nghiệp để thương mại hóa thành tựu nghiên cứu. Là cơ hội cho các tổ chức KH&CN công lập “thay áo mới” để vươn ra thị trường, tạo dựng thương hiệu và uy tín để không chỉ nhằm thúc đẩy KH&CN nước nhà phát triển mà còn đóng góp hơn cho nền kinh tế- xã hội. Để tạo cơ sở bước đầu cho các tổ chức KH&CN công lập, Nhà nước vẫn duy trì những gì mà tổ chức hiện có như cơ sở vật chất, trang thiết bị để làm “vốn” ban đầu.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện NĐ, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, cần được kịp thời giải quyết. khi thực hiện Nghị định 115, việc hướng dẫn đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động khoa học công nghệ (KHCN), khắc dấu và quản lý con dấu chưa kịp thời, thống nhất cho các tổ chức KHCN sau khi được chuyển đổi. Đơn cử ở Bộ Công Thương, hiện các viện đã chuyển đổi hoạt động và sử dụng có đến 2- 3 loại mẫu dấu khác nhau. Điều này gây khó khăn cho hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và các thủ tục hành chính có liên quan khác như đấu thầu, ký hợp đồng kinh tế, giao dịch với ngân hàng và các thủ tục hành chính khác như
thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động…Khi các tổ chức, doanh nghiệp khoa học chuyển sang hoạt động theo Nghị định 115, nghĩa là, sản phẩm khoa học được chuyển sang cơ chế thị trường, thì giá trị của sản phẩm cũng phải được tính theo cơ chế thị trường. Nếu giá trị sản phẩm khoa học khi chuyển đổi hoạt động vẫn chỉ tính theo giá trị “cân nặng” giấy, bút, mực và chi phí vé máy bay thì e ngại rằng các viện, tổ chức doanh nghiệp hoạt động khoa học sẽ bị chảy máu chất xám.
Mặc dù Nghị định 115 đã khá “mở” để tổ chức KH&CN tự chủ vươn cao, vươn xa, nhưng vẫn chưa đủ để “vùng vẫy” trong cơ chế thị trường. Vì vậy, một bước đột phá tiếp theo đã được Chính phủ ban hành, đó là Nghị định 80/2007/NĐ-CP về DNKHCN. Theo đó các cá nhân, tổ chức Việt Nam, nước ngoài có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đều có thể xin giấy phép thành lập DNKHCN. Cơ chế mở này giúp đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm hàng hóa là kết quả của hoạt động KH&CN, phát triển thị trường công nghệ, đồng thời nhằm tạo ra những biến chuyển lớn trong việc hình thành những tập đoàn tư nhân về KH&CN. Hơn nữa, nghị định này sẽ đưa KH&CN phát triển một cách có hệ thống, định hướng, tạo điều kiện cho công tác quản lý của nhà nước được sát sao và kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.
Thời gian qua, công tác quản lý tài chính trong KHCN có nhiều chuyển biến đã tác động lớn đến sự phát triển KHCN. Bộ KHCN cùng Bộ Tài chính đã có Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT/BTC-BKHCN về định mức xây dựng, phân bổ dự toán kinh phí nhiệm vụ KHCN và Thông tư liên tịch số 93/2006/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn chế độ khoán kinh phí của nhiệm vụ KHCN sử dụng NSNN. Bộ KHCN đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm đổi mới cơ chế tổ chức và hoạt động KHCN, giải phóng tối
đa năng lực nghiên cứu, sáng tạo của tổ chức, cá nhân trong hoạt động KHCN.
Thông tư 93 và Thông tư 44 đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, thủ tục thu chi đơn giản hơn rất nhiều, do đó đã được các nhà khoa học đánh giá cao.Theo Thông tư 93, với những nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, về cơ bản, đại đa số kinh phí được khoán cho đơn vị, cá nhân chủ trì. Đây là một bước tiến lớn, một cuộc cách mạng trong việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án KHCN.
So với các văn bản liên quan trước đây, Thông tư 93 có nhiều điểm mới, tiến bộ như: chủ nhiệm đề tài, dự án có thể điều chỉnh dự toán kinh phí giữa các nội dung chi và quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định của Nhà nước trong phạm vi tổng dự toán kinh phí được giao; quy định về sử dụng kinh phí tiết kiệm được của nhiệm vụ KHCN sẽ được chi cho khen thưởng và trích lập các quỹ của tổ chức chủ trì nhiệm vụ KHCN; các đơn vị chủ trì nhiệm vụ KHCN có trách nhiệm công khai vấn đề tài chính, công khai nhiệm vụ KHCN và kết quả thực hiện, báo cáo quyết toán kinh phí sau khi nghiệm thu. Đồng thời, Thông tư 93 cũng quy định chế tài xử lý đối với các nhiệm vụ KHCN không hoàn thành. Điều này đã làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KHCN.
Còn với Thông tư 44, lao động khoa học được đánh giá xứng đáng hơn. Đã có nhiều khoản trả công lao động tư vấn khoa học hơn như công xây dựng đề bài, thẩm định nội dung, phân tích, đánh giá, khảo nghiệm kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ KHCN trước khi nghiệm thu chính thức.