Các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KHCN

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ do trung ương quản lý (Trang 33 - 38)

- Kinh phí sự nghiệp để chi cho các nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh, thành phố

2.2.3Các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động KHCN

Đổi mới kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền KHCN, tăng cường quản lí và nâng cao hiệu quả chi ngân sách cho KHCN có sự kết hợp hợp lí nguồn vốn ngân sách nhà nước với các nguồn vốn khác trong phát triển KHCN:

Nguồn vốn ngân sách nhà nước:

- Ngân sách nhà nước đầu tư vào các đề tài, dự án KHCN thuộc hướng nghiên cứu trọng điểm được xác định trong chiến lược phát triển KH&CN; các đề tài, dự án KHCN thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng, nghiên cứu chiến lược, chính sách và lĩnh vực công ích phục vụ phát triển kinh tế xã hội của cả nước, địa phương, vùng lãnh thổ.

- Đối với các đề tài, dự án KHCN thuộc hướng KHCN ưu tiên của Nhà nước, ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện đề tài, dự án theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Các đề tài, dự án KHCN thuộc hướng KHCN nghiên cứu triển khai ứng dụng, phát triển công nghệ và các đề tài, dự án KHCN thuộc các lĩnh vực khác, chủ yếu do tổ chức, cá nhân tự đầu tư kinh phí.

Tuy nhiên, nguồn kinh phí NSNN, cũng như kinh phí tài trợ cho nghiên cứu khoa học ở nước ta cho đến nay vẫn chủ yếu từ ngân sách nhà nước và được chi theo cơ chế hành chính - bao cấp, việc lập dự toán kế hoạch và quản lý tài chính theo năm ngân sách cho các đề tài khoa học dùng ngân sách nhà nước trên thực tế không cho phép và không khuyến khích việc khai thác ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, bởi đơn giản là ở chỗ chưa biết rõ đề tài có thành công hay không. Hơn nữa, kế hoạch tài chính cho nghiên cứu khoa học cũng thường được lập trong một năm – theo năm ngân sách nhà nước – không thể có kinh phí dự trù cho việc khai thác ứng dụng sau đó... Ngoài ra, mối quan hệ và thông tin hai chiều giữa các đơn vị nghiên cứu khoa học và các cơ sở, địa chỉ ứng dụng chưa phát triển, chưa đầy đủ, cập nhật cả do thiếu ý thức và kinh phí từ hai phía cho vấn đề này... Vì vậy,

người nghiên cứu vừa không có kinh phí triển khai ứng dụng, vừa thậm chí không rõ đối tác thực tế tiếp nhận các kết quả nghiên cứu này là ai. Đồng thời các cơ chế, chính sách, ngay cả cơ sở pháp lý để tổ chức khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học dùng ngân sách nhà nước cũng còn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và thực tế.

Nguồn vốn từ Quỹ phát triển KHCN quốc gia:

Quỹ phát triển KHCN quốc gia được hình thành từ các nguồn:

- Vốn được cấp một lần ban đầu, vốn bổ sung được cấp tiếp hằng năm từ ngân sách nhà nước dành cho phát triển KHCN.

- Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến, tặng của các tổ chức, cá nhân. - Các nguồn khác

Chính phủ lập Qũy phát triển KHCN quốc gia để sử dụng vào các mục đích : - Tài trợ cho việc thực hiện nghiên cứu cơ bản.

- Tài trợ cho các nhiệm vụ KHCN đột xuất, mới phát sinh, có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn; các nhiệm vụ KHCN có triển vọng nhưng có tính rủi ro

- Cho vay với lãi xuất thấp hoặc không lấy lãi để thực hiện việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Nguồn vốn từ Quỹ phát triển KHCN của Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Qũy phát triển KHCN để phục vụ cho các yêu cầu phát triển KHCN của mình.

Quỹ được hình thành từ các nguồn:

- Vốn được cấp một lần ban đầu từ ngân sách nhà nước dành cho phát triển KHCN của Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; vốn bổ sung hàng năm từ kết quả hoạt động KHCN.

- Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến, tặng của tổ chức, cá nhân. - Các nguồn khác.

Nguồn vốn từ Qũy phát triển KHCN của tổ chức, cá nhân

Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập Qũy phát triển KHCN theo quy định của pháp luật. Qũy phát triển KHCN là tổ chức hoạt động phi lợi nhuận để tài trợ không hoàn lại, có hoàn lại, cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi nhằm hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân hoạt động KHCN.

Qũy được hình thành từ các nguồn:

- Vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân sáng lập không có nguồn gốc từ NSNN.

- Các khoản đóng góp tự nguyện, hiến, tặng của tổ chức, cá nhân. - Các nguồn khác.

Nguồn vốn do Doanh nghiệp đầu tư phát triển KHCN

Doanh nghiệp được dành một phần vốn để đầu tư phát triển KHCN nhằm đổi mới công nghệ và nâng cao cạnh tranh của sản phẩm. Vốn đầu tư phát triển KHCN của doanh nghiệp được tính vào giá thành sản phẩm.

Doanh nghiệp được lập Qũy phát triển KHCN để chủ động đầu tư phát triển KHCN.

Doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu những vấn đề KHCN thuộc lĩnh vực ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước được xét tài trợ một phần kinh phí nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KHCN có nguồn vốn đầu tư đa dạng, giảm bớt gánh nặng của NSNN cho hoạt động KHCN.Kinh phí từ NSNN không còn là kênh duy nhất đầu tư cho KHCN bởi việc huy động các thành phần kinh tế, doanh nghiệp và toàn xã hội đầu tư cho KHCN đã đạt được những kết quả bước đầu. Tỷ trọng đầu tư cho KH&CN của khu vực tư nhân đã tăng đáng kể. Theo số liệu thống kê mới nhất, tỷ lệ huy động các nguồn vốn đóng góp trong xã hội cho hoạt động KHCN đạt xấp xỉ 43% tổng chi từ NSNN cho KHCN. Các cơ quan nghiên cứu đã có thể tận dụng các nguồn vốn do thực hiện hợp đồng, liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế. Doanh nghiệp được trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để thành lập quỹ phát triển KHCN; các bộ, ngành, địa phương cũng được phép lập Quỹ phát triển KHCN để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, hỗ trợ áp dụng kỹ thuật, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

Việc quản lý tài chính kinh phí hỗ trợ được tiến hành theo từng trường hợp cụ thể trên tinh thần giảm thiểu phần hỗ trợ bao cấp, tăng phần kinh phí tự có hoặc chủ động huy động của DN; gắn mức hỗ trợ ưu đãi với các mục tiêu và quy mô tác động công ích của kết quả khai thác, ứng dụng. Đồng thời, phù hợp với đặc điểm và tạo thuận lợi cao nhất cho các hoạt động khai thác, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp còn ít, chưa đến 0,1% GDP. Lý do của tình trạng này là hầu hết doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, ban đầu phải lo tồn tại trong thương trường, chưa có điều kiện đầu tư cho khoa học và công nghệ.

Nguồn vốn từ nguồn viện trợ của các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ do trung ương quản lý (Trang 33 - 38)