Giỏi hấp dẫn người đọc ở tốc độ nhanh, mạnh, ở những tình huống căng
thẳng, bất ngờ và hồi hộp thì đến những biểu hiện của chất thơ trên trang viết, người đọc được hòa mình vào âm hưởng trữ tình của những câu hát dân gian,
những trang văn sâu lắng của thế giới cảm xúc, được hòa mình vào thế giới
tình cảm trong sáng, ngọt ngào của những con người dân quê Nam bộ chất
phác, hồn hậu, giàu tình thương yêu và lòng nghĩa hiệp. Những năm tháng
chiến tranh, chất thơ trong văn xuôi có thể nói là một thanh âm lạ. Lạ nhưng
không xa rời với cuộc chiến vì vậy nó tan chảy trong sự vận động của văn
học cách mạng.
Được sống ở miền Bắc sau ngày hòa bình, so với các nhà văn Nam bộ ông có
nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong sáng tác văn học. Bởi vậy, trang văn Đoàn Giỏi có sự đa dạng hơn về nội dung phản ánh lẫn kỹ thuật thể hiện.
Tiếp thu văn hóa truyền thống, học hỏi các cây bút đi trước, Đoàn Giỏi
luôn có ý thức tự làm mới mình bằng chính năng lực của ngòi bút “… Trong
con mắt tôi, với nhà văn Đoàn Giỏi, sự sáng tạo đồng nghĩa với một cuộc đấu
tranh vô cùng quyết liệt” (Nguyễn Quang Sáng). Bởi vậy các tác phẩm của
ông đã thật sự để lại những dấu ấn riêng và độc đáo trong lòng người đọc.
Không chỉ với Đất rừng phương Nam, với Cây đước Cà Mau mà còn qua rất
nhiều những sáng tác khác. Và từ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ
thống hình tượng cũng như những phương tiện biểu hiện nghệ thuật ấy đã
dần tạo nên ở nhà văn cái mà ta gọi là phong cách. MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4. Phương pháp nghiên cứu
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6. Đóng góp mới của đề tài
7. Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 1.
ĐOÀN GIỎI, CUỘC ĐỜI VÀ VĂN NGHIỆP
1.1 Cuộc đời nhà văn Đoàn Giỏi
1.2 Sự nghiệp sáng tác
1.3 Văn xuôi Đoàn Giỏi, nhìn từ vốn sống và cảm hứng nghệ thuật 1.4 Đoàn Giỏi, dòng riêng giữa nguồn chung
CHƯƠNG 2.
2.1 Không gian nghệ thuật
2.1.1 Không gian lịch sử
2.1.2 Không gian thách thức
2.1.3 Không gian chung sống
2.1.4 Không gian tâm tưởng
2.2 Cách thức tổ chức thời gian nghệ thuật
2.3 Thủ pháp xây dựng nhân vật
2.3.1 Từ ngoại hình đến tính cách
2.3.2 Hành động và những biểu hiện của nhân cách
2.3.3 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
2.4 Ngôn từ nghệ thuật trong văn xuôi Đoàn Giỏi
2.4.1 Ngôn ngữ đậm màu sắc địa phương
2.4.2 Sắc thái ngôn ngữ qua đối tượng phản ánh
*Tiểu kết CHƯƠNG 3.
3.1 Văn xuôi Đoàn Giỏi nhìn từ phương diện kết cấu
3.2 Chất thơ trên trang viết
3.2.1 Thơ và chất thơ
3.2.2 Dòng chảy của cảm xúc
3.2.3 Những khúc đoạn trong trẻo và ngọt ngào của cuộc sống
3.3 Hệ thống biểu tượng trong các tác phẩm của Đoàn Giỏi
3.3.1 Hình ảnh con dao và ngọn tầm vông trong tâm thức người Nam bộ
3.3.2 Sức sống người phương Nam qua cây đước, cây mắm
3.4 Thế giới cổ tích và huyền thoại qua một vài tác phẩm
*Tiểu kết
KẾT
LUẬN......... 98 ... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ
LỤC...
... 106
[1] Chiếc sào phơi (Lê Giang): Lũ giặc đến làng ta/ Rồi cuộc sống gọi người đi chiến đấu/ Chiếc sào phơi làm vũ khí – tầm vông.