Sức sống người phương Nam qua cây đước, cây mắm

Một phần của tài liệu Khóa luận khoa văn học " ĐOÀN GIỎI – NHỮNG ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH " pptx (Trang 33 - 39)

Cùng với Hương rừng Cà Mau (Sơn Nam), Rừng mắm (Bình Nguyên Lộc),

Ông lão vườn chim (Anh Đức), hình tượng con người Nam bộ nói chung,

người dân đất Mũi nói riêng qua ba loại cây tiêu biểu của vùng (mắm, đước,

tràm) cũng được tái hiện qua Đất rừng phương Nam, Cây đước Cà Mau,

Rừng đêm xào xạc của nhà văn Đoàn Giỏi. Trong đó cây đước nổi lên như

một hình ảnh mang tính biểu tượng đậm nét nhất.

Về mặt sinh vật học, đước là loại cây có rễ sâu và khỏe. Vì vậy dù sống trên vùng đất nhão, quanh năm ngập nước (rừng ngập mặn) nhưng nó vẫn luôn đứng vững và vươn lên xanh tốt “Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng

hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng ngược lên cao ngất như

rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp

từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ… lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù ban mai” [49; 220]. Cảnh tượng vừa nên thơ vừa hùng vĩ ấy

được Đoàn Giỏi ghi lại qua cảm nhận của nhân vật An trong Rừng đước Cà

Mau (Đất rừng phương Nam). Cùng với câu chuyện của Tám Mun và Trần

Vũ (Rừng đêm xào xạc) và đoạn trữ tình ngoại đề của người kể chuyện (tác

giả) (Cây đước Cà Mau) với những đoạn văn miêu thuật khá gần nhau đã thể

hiện được sức sống mạnh mẽ của cây đước. Đó đồng thời là sức sống mạnh

mẽ của con người đất Mũi mà trong tâm thức dân gian “đã tồn tại… như một

huyền thoại” (Sự tích cây đước) [30; 36] “Những cây đước cao vút rễ chi chít

từ giữa thân trở xuống, như những cánh tay thò ra bám đất chiến đấu không

ngừng trước kia và trong những năm kháng chiến, để thực hiện hòa bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập dân chủ cho Tổ Quốc” [8; 22]. Huyền thoại đó cũng được Tố Hữu dệt nên qua những câu thơ chứa chan tình

cảm trong bài thơ Bà má Hậu Giang (1941):

“Tao già không sức cầm dao,

Giết bay có các con tao trăm vùng.

Con tao gan dạ, anh hùng,

Như rừng đước mạnh, như rừng tràm thơm” [41].

Ngoài ra hình ảnh những trái đước “trôi bập bềnh trên sóng, gặp đất lại mọc

lên thành loài mới” cũng là hình ảnh của Nam bộ trong sự thích nghi dễ dàng

với hoàn cảnh sống. Sự có mặt của biện pháp tu từ so sánh, hoán dụ hay ẩn

dụ trong câu văn Đoàn Giỏi vì vậy luôn tạo được chiều sâu liên tưởng thông

Bên cạnh đước, linh hồn và sức sống của đất rừng U Minh còn được Đoàn Giỏi gửi gắm qua hình ảnh cây mắm:

“Quả như lời thiên hạ, xứ này: “Rừng từ dưới biển mọc lên”. Có thể nói cây

mắm là cây tiên phong của rừng Cà Mau, có thể sánh như các bậc tiền bối, từ

buổi ông cha mình mở đất về phương này được vậy.

- Sao cháu đọc sách báo, thấy người ta nói cây đước là linh hồn của rừng

Cà mau mà?

- Cũng đúng. Bởi cây đước là chủ lực ở đây mà. Mặc dù mắm có trước,

đước có sau, rồi sau nữa là mới tới tràm” [49; 330].

Hạt mắm lúc mới rụng xuống không nổi trên mặt nước như đước mà chìm

ngay do đó, khả năng tái tạo tự nhiên thuộc về loại cây này. Mặt khác, những

hạt đước được giữ lại bởi mắm, vì vậy nó có đủ thời gian để nó rụng xuống

và nảy mầm. “Mắm đi trước, đước theo sau” là vậy. Bên cạnh đó, sức sống

cây mắm khá dẻo dai và bền bỉ. Nó chịu được mọi sự phá hủy của địch để sau

đó vẫn vươn lên tốt tươi “Đước, vẹt, giá, dà, tràm, chà là,dừa nước… tất cả

mọi thứ cây rừng đều chết, nhưng còn một giống đương đầu, thằng Mỹ phải

chịu thua… Lá héo, lá rụng rồi lá lại nảy mầm xanh tươi trở lại như không” [49; 331]. Văn Đoàn Giỏi thực là kho tư liệu sinh động về đời sống sinh vật của vùng đất Nam bộ. Vừa đem lại tính chân xác trong từng trang văn, vừa

tạo sự hấp dẫn và thuyết phục với bạn đọc trong từng chi tiết miêu tả, vốn

sống nhà văn đã góp một phần không nhỏ vào sự thành công của các tác

Cây đước, cây mắm không chỉ thể hiện được sức sống của người Nam bộ trong lao động và kháng chiến. Trong quá trình sinh tồn, mắm giữ chân đước và đước cũng giữ chân mắm không bị ngã (rễ mắm yếu). Nhờ sự hợp lực này

mà dù chịu bao mưa bom đạn nổ, rừng xứ này vẫn không sao bị diệt được:

“Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng/ Gió càng lay càng vững thành đồng” (Tố

Hữu). Như con người phương Nam, từ già đến trẻ, từ thế hệ này đến thế hệ

khác vẫn tiếp bước nhau đi, anh dũng trên con đường đấu tranh còn nhiều

gian khổ và chông gai (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Việt Chiến).

Nhớ về phương Nam là nhớ về Tiền Giang với những chiến công hiển hách,

nhớ về Tháp Mười với mênh mông sóng nước, là hồi tưởng về Cà Mau với

rừng đước, rừng mắm bạt ngàn. Trái tim và khối óc của nhà văn Đoàn Giỏi

lúc nào cũng đau đáu về quê nhà trong tình yêu, nỗi nhớ và niềm tự hào.

3.3.3 Chú chó - hình ảnh một người bạn trung thành

Viết về loại nhân vật này, cũng gần như các nhà văn nước ta và thế giới qua

một số tác phẩm nổi bật như Tiếng gọi nơi hoang dã, Nanh trắng (Jack

London), Robinson Crusoe (Daniel Defoe), Lão Hạc (Nam Cao), Tuổi thơ im

lặng (Duy Khán), Sao không về Vàng ơi? (Trần Đăng Khoa),… Đoàn Giỏi đã

khắc họa hình ảnh con chó trong những đặc tính tốt đẹp nhất. Dưới lăng kính

nhìn của nhà văn, các phẩm chất đó không đơn thuần chỉ là sự biểu hiện của

bản năng loài.

Vốn là lưu dân từ miền Trung vào Nam tìm kế sinh cơ, xa gia

đình, bạn bè đã lâu lại sống giữa thiên nhiên hoang vắng và xa lạ (Núi cả non

cảm giác về sự trống trải với già Tâm là một điều tất yếu. Vì vậy, với ông sự

hiện diện của con Đốm là một gắn bó không thể thiếu “Nó giục ông đi săn,

nhắc nhở ông rằng nó đói, báo cho ông biết có người lạ đến gần… bao nhiêu hoạt động hằng ngày có ý nghĩa, trách nhiệm, giúp ông bớt cô đơn, bớt chán

nản. Nó còn làm giảm bớt sự bồn chồn, lo lắng bằng cách xoắn xít, cọ sát vào

người ông, làm thư giãn đầu óc và tạo cho ông cảm giác yên ổn” [49; 660].

Trong cuộc sống thường ngày, cũng như con Vàng – người bạn lắng nghe

mọi tâm tư của lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, con Đốm

với già Tâm cũng luôn là người bạn thân thiết trong mỗi lần chuyện trò.

Bao nhiêu năm sống cùng nhau, mối thâm tình cố kết giữa người

và vật đã tựa như “không gì phá vỡ nổi”. Sự tồn tại của ông cần có nó “Ông

không thể sống một mình như những ngày chưa có nó, nhất là những lúc ốm

đau” [49; 661] và nó cũng cần có ông. Bởi thế khi già Tâm bị cướp bắt đi, con Đốm đã lao vào chống cự quyết liệt. Dù bị đánh nhào xuống nước, nó

vẫn không bỏ cuộc mà tiếp tục bơi theo ghe và trèo lên lăn xả vào ông. Rồi

trong giây phút cận kề nguy hiểm với cái chết rình rập, đã không những

không bỏ già Tâm để thoát thân, con chó ngược lại còn muốn “tìm cách đánh

tháo” cho ông. Đốm với già Tâm thực sự là người bạn trung thành.

Đến Chuyện rừng thuở ấyĐất rừng phương Nam, chúng ta còn

cảm phục hơn loài vật ấy ở sự thông minh của trí khôn và sự dũng cảm trong

tinh thần chiến đấu. Chó là loài vật có khứu giác cực kỳ nhạy bén, vì vậy khả

năng phát hiện mục tiêu hay những nguy hiểm trước mắt cao hơn con người

rất nhiều. Giữa thiên nhiên hàng bao hiểm nguy và mối đe dọa khôn lường,

là điều cần thiết. Hành trình tìm kiếm Thị Lụa của Tám Mun (Chuyện rừng

thuở ấy) sẽ vất vả và kéo dài hơn nếu không có sự hỗ trợ đắc lực của con Đốm. Trong các con vật nuôi, chó được xem là loài vật có nhiều tình cảm với con người nhất và đồng thời cũng “hiểu” con người nhất. Có khi ở sự cảm

nhận “nó rất nhạy với tâm trạng của chủ” [49; 659] và đôi khi ở những ám

hiệu “mấy lần con Đốm lao ra trảng, nhưng nó còn ngó lên chờ lệnh chủ…

Tám Mun không chờ coi nữa. Gã suỵt suỵt mấy tiếng. Con Đốm lao ra, sủa

dữ dội cướp tinh thần kẻ địch” [49; 270, 271].

Con Luốc trong Đất rừng phương Nam có thể nói là sự kết tụ

những thuộc tính đáng quý của hình tượng nhân vật này. Luốc theo chân gia

đình ông Hai qua mỗi bước đường lưu lạc của cuộc sống, cùng An dõi theo

tía nuôi trong nhiệm vụ bí mật (giết vợ Tư Mắm trả thù chú Võ Tòng) và

luôn sát cánh bên An khi cậu tìm đường vào rừng đến với căn cứ kháng chiến

“Cứ men theo dấu chân tía nuôi tôi, tôi vừa đi vừa dắt con Luốc chạy ộp oạp

trên bờ đất sình lút ngang ống chân… Tôi lội ngay xuống rạch, ngược theo

dòng nước gợn bùn vẩn đục ngầu từ trong rừng chảy ra, mải miết bươn ra.

Con Luốc cứ kêu ư… ử… trong cổ, dường như muốn gọi tôi lên mà mãi

không thấy tôi lên, nó bèn co giò phóng tùm xuống nước lội xộn xộn sát theo

tôi” [49; 239]. Chó Luốc với gia đình tía nuôi An vừa là một người bạn vừa

là một thành viên không thể thiếu.

Nhân vật văn học là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng nhưng

qua trang văn Đoàn Giỏi, con Luốc hay con Đốm hiện ra trong những chi tiết

rất thực. Sự am hiểu những thuộc tính của nhân vật cũng như khả năng quan

nhân vật khác nhau nhưng tất cả đều thống nhất trong ý nghĩa của sự thể

hiện. Đó cũng chính là ý nghĩa của hình tượng nhân vật con chó mà nhà văn

xây dựng qua các sáng tác của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận khoa văn học " ĐOÀN GIỎI – NHỮNG ĐẶC TRƯNG PHONG CÁCH " pptx (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)