Mỗi nguyên liệu trồng nấm đều có ưu nhược điểm và tốc độ ăn lan khác nhau. Vì vậy cần tiến hành các thí nghiệm để so sánh tốc độ ăn lan và độ dày tơ nấm ở nguyên liệu phối trộn so với đối chứng.
3.2.1.1 Thí nghiệm 1: bã mía - mạt cưa so với đối chứng
Trong thí nghiệm này nguyên liệu bã mía – mạt cưa được phối trộn ở các tỉ lệ 75M (75% bã mía: 25% mạt cưa), 50M (50% bã mía: 50% mạt cưa, 25M (25% bã mía: 75% mạt cưa), và đối chứng là mạt cưa.
Bảng 3.3 So sánh số ngày tơ lan đầy bịch, tốc độ ăn lan trung bình giữa đối chứng và bã mía – mạt cưa.
Cơ chất Đối chứng 75M 50M 25M
Số ngày tơ lan đầy bịch phôi 28 36 25 33
Tốc độ ăn lan trung bình 5 7.2 5.45 6.43
Nhận xét tơ nấm Tơ mỏng,
Page 37 Biểu đồ 3.1: Chiều sâu lan tơ trung bình nguyên liệu bã mía – mạt cưa so với đối chứng.
Page 38 Nhận xét: Trong phối trộn các tỷ lệ bã mía - mạt cưa, so với đối chứng cho thấy:
Ở tỷ lệ 50% bã mía: 50% mạt cưa có số ngày lan tơ ngắn hơn đối chứng . Trong khi ở các tỷ lệ 75% bã mía: 25% mạt cưa và 25% bã mía: 75% mạt cưa có số ngày tơ lan đều chậm hơn so với đối chứng. Ở các lô thí ngiệm, tơ mọc dày đẹp hơn so với đối chứng.
Từ các số liệu trên chọn tỷ lệ 50% bã mía: 50% mạt cưa tiến hành các thí nghiệm khác.
3.2.1.2 Thí nghiệm 2: cùi bắp – mạt cưa so với đối chứng
Trong thí nghiệm này nguyên liệu cùi bắp – mạt cưa được phối trộn ở các tỉ lệ 75B (75% cùi bắp: 25% mạt cưa), 50B (50% cùi bắp: 50% mạt cưa, 25B (25% cùi bắp: 75% mạt cưa), và đối chứng là mạt cưa.
Bảng 3.4: So sánh số ngày tơ lan đầy bịch, tốc độ ăn lan trung bình giữa đối chứng và cùi bắp – mạt cưa
Cơ chất Đối chứng 75B 50B 25B
Số ngày tơ lan
đầy 28 35 31 37 Tốc độ ăn lan trung bình 6.43 5.14 5.81 4.87 Nhận xét tơ nấm Tơ mỏng, mảnh Tơ nấm mọc rất dày, đẹp
Page 39 Biểu đồ 3.2: Chiều sâu lan tơ trung bình nguyên liệu cùi bắp – mạt cưa so với đối chứng.
Page 40 Nhận xét: Ở các tỷ lệ phối trộn cùi bắp – mạt cưa so với đối chứng ta nhận thấy:
Đối chứng mạt cưa có tốc độ lan tơ nhanh hơn so với cùi bắp – mạt cưa. Độ dày tơ lan ở các công thức phối trộn cùi bắp – mạt cưa có chất lượng tơ
nấm lan rất dày, mịn, đều hơn so với đối chứng.
Từ đây ta có thể kết luận số ngày tơ lan đầy bịch của đối chứng mạt cưa nhanh hơn công thức phối trộn cùi bắp – mạt cưa. Nhưng xét yếu tố chất lựơng thì công thức này vẫn tốt và thích hợp dùng trồng nấm bào ngư vua.
3.2.1.3 Thí nghiệm 3: rơm – mạt cưa so với đối chứng
Trong thí nghiệm này nguyên liệu rơm – mạt cưa được phối trộn ở các tỉ lệ 75R (75% rơm: 25% mạt cưa), 50R (50% rơm: 50% mạt cưa), 25R (25% rơm: 75% mạt cưa), và đối chứng là mạt cưa.
Bảng 3.5 So sánh số ngày tơ lan đầy bịch, tốc độ ăn lan trung bình giữ đối chứng và rơm – mạt cưa
Cơ chất Đối chứng 75R 50R 25R
Số ngày tơ lan
đầy 28 26 28 36 Tốc độ ăn lan trung bình 6.43 6.92 6.43 5 Nhận xét tơ nấm Tơ lan mỏng,
Page 41 Biểu đồ 3.3: Chiều sâu lan tơ trung bình nguyên liệu rơm – mạt cưa so với đối chứng.
Page 42 Nhận xét: Ở công thức phối trộn rơm - mạt cưa khi so sánh với đối chứng ta nhận thấy:
Ở tỷ lệ 75R có tốc độ lan tơ nhanh hơn so với đối chứng mạt cưa. Với tỷ lệ 50R tốc độ lan tơ so với đối chứng là ngang nhau. Với tỷ lệ 25R thì tốc độ lan chậm hơn đối chứng khá nhiều.
So về độ dày của tơ thì ở các lô thí nghiệm không khác so với đối chứng. Kết quả cho thấy với công thức mạt cưa – rơm dù tốc độ lan tơ có nhanh hơn
nhưng về độ dày tơ không phải tốt nhất so với hai công thức phối trộn cùi bắp – mạt cưa và bã mía – mạt cưa.