Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy khô [7]

Một phần của tài liệu Trồng Thử Nghiệm Nấm Vua (Pleurotus Eryngii) Trên Một Số Lọai Nguyên Liệu Phổ Biến Ở Nước Ta (Trang 36 - 37)

- Nguyên tắc

Dùng sức nóng làm bay hơi nước trong mẫu. Cân trọng lương mẫu trước và sau khi sấy khô, từ đó ta xác định lượng nước có trong mẫu.

Quá trình sấy khô đến khối lượng không đổi được tiến hành cho đến khi nhận được sự chênh lệch ít nhất giữa hai lần cân sau cùng không lớn hơn 0,003g.

Phép cân khối lượng các mẫu thí nghiệm được tiến hành với độ chính xác đến 0,001 g trên cân kỹ thuật. Việc làm khô mẫu đến khối lượng không đổi được tiến hành trong tủ sấy ở nhiệt độ:

 1050C ± 50C đối với mẫu là nguyên liệu trồng nấm.

 600C ± 20C đối với mẫu là nấm hoặc mẫu có chứa các chất hữu cơ dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ

- Thiết bị dùng làm thí nghiệm:

 Tủ sấy có thể điều chỉnh nhiệt độ đến 1300C  Cân kỹ thuật có độ sai lệch 0,001g

 Đĩa petri hay cốc sứ nhỏ chịu nhiệt.  Bình hút ẩm silicagel.

- Thực hành:

 Đĩa petri đem rửa sạch và sấy khô ở nhiệt độ 1000C – 1500C.  Sau đó để nguội trong bình hút ẩm.

 Đem cân phân tích với độ chính xác 0,001g ta có m0.

 Lấy mẫu cần phân tích cho vào đĩa petri sau đó đem cân, được khối lượng đĩa và mẫu trước khi sấy là m1.

Page 32  Sau khi sấy nhanh chóng đậy nắp đĩa petri và cho vào bình hút ẩm,

chờ nguội rồi đem cân phân tích, làm tương tự lập lại nhiều lần cho đến khi kết quả giữa hai lần cân liên tiếp khối lượng mẫu chênh lệch không quá 0,003g ta có m2.

- Cách tính:

Độ ẩm (%) = (m1 – m2) * 100 / m0

Với m1: Khối lượng mẫu và đĩa petri ban đầu (g)

m2: Khối lượng mẫu và đĩa petri sau khi sấy khô đến khối lượng không đổi (g) m0: Khối lượng mẫu ban đầu (g)

Một phần của tài liệu Trồng Thử Nghiệm Nấm Vua (Pleurotus Eryngii) Trên Một Số Lọai Nguyên Liệu Phổ Biến Ở Nước Ta (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)