4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát sơ bộ nồng độ gây độc CCl4
Chuột được chia làm 6 lô (mỗi lô 6 con), các lô chuột được cho uống CCl4ứng với các nồng độ CCl4 (pha với dầu thực vật) như sau: 100 %, 50 %, 30 %, 25 %, 20 % và 10 %.
Bảng 4.4: Kết quả tỉ lệ chuột sống sau 24 giờ uống CCl4
Lô Tỉ lệ sống (%) 100 % 0 50 % 33 30 % 67 25 % 100 20 % 100 10 % 100
Kết quả cho thấy ở các nồng độ CCl4 100 %, 50 %, 30 % không đạt yêu cầu về tỉ lệ
sống, còn ở 20 % và 10 % thì tỉ lệ sống tốt nhưng độc tính không thể hiện rõ. Riêng lô 25 % thì vừa đạt yêu cầu về tỉ lệ sống vừa thể hiện độc tính rõ như: mắt lừđừ, thở dốc, mệt lả, nằm im, chân co quắp.
Vì vậy, tất cả các thử nghiệm in vivo tiếp theo đều sử dụng lô chứng độc có nồng
độ CCl4 là 25%.
4.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát độc tính của cao chiết
Cao EtOAc của 2 cây được pha ở nồng độ cao nhất có thể pha loãng 500 mg/kg thể
trọng chuột để khảo sát độc tính cao chiết. Gồm 2 lô ứng với cao EtOAc của cây Râu mèo và cây Nghể
Bảng 4.5: Kết quả các lô sau 24 giờ.
Lô cao EtOAc Tỉ lệ chuột sống (%)
Râu mèo 100
Nghể 100
Quan sát hành vi của chuột sau khi uống thuốc: hơi mệt nhưng vẫn linh hoạt Sau 24 giờ uống thuốc: chuột khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, linh hoạt.
Vậy các kết quả cho thấy cao EtOAc của 2 cây hoàn toàn không gây độc cho chuột ở liều 500 mg/kg thể trọng chuột