Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số nhóm gốc thuốctrừ sâu đối với bọ rùa đỏ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa đỏ (micrapis discolor fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 41)

bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bảng 3.1. Độ hữu hiệu của một số nhóm gốc thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 01/2012

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau số giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan

0 20 40 60 80 100 0 1 2 3 4 5

Ngày sau khi phun

Đ h u h iệ u ( % ) Kinalux 2.5EC Bassa 50EC Sapenalpha 5EC Vertimec 1.8EC Kiểm chứng

Hình 3.1 Biến động hiệu lực của một số nhóm gốc thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 01/2012.

Qua kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy các loại thuốc trừ sâu ít nhiều đều có ảnh hưởng gây chết lên bọ rùa đỏ trưởng thành trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun

Nghiệm thức Nồng độ

(g,ml/lít) 1 2 3 4 5

Kinalux 25EC 3 41,3b 63,6b 71,3b 71,3b 71,3b

Bassa 50EC 2,5 67,5a 95a 97,5a 97,5a 97,5a

Sapenalpha 5EC 1 20c 27,5c 40c 43,8c 43,8c

Vertimec 1.8EC 1 15c 22,5c 27,5c 33,8c 57,5c

Kiểm chứng Nước 0d 0d 0d 0d 0d

27

Tại thời điểm 1 ngày sau khi phun (NSKP) , thuốc Bassa (carbamat) có tác động gây chết nhanh chóng đối với bọ rùa đỏ (67,5%), kế đến là thuốc Kinalux (lân hữu cơ) có tác động gây chết thấp hơn (41,3%). Hai loại thuốc còn lại cũng ảnh hưởng gây chết nhưng ở mức rất thấp (15-20%).

Đến thời điểm 2 NSKP, các loại thuốc đều gia tăng hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ. Trong đó, thuốc Bassa cho hiệu lực cao nhất đạt 95%. Kế đến là thuốc Kinalux đạt hiệu lực cũng khá cao (63,6%). Thuốc Sapen Alpha (cúc tổng hợp) và Vertimec (sinh học) hiệu lực có tăng lên nhưng vẫn còn ở mức rất thấp là (27,5%) và (22,5%).

Đến thời điểm 3 NSKP, hiệu lực của các loại thuốc tiếp tục tăng lên, trong đó thuốc Bassa vẫn tác động lên bọ rùa cao nhất đạt (97,5%) . Kế đến là thuốc Kinalux có hiệu lực gây chết tăng lên và đạt mức khá cao (71,3%). Hiệu lực gây chết ở mức thấp vẫn là thuốc Sapen Alpha (cúc tổng hợp) đạt (40%), tương đương với thuốc Vertimec (sinh học) đạt (27,5%).

Tại thời điểm 4 và 5 NSKP, hiệu lực gây chết của thuốc Bassa và Kinalux ổn định không gia tăng lên nữa. Hiệu lực gây chết cao nhất vẫn là Bassa (carbamat) đạt (97,5%) kế tiếp là Kinalux (lân hữu cơ) đạt (71,3%). Hiệu lực của thuốc Sapen Alpha (cúc tổng hợp) cũng ổn định ở mức trung bình là (43,8%). Hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ của thuốc Vertimec (sinh học) vẫn tăng lên mức trung bình đạt (57,5%), nhưng vẫn tương đương với thuốc Sapen Alpha .

Tóm lại, 2 loại thuốc Bassa (carbamat) chuyên trị côn trùng chích hút và thuốc Kinalux (lân hữu cơ) chuyên trị côn trùng chích hút và cả miệng nhai đều có tác động gây chết bọ rùa đỏ rất cao. Thuốc Sapen Alpha (cúc tổng hợp) và Vertimec (sinh học) cũng ảnh hưởng gây chết bọ rùa ở mức trung bình. Vậy khi sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu hại nên sử dụng thuốc gốc cúc tổng hợp và gốc sinh học vì ít gây chết đến thiên địch và thân thiện với môi trường.

28

3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bảng 3.2. Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun

Nghiệm thức Nồng độ

(g,ml/lít)

1 2 3 4 5

Regent 800WG 0,1 5ab 25a 30ab 40a 45ab

Virtako 40WG 0,1 12,5a 30a 40a 45a 50a (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Prevathon 5SC 0,5 2,5b 2,5b 2,5c 2,5b 2,5c

Trigard 100SL 1 0b 0b 0c 0b 0c

Ammate 150SC 0,15 2,5b 15ab 20bc 30a 35b

Kiểm chứng Nước 0b 0b 0c 0b 0c

CV (%) 38,89 51,68 43,83 30,64 28,37

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau số giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan

0 20 40 60 80 100 0 1 2 3 4 5

Ngày sau khi phun

Đ h u h iệ u ( % ) Regent 800WG Virtako 40WG Prevathon 5SC Trigard 100SL Ammate 150SC Kiểm chứng

Hình 3.2 Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012.

Qua kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy thuốc Vitrtako và Regent có tác động gây chết bọ rùa đỏ tăng dần và khác biệt so với 3 loại thuốc còn lại.

Thời điểm 1 và 2 NSKP, hai nghiệm thức đã phát huy hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ là Virtako và Regent nhưng ở mức độ rất thấp có độ hữu hiệu đạt từ (25-

29

30%). Nghiệm thức Prevathon; Ammate và Trigard chưa có tác động gây chết đến bọ rùa đỏ và không khác biệt so với kiểm chứng.

Đến thời điểm 3 và 4 NSKP, hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ ở hai nghiệm thức Virtako và Regent tăng lên và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại nhưng vẫn ở mức thấp có độ hữu hiệu đạt từ (40-45%). Ba nghiệm thức còn lại là Prevathon; Ammate và Trigard vẫn chưa có tác động gây chết đến bọ rùa đỏ, không khác biệt so với nghiệm thức kiểm chứng. Tuy nhiên thuốc Ammate đến thời điểm 4 NSKP thì hiệu lực tăng lên đến 30% và có sự khác biệt so với kiểm chứng.

Tại thời điểm 5 NSKP, hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ ở 3 nghiệm thức Virtako; Regent và Ammate tiếp tục tăng lên, cao nhất là ở nghiệm thức Virtako có độ hữu hiệu đạt (50%), kế đến là nghiệm thức Regent độ hữu hiệu đạt (45%) và nghiệm thức Ammate độ hữu hiệu chỉ đạt (35%). Nghiệm thức Prevathon và thì hoàn toàn không có ảnh hưởng đến bọ rùa đỏ tương đương với nghiệm thức đối chứng.

Tóm lại, sau 5 ngày quan sát thí nghiệm cho thấy hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ ở các nghiệm thức chưa cao. Cao nhất là nghiệm thức Virtako và Regent hiệu lực gây chết chỉ ở mức trung bình. Nghiệm thức Ammate rất ít tác động đến bọ rùa đỏ, thuốc này tương đối an toàn cho bọ rùa thiên địch. Còn nghiệm thức Prevathon và Trigard hầu như không tác động đến bọ rùa đỏ, thuốc này rất an toàn cho bọ rùa thiên địch.

30

3.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ nhện đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm. trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bảng 3.3 Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012.

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun

Nghiệm thức Nồngđộ (g,ml/lít) 1 2 3 4 5 Nissorun 5EC 1,5 0b 5bc 5cd 10c 15bc Comite 73EC 1,5 17,5b 20bc 25bc 27,5bc 27,5bc Alfamite 15EC 2,5 17,5b 30b 35b 42,5b 42,5b Ortus 5EC 2 17,5b 22,5bc 25bc 25bc 27,5bc

Takare 2EC 2 90a 97,5a 100a 100a 100a

Kiểm chứng Nước 0b 0c 0d 0c 0c

CV (%) 60 60 47 53 52

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau số giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan

0 20 40 60 80 100 0 1 2 3 4 5

Ngày sau khi phun

Đ h u h iệ u ( % ) Nissorun 5EC Comite 73EC Alfamite 15EC Ortus 5EC Takare 2EC Kiểm chứng

Hình 3.3. Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả ở bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy thuốc Takare và Alfamite có ảnh hưởng gây chết đến bọ rùa đỏ trưởng thành trong điều kiện phòng thí nghiệm.

31

Ở thời điểm 1 NSKP, nghiệm thức Takare có tác động mạnh nhất, độ hữu hiệu đạt (90%). Bốn loại thuốc còn lại hầu như không có tác động gây chết bọ rùa đỏ và không có sự khác biệt so với kiềm chứng ở mức ý nghĩa 5%.

Đến thời điểm 2 NSKP,ở tất cả các nghiệm thức có độ hữu hiệu gia tăng lên. Nghiệm thức có độ hữu hiệu cao nhất vẫn là thuốc Takare đạt 97,5%. Nghiệm thức Alfamite có độ hữu hiệu rất thấp đạt (30%), nghiệm thức Comite; Ortus và Nissorun có độ hữu hiệu rất thấp và không có sự khác biệt so với kiểm chứng.

Đến thời điểm 3 NSKP, hiệu lực của các nghiệm thức điều gia tăng lên. Trong đó, nghiệm thức Takare có ảnh hưởng tác động gây chết bọ rùa đỏ toàn bộ đạt (100%), có hiệu lực gây chết rất cao, làm chết toàn bộ bọ rùa đỏ chỉ sau khi phun 3 ngày, hoàn toàn khác biệt so với các loại thuốc còn lại. kế đến là thuốc Ammate chỉ ảnh hưởng ở mức độ rất thấp đạt (35%) hầu như không khác biệt so với hai loại thuốc Comite và Ortus. Riêng thuốc Nissorun hầu như không có tác động lên bọ rùa đỏ, tương đương với kiểm chứng.

Thời điểm 4 và 5 NSKP, nghiệm thức Takare có hoạt chất la Karanjin với cơ chế tiếp xúc, vị độc, tác động trực tiếp lên hệ thần kinh làm chết côn trùng nên có tác động mạnh đến bọ rùa đỏ trưởng thành với hiệu lực cao nhất (100%). Kế đến là nghiệm thức Alfamite có độ hữu hiệu ở mức trung bình đạt (42,5%). Nghiệm thức Comite, Ortus và Nissorun hầu như chưa thể hiện rõ tác động gây chết đến bọ rùa đỏ có độ hữu hiệu đạt mức rất thấp biến động từ (15- 27,5%), không khác biệt so với kiểm chứng.

Tóm lại, thuốc Takare có tác động gây chết đến bọ rùa đỏ nhanh, mạnh, tức thời, cho thấy thuốc này rất độc đối với bọ rùa đỏ. Nên hạn chế sử dụng thuốc này phòng trừ nhện hại trên đồng ruộng. Thuốc Alfamite có tác động chậm hơn nhưng cũng ảnh hưởng tác động nhẹ tới bọ rùa đỏ, thuốc này thuộc nhóm ít độc đối với thiên địch. Thuốc Comite, Ortus và Nissorun hầu như không có tác động đến bọ rùa đỏ độ hữu hiệu ở mức rất thấp, các loại thuốc này thuộc nhóm không độc đối với thiên địch, nếu có nhện gây hại thì nên sử dụng các loại thuốc này để phòng trừ nhện hại trên đồng ruộng.

32

3.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ bệnh cây đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm. rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bảng 3.4. Độ hữu hiệu của một số loại thuốctrừ bệnh cây đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 04/2012.

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun

Nghiệm thức Nồngđộ

(g,ml/lít) 1 2 3 4 5

Anvil 5SC 1,5 0 0a 0a 0a 0b

Tilt Super 300EC 0,625 0 0a 0a 2,5a 10a

Bonanza 100SL 1 0 0a 0a 0a 0b

Fuan 40EC 2 0 2,5a 2,5a 2,5a 2,5b

Map Famy 700WP 1 0 0a 0a 2,5a 2,5b

Kiểm chứng Nước 0 0a 0a 0a 0b

CV (%) 20,08 20,08 32,18 34,89

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau số giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan

Qua kết quả bảng 3.4 cho thấy các loại thuốc trừ bệnh cây không có ảnh hưởng đến sức sống bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Tại thời điểm 1, 2 và 3 NSKP, các loại thuốc đều không có tác động gây chết đối với bọ rùa đỏ và không khác biệt so với kiểm chứng.

Đến thời điểm 4 NSKP, nghiệm thức Tilt Super 300EC, Fuan 40EC và Map Famy 700WP bắt đầu có gia tăng độ hữu hiệu nhưng không có ảnh hưởng gây chết đến bọ rùa đỏ và không có sự khác biệt so với nghiệm thức kiểm chứng. nghiệm thức Anvil 5SC và Bonanza 100SL chưa có tác động đến bọ rùa đỏ.

Ở thời điểm 5 NSKP, nghiệm thức Tilt Super 300EC gia tăng hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ lên độ hữu hiệu đạt (10%) và khác biệt so với nghiệm thức kiểm chứng, độ hữu hiệu đạt 10%. Nghiệm thức Fuan 40EC và Map Famy 700WP vẫn không thay đổi hiệu lực, nghiệm thức Anvil 5SC và Bonanza 100SL không tác động gây chết đến bọ rùa đỏ.

Tóm lại, 5 loại thuốc trừ bệnh cây hầu như không có tác động đến bọ rùa đỏ, thuốc có độ hữu hiệu cao nhất là Tilt Super 300EC đạt 10%, các loại thuốc còn lại hoàn toàn không tác động đến bọ rùa đỏ. Nhóm thuốc này rất an toàn cho thiên địch, nhất là bọ rùa đỏ.

33

3.5. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa đỏ trong phòng thí nghiệm. trong phòng thí nghiệm.

Bảng 3.5 Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 05/2012.

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiệm thức Nồng độ

(g,ml/lít) 1 2 3 4 5

Whip’S 7.5EW 2 5a 7,5a 7,5a 7,5a 7,5a

Onecide 15EC 2 2,5a 2,5ab 2,5ab 2,5ab 2,5ab

Clincher 10EC 2 2,5a 5ab 5ab 5ab 5ab

Anco 600DD 4 0a 0b 0b 0b 0b

Kiểm chứng Nước 0a 0b 0b 0b 0b

CV (%) 34,78 32,03 32,03 32,03 32,03

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau số giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan

0 2 4 6 8 10 0 1 2 3 4 5

ngày sau khi phun

Đ h u h iệ u ( % ) Whip-S 75EW Onecide 15EC Clincher 10EC Anco 600DD Kiểm chứng

Hình 3.5 Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ cỏ đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 05/2012.

Qua kết quả ở bảng 3.5 và hình 3.5 cho thấy nhóm thuốc trừ cỏ không có ảnh hưởng đến sức sống của bọ rùa đỏ.

Thời điểm 1 NSKP, các loại thuốc đều chưa có ảnh hưởng gây chết đối với bọ rùa đỏ và hoàn toàn không khác biệt so với kiểm chứng.

Đến thời điểm 2, 3, 4 và 5 NSKP, cho thấy độ hữu hiệu ở các nghiệm thức có tăng lên chút ít nhưng không đáng kể và ổn định. Nghịêm thức Whip’S 7.5EW có độ hữu hiệu tăng lên và khác biệt so với nghiêm thức kiểm chứng

34

nhưng tác động gây chết bọ rùa đỏ ở mức rất thấp rất thấp (7,5%). Các loại thuốc còn lại hầu như không có ảnh hưởng tác động gây chết đến bọ rùa đỏ.

Qua thí nghiệm trên cho thấy nhóm thuốc trừ cỏ hầu như không có tác động gây chết đến sự sống của bọ rùa đỏ thành trùng. Riêng nghệm thức Whip’S 7.5EW có tác động rất nhẹ ở mức độ rất thấp đối với bọ rùa đỏ. Nhóm thuốc này rất an toàn cho thiên địch, nhất là đối với bọ rùa đỏ.

3.6. Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học nấm xanh

(Metarhizium anisopliae) đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí

nghiệm

Bảng 3.6. Độ hữu hiệu của chế phẩm nấm xanh đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 05/2012.

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun

Nghiệm thức Nồng độ

(g,ml/lít) 3 6 9 12 15

Nấm xanh khô 7,8 0a 0b 2,2b 8,9b 8,9b

Nấm xanh tươi 6.3 2,2a 2,2b 2,2b 8,9b 13,3b

Nazomi 5WDG 0,3 0a 46,7a 66,7a 80a 86,7a

Kiểm chứng Nước 0a 0b 0b 0b 0b (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CV (%) 17,67 20,67 20,29 23,14 25,31

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau số giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan

0 20 40 60 80 100 0 3 6 9 12 15

Ngày sau khi phun

Đ h u h iệ u ( % ) Nấm xanh khô Nấm xanh tươi Nazomi 5WDG Kiểm chứng

Hình 3.6 Biến động hiệu lực của chế phẩm sinh học đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 05/2012.

35

Qua kết quả ở bảng 3.6 và hình 3.6 cho thấy thuốc Nazomi 5WDG (gốc sinh học) có tác động gây chết bọ rùa đỏ chậm và kéo dài. Còn chế phẩm sinh học nấm xanh thì không có tác động gây chết đến bọ rùa đỏ rất thấp và không có khác biệt so với kiểm chứng.

Tại thời điểm 3 NSKP, các nghiệm thức chưa có tác động gây chết đối với bọ rùa đỏ và không khác biệt so với nghiệm thức kiểm chứng.

Ở thời điểm 6 và 9 NSKP, nghiệm thức Nazomi 5WDG bắt đầu tác động gây chết đến bọ rùa đỏ, tại thời điểm 6 NSKP hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ ở mức trung bình đạt 46,7%, nhưng tới thời điểm 9 NSKP thì hiệu lực tăng lên ở mức khá cao đạt 66,7% và khác biệt so với kiểm chứng qua thống kê với mức ý nghĩa 5%. Hai nghiệm thức xử lý nấm xanh dạng khô và dạng tươi vẫn chưa có

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa đỏ (micrapis discolor fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 41)