Vật liệu để nhân nuôi nấm tại nông hộ bao gồm: Gạo, nồi hấp khử trùng môi trường có vỉ ngăn nước, bọc nylon (20x30cm), băng keo trong, dây thun, kẹp, gòn không thấm, chất đốt (than tổ ong hoặc củi), đèn cồn, giấy báo, vải mỏng, tủ cấy đơn giản, cồn khử trùng 700C.
Nấm nguồn: nấm xanh Metarhizium anisopliae được phân lập và tách ròng từ những mẫu rầy nâu bị nhiễm nấm ngoài tự nhiên.
Cách thực hiện: Gạo ngâm nước trước từ 1giờ đến 1 giờ 30 phút, sau đó để ráo nước và chia gạo vào mỗi bọc nylon 500g. Tiến hành đem hấp thanh trùng trong 1 giờ 30 phút (tính từ lúc nước sôi). Sau đó cấy vào mỗi bọc nylon 1/6 đĩa pitri nấm nguồn. Mỗi ngày lắc môi trường ít nhất một lần để tạo sự thông thoáng cho nấm dễ phát triển. Sau khi cấy nấm khoảng 10 đến 14 ngày thì mật số bào tử đạt từ 4,6 đến 11,7x109 bào tử/g chế phẩm, với lượng bào tử trên người dân có thể đem sử dụng.
Cách sử dụng chế phẩm:
- Sau khi cấy nấm, quan sát thấy hạt gạo có nấm xanh bao phủ hết hạt gạo (khoảng 10-14 ngày) thì đem phun chế phẩm trên đồng ruộng.
- Thời điểm phun: khi thấy rầy cám tuổi 1-2 xuất hiện thì tiến hành phun xịt, phun lại lần hai khi thấy rầy cám trở lại. Nếu cần phun thêm lần 3.
- Liều lượng sử dụng: 5 bọc/ha (bọc 0,5kg), mỗi bọc pha cho 4 bình 16 lít, khi cho thuốc vào bình pha thêm 5ml chất bám dính.
- Thời gian phun: phun vào lúc chiều mát. - Cách phun: phun chậm và kỹ vào gốc lúa.
Cơ chế tác động của nấm xanh lên côn trùng: Khi bào tử của nấm bám trên bề mặt của côn trùng gập điều kiện thuận lợi sẻ nẩy mầm và mọc thành sợi nấm xuyên qua vỏ kitin của côn trùng. Chúng phát triển trong cơ thể côn trùng tạo thành ống mầm xuyên qua vỏ côn trùng tiếp tục phân nhánh và tạo thành mạng sợi chằng chịt bên trong cơ thể côn trùng. Nấm xanhsử dụng độc tố Destruxin A và B làm cho tế bào bạch huyết lần lượt bi tiêu diệt. Khi độc tố nấm đã tiêu
22
diệt hết các tế bào bạch huyết cũng là lúc côn trùng chết, cơ thể cứng lại là do các sợi nấm đan xen lại với nhau. Cũng có trường hợp khi bị nấm tấn công cơ thể côn trùng bị ngắn lại hoặc bị khô do hệ thống tiêu hóa bị tổn thương hoặc do thiếu nguồn thức ăn (Phạm Thị Thùy, 2004).
23
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP