Thuốc Anco 600DD

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa đỏ (micrapis discolor fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 34)

Thuốc do công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang phân phối. Thuộc nhóm độc II. Hoạt chất là 2,4D, thuốc có tác dụng nội hấp, ức chế quá trình quang hợp cây cỏ.

20

Thuốc tiêu diệt chủ yếu các loại cỏ lá rộng và nhóm chác lác (cỏ đồng tiền, nghể, xà bông, cỏ cháo, cỏ chác, năng, rau dừa, rau mương) trên ruộng lúa và nhiều loại cỏ lá rộng trên vườn cây ăn trái, đồn điền, đất hoang.

Liều lượng sử dụng: 1,2–1,5 lit/ha, pha 30-35 ml/bình 8 lít, phun 4 bình/1.000m2. Pha 320 lít nước, phun khi lúa 4–6 lá, mực nước 3–4 cm trong 3–4 ngày.

Thời gian sử dụng: 20 ngày sau sạ, 10 ngày sau cấy. Lưu ý:

- Không dùng Anco trên ruộng hoa màu và những cây trồng mẫn cảm với thuốc.

- Không xử lý thuốc ở giai đoạn mạ hoặc khi lúa trổ.

- Khi phun thuốc cần điều chỉnh mực nước cho thuốc tiếp xúc đều với cỏ. - Anco không ảnh hưởng đến cây trồng vì các vi sinh vật sẽ phân giải lượng thuốc tồn dư trong đất.

(http://www.vietaz.com.vn/store/2786/0/11841/1/product/Thuoc-tru-co- ANCO-600-DD.htm)

1.2.4.4. Thuốc trừ cỏ Whip’S 7.5EW

Thuốc do Công ty TNHH Bayer Việt Nam phân phối. Hoạt chất Fenoxaprop-P-Ethyl 75g/l. Thuộc nhóm hóa học Phenoxy.

Nhóm độc III, tương đối độc với cá, không độc với ong.

Thuốc trừ cỏ nội hấp, chọn lọc, tác động hậu nảy mầm, có hiệu quả cao đối với các loại cỏ hòa bản, không tác dụng với cỏ năn lác và cỏ lá rộng.

Sử dụng: Dùng trừ cỏ hòa bản (lồng vực, đuôi phụng, cỏ túc, cỏ mồm …) cho ruộng lúa sạ và cấy.

Thuốc dùng trừ cỏ cho lúa với liều lượng 0,4-0,6 lit/ha pha nước với nồng độ 0,12-0,15%, phun 300-400 lit/ha.

Phun thuốc sau khi sạ hoặc cấy lúa 15-25 ngày, khi cỏ lồng vực đã có 3-5 lá. Sau khi phun thuốc 2-3 ngày lúa có thể hơi vàng lá, sau đó phục hồi bình thường.

Thuốc còn dùng trừ cỏ hòa bản cho một số cây trồng lá rộng như thuốc lá, bông, đậu, rau. Chế phẩm 7.5EW dùng liều lượng 0,6-0,8 lit/ha, pha nước với

21

nồng độ 0,15-0,20%, phun 300-400 lít nước/ha. Phun thuốc 10-20 ngày sau khi gieo trồng (cỏ 3-4 lá), đất đủ ẩm.

1.2.5. Đặc tính của chế phẩm sinh học nấm xanh dùng trong thí nghiệm

Vật liệu để nhân nuôi nấm tại nông hộ bao gồm: Gạo, nồi hấp khử trùng môi trường có vỉ ngăn nước, bọc nylon (20x30cm), băng keo trong, dây thun, kẹp, gòn không thấm, chất đốt (than tổ ong hoặc củi), đèn cồn, giấy báo, vải mỏng, tủ cấy đơn giản, cồn khử trùng 700C.

Nấm nguồn: nấm xanh Metarhizium anisopliae được phân lập và tách ròng từ những mẫu rầy nâu bị nhiễm nấm ngoài tự nhiên.

Cách thực hiện: Gạo ngâm nước trước từ 1giờ đến 1 giờ 30 phút, sau đó để ráo nước và chia gạo vào mỗi bọc nylon 500g. Tiến hành đem hấp thanh trùng trong 1 giờ 30 phút (tính từ lúc nước sôi). Sau đó cấy vào mỗi bọc nylon 1/6 đĩa pitri nấm nguồn. Mỗi ngày lắc môi trường ít nhất một lần để tạo sự thông thoáng cho nấm dễ phát triển. Sau khi cấy nấm khoảng 10 đến 14 ngày thì mật số bào tử đạt từ 4,6 đến 11,7x109 bào tử/g chế phẩm, với lượng bào tử trên người dân có thể đem sử dụng.

Cách sử dụng chế phẩm:

- Sau khi cấy nấm, quan sát thấy hạt gạo có nấm xanh bao phủ hết hạt gạo (khoảng 10-14 ngày) thì đem phun chế phẩm trên đồng ruộng.

- Thời điểm phun: khi thấy rầy cám tuổi 1-2 xuất hiện thì tiến hành phun xịt, phun lại lần hai khi thấy rầy cám trở lại. Nếu cần phun thêm lần 3.

- Liều lượng sử dụng: 5 bọc/ha (bọc 0,5kg), mỗi bọc pha cho 4 bình 16 lít, khi cho thuốc vào bình pha thêm 5ml chất bám dính.

- Thời gian phun: phun vào lúc chiều mát. - Cách phun: phun chậm và kỹ vào gốc lúa.

Cơ chế tác động của nấm xanh lên côn trùng: Khi bào tử của nấm bám trên bề mặt của côn trùng gập điều kiện thuận lợi sẻ nẩy mầm và mọc thành sợi nấm xuyên qua vỏ kitin của côn trùng. Chúng phát triển trong cơ thể côn trùng tạo thành ống mầm xuyên qua vỏ côn trùng tiếp tục phân nhánh và tạo thành mạng sợi chằng chịt bên trong cơ thể côn trùng. Nấm xanhsử dụng độc tố Destruxin A và B làm cho tế bào bạch huyết lần lượt bi tiêu diệt. Khi độc tố nấm đã tiêu

22

diệt hết các tế bào bạch huyết cũng là lúc côn trùng chết, cơ thể cứng lại là do các sợi nấm đan xen lại với nhau. Cũng có trường hợp khi bị nấm tấn công cơ thể côn trùng bị ngắn lại hoặc bị khô do hệ thống tiêu hóa bị tổn thương hoặc do thiếu nguồn thức ăn (Phạm Thị Thùy, 2004).

23

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1. Phương tiện

Thu thập bọ rùa đỏ ngoài tự nhiên trên các ruộng lúa, trên cỏ dọc bờ đê hoặc trên các ruộng đậu …

Nguồn thức ăn cho bọ rùa đỏ như là rầy mềm, mật ong 10%. Vợt côn trùng, hộp nhựa, vải đẩy hộp, dây thun.

Kéo, bông gòn,nhiệt ẩm kế, micropipette, ống hút, đũa thủy tinh, beaker, chai nước 500ml,….

Các nhóm thuốc được sử dụng trong thí nghiệm:

- Nhóm thuốc trừ sâu: Kinalux 25EC, Bassa 50EC, Sapen Alpha 5EC, Vertimec 1.8EC, Regent 800WG, Virtako 40WG, Trigard 100SL, Prevathon 5SC, Ammate 150SC, Nazomi 5WDG.

- Nhóm thuốc trừ nhện: Nissorun 5EC, Comite 73EC, Ortus 5EC, Takare 2EC, Alfamite 15EC.

- Nhóm thuốc trừ bệnh cây: Anvil 5SC, Tilt Super 300EC, Bonanza 100SL, Fuan 40EC, Map Famy 700WP.

- Nhóm thuốc trừ cỏ: Onecide 15EC , Clincher 10EC , Anco 600DD, Whip’S 7.5 EW.

- Chế phẩm sinh học: nấm xanh Metarhizium anisopliae ở dạng nấm tươi và khô.

2.2. Phương pháp

2.2.1. Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 6 năm 2012 tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.

24

2.2.2. Phương pháp

Khảo sát ảnh hưởng của một số loại nông dược qua phun trực tiếp lên bọ rùa đỏ gồm 6 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức (4 loại thuốc + kiểm chứng) hoặc 6 nghiệm thức (5 loại thuốc + kiểm chứng) tùy vào số lượng của bọ rùa đỏ thu được với 4 lần lặp lại, các thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong phòng thí nghiệm. Các loại thuốc sử dụng làm thí nghiệm được pha theo nồng độ khuyến cáo trong beaker 1 lít, sử dụng micropipetter để hút thuốc dạng dung dịch và cân điện tự để cân thuốc dạng bột.

Bọ rùa được thu ngẫu nhiên trên các ruộng lúa đem về phòng thí nghiệm nuôi trước một ngày cho ổn định. Khi làm thí nghiệm thả thành trùng bọ rùa đỏ vào hộp nhựa với 10 con/hộp đối với các loại thuốc hóa học và 15 con/hộp đối với thí nghiệm chế phẩm nấm xanh (Metarhizium anisopliae) tương ứng với 1 lần lặp lại, dùng vải voan bịt kín hộp lại để bọ rùa không bay ra ngoài.

Sau đó đem các hộp có bọ rùa đỏ đi phun thuốc bằng máy phun thuốc của Nhật với áp lực là 2 kgf/cm2 trong thời gian 10 giây. Mỗi lần phun thuốc là một loại thuốc tương ứng với 1 nghiệm thức gồm 4 lần lặp lại tương ứng với 4 hộp chứa bọ rùa đỏ. Trong đó, nghiệm thức kiểm chứng là phun nước được thực hiện trước, sau đó lần lượt tới các nghiệm thức phun thuốc, khi chuyển sang loại thuốc khác đều có rửa vòi phun bằng nước cẩn thận. Sau khi phun thuốc xong cho vào mỗi hộp một miếng bông gòn có thấm mật ong 10% để cung cấp thức ăn cho bọ rùa đỏ và tạo ẩm độ bên trong hộp, hằng ngày cho thêm mật ong bổ sung vào các hộp thí nghiệm.

Các thí nghiệm đều được lấy chỉ tiêu ghi nhận số bọ rùa đỏ còn sống ở mỗi hộp vào các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5 sau khi phun thuốc đối với các nghiệm thức phun thuốc hóa học. Còn đối với nghiệm thức phun chế phẩm sinh học nấm xanh thì được ghi nhận chỉ tiêu vào các thời điểm 3, 6, 9, 12, 15 ngày sau khi phun thuốc.

Độ hữu hiệu của thuốc được tính bằng công thức Abbott và phân tích số liệu bằng chương trình thống kê SPSS và kiểm định Duncan.

25

Với C: tỷ lệ (%) bọ rùa sống ở nghiệm thức kiểm chứng. T: tỷ lệ (%) bọ rùa sống ở nghiệm thức có xử lí thuốc.

Thí nghiệm 1: ảnh hưởng của một số nhóm gốc thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm 2: ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm 3: ảnh hưởng của một số loại thuốc thuộc nhóm thuốc trừ nhện đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm 4: ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ bệnh cây đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm 5: ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm 6: ảnh hưởng của chế phẩm sinh học nấm xanh đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

26

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của một số nhóm gốc thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm. bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bảng 3.1. Độ hữu hiệu của một số nhóm gốc thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 01/2012

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau số giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan

0 20 40 60 80 100 0 1 2 3 4 5

Ngày sau khi phun

Đ h u h iệ u ( % ) Kinalux 2.5EC Bassa 50EC Sapenalpha 5EC Vertimec 1.8EC Kiểm chứng

Hình 3.1 Biến động hiệu lực của một số nhóm gốc thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 01/2012.

Qua kết quả ở bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy các loại thuốc trừ sâu ít nhiều đều có ảnh hưởng gây chết lên bọ rùa đỏ trưởng thành trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun

Nghiệm thức Nồng độ

(g,ml/lít) 1 2 3 4 5

Kinalux 25EC 3 41,3b 63,6b 71,3b 71,3b 71,3b

Bassa 50EC 2,5 67,5a 95a 97,5a 97,5a 97,5a

Sapenalpha 5EC 1 20c 27,5c 40c 43,8c 43,8c

Vertimec 1.8EC 1 15c 22,5c 27,5c 33,8c 57,5c

Kiểm chứng Nước 0d 0d 0d 0d 0d

27

Tại thời điểm 1 ngày sau khi phun (NSKP) , thuốc Bassa (carbamat) có tác động gây chết nhanh chóng đối với bọ rùa đỏ (67,5%), kế đến là thuốc Kinalux (lân hữu cơ) có tác động gây chết thấp hơn (41,3%). Hai loại thuốc còn lại cũng ảnh hưởng gây chết nhưng ở mức rất thấp (15-20%).

Đến thời điểm 2 NSKP, các loại thuốc đều gia tăng hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ. Trong đó, thuốc Bassa cho hiệu lực cao nhất đạt 95%. Kế đến là thuốc Kinalux đạt hiệu lực cũng khá cao (63,6%). Thuốc Sapen Alpha (cúc tổng hợp) và Vertimec (sinh học) hiệu lực có tăng lên nhưng vẫn còn ở mức rất thấp là (27,5%) và (22,5%).

Đến thời điểm 3 NSKP, hiệu lực của các loại thuốc tiếp tục tăng lên, trong đó thuốc Bassa vẫn tác động lên bọ rùa cao nhất đạt (97,5%) . Kế đến là thuốc Kinalux có hiệu lực gây chết tăng lên và đạt mức khá cao (71,3%). Hiệu lực gây chết ở mức thấp vẫn là thuốc Sapen Alpha (cúc tổng hợp) đạt (40%), tương đương với thuốc Vertimec (sinh học) đạt (27,5%).

Tại thời điểm 4 và 5 NSKP, hiệu lực gây chết của thuốc Bassa và Kinalux ổn định không gia tăng lên nữa. Hiệu lực gây chết cao nhất vẫn là Bassa (carbamat) đạt (97,5%) kế tiếp là Kinalux (lân hữu cơ) đạt (71,3%). Hiệu lực của thuốc Sapen Alpha (cúc tổng hợp) cũng ổn định ở mức trung bình là (43,8%). Hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ của thuốc Vertimec (sinh học) vẫn tăng lên mức trung bình đạt (57,5%), nhưng vẫn tương đương với thuốc Sapen Alpha .

Tóm lại, 2 loại thuốc Bassa (carbamat) chuyên trị côn trùng chích hút và thuốc Kinalux (lân hữu cơ) chuyên trị côn trùng chích hút và cả miệng nhai đều có tác động gây chết bọ rùa đỏ rất cao. Thuốc Sapen Alpha (cúc tổng hợp) và Vertimec (sinh học) cũng ảnh hưởng gây chết bọ rùa ở mức trung bình. Vậy khi sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu hại nên sử dụng thuốc gốc cúc tổng hợp và gốc sinh học vì ít gây chết đến thiên địch và thân thiện với môi trường.

28

3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bảng 3.2. Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun

Nghiệm thức Nồng độ

(g,ml/lít)

1 2 3 4 5

Regent 800WG 0,1 5ab 25a 30ab 40a 45ab

Virtako 40WG 0,1 12,5a 30a 40a 45a 50a

Prevathon 5SC 0,5 2,5b 2,5b 2,5c 2,5b 2,5c

Trigard 100SL 1 0b 0b 0c 0b 0c

Ammate 150SC 0,15 2,5b 15ab 20bc 30a 35b

Kiểm chứng Nước 0b 0b 0c 0b 0c

CV (%) 38,89 51,68 43,83 30,64 28,37

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau số giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan

0 20 40 60 80 100 0 1 2 3 4 5

Ngày sau khi phun

Đ h u h iệ u ( % ) Regent 800WG Virtako 40WG Prevathon 5SC Trigard 100SL Ammate 150SC Kiểm chứng

Hình 3.2 Biến động hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 02/2012.

Qua kết quả ở bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy thuốc Vitrtako và Regent có tác động gây chết bọ rùa đỏ tăng dần và khác biệt so với 3 loại thuốc còn lại.

Thời điểm 1 và 2 NSKP, hai nghiệm thức đã phát huy hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ là Virtako và Regent nhưng ở mức độ rất thấp có độ hữu hiệu đạt từ (25-

29

30%). Nghiệm thức Prevathon; Ammate và Trigard chưa có tác động gây chết đến bọ rùa đỏ và không khác biệt so với kiểm chứng.

Đến thời điểm 3 và 4 NSKP, hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ ở hai nghiệm thức Virtako và Regent tăng lên và khác biệt so với các nghiệm thức còn lại nhưng vẫn ở mức thấp có độ hữu hiệu đạt từ (40-45%). Ba nghiệm thức còn lại là Prevathon; Ammate và Trigard vẫn chưa có tác động gây chết đến bọ rùa đỏ, không khác biệt so với nghiệm thức kiểm chứng. Tuy nhiên thuốc Ammate đến thời điểm 4 NSKP thì hiệu lực tăng lên đến 30% và có sự khác biệt so với kiểm chứng.

Tại thời điểm 5 NSKP, hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ ở 3 nghiệm thức Virtako; Regent và Ammate tiếp tục tăng lên, cao nhất là ở nghiệm thức Virtako có độ hữu hiệu đạt (50%), kế đến là nghiệm thức Regent độ hữu hiệu đạt (45%) và nghiệm thức Ammate độ hữu hiệu chỉ đạt (35%). Nghiệm thức Prevathon và thì hoàn toàn không có ảnh hưởng đến bọ rùa đỏ tương đương với nghiệm thức đối chứng.

Tóm lại, sau 5 ngày quan sát thí nghiệm cho thấy hiệu lực gây chết bọ rùa đỏ ở các nghiệm thức chưa cao. Cao nhất là nghiệm thức Virtako và Regent hiệu lực gây chết chỉ ở mức trung bình. Nghiệm thức Ammate rất ít tác động đến bọ rùa đỏ, thuốc này tương đối an toàn cho bọ rùa thiên địch. Còn nghiệm thức Prevathon và Trigard hầu như không tác động đến bọ rùa đỏ, thuốc này rất an toàn cho bọ rùa thiên địch.

30

3.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của một số thuốc trừ nhện đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm. trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bảng 3.3 Độ hữu hiệu của một số loại thuốc trừ nhện đối với bọ rùa đỏ trong điều kiện phòng thí nghiệm, ĐHCT, tháng 03/2012.

Độ hữu hiệu (%) của thuốc vào các ngày sau khi phun

Nghiệm thức Nồngđộ (g,ml/lít) 1 2 3 4 5 Nissorun 5EC 1,5 0b 5bc 5cd 10c 15bc Comite 73EC 1,5 17,5b 20bc 25bc 27,5bc 27,5bc Alfamite 15EC 2,5 17,5b 30b 35b 42,5b 42,5b Ortus 5EC 2 17,5b 22,5bc 25bc 25bc 27,5bc

Takare 2EC 2 90a 97,5a 100a 100a 100a

Kiểm chứng Nước 0b 0c 0d 0c 0c

CV (%) 60 60 47 53 52

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau số giống nhau thì không khác biệt nhau qua phân

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đối với bọ rùa đỏ (micrapis discolor fab.) trong điều kiện phòng thí nghiệm (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)