Các giải pháp tài chính

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần may i hải dương (Trang 57 - 60)

Từ những phân tích về đặc thù của SXKD, những mặt còn hạn chế trong công tác tổ chức và sử dụng vốn như trên cũng như các mục tiêu của Công ty trong giai đoạn sắp tới, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của Công ty Cổ Phần May I Hải Dương như sau:

Thứ nhất: Tổ chức tốt công tác thanh toán và thu hồi công nợ

Trong năm 2012 công ty cổ phần may I Hải Dương bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn với số tiền là 3.837 triệu đồng tăng 327.3% so với năm 2011. Nó là nguyên nhân làm cho vòng quay của các khoản phải thu giảm từ 22.5 vòng xuống còn 14.4 vòng tương ứng kỳ thu tiền tăng từ 16 ngày lên 25 ngày trong năm 2012 và cũng là nguyên nhân dẫn đến tồn đọng vốn, rất dễ mất vốn khi khách hàng không có khả năng thanh toán. Minh chứng là đã xuất hiện những khoản nợ phải thu khó đòi trong năm 2012.

Vì thế để đảm bảo sự ổn định, lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ từ đó góp phần sử dụng VKD có hiệu quả thì công ty cần phải có những giải pháp hữu hiệu để làm tốt hơn công tác bán sản phẩm, thanh toán và thu hồi công nợ để làm tốt công tác đó theo em có một số ý kiến sau:

- Doanh nghiệp phải xác định chính sách bán chịu một cách thích hợp bởi vì nợ phải thu của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào khả năng hàng hoá bán chịu dịch vụ thực hiện chiụ cho khách hàng.Vì thế để quản lý nợ phải thu thì doanh nghiệp phải xác định được mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp, xem xét tình hình bán chịu của các đối thủ cạnh tranh, tình trạng tài chính doanh nghiệp

- Phân tích khách hàng và xác định đối tượng bán chịu đặc biệt là doanh nghiệp phải phân tích khả năng tài chính của khách hàng tiềm năng từ đó thực hiện việc bán chịu một cách phù hợp, bên cạnh đó doanh nghiệp cũng phải xem xét chữ tín của khách hàng

- Xác định điều kiện thanh toán để thực hệin việc bán chịu doanh nghiệp cần phải xác định rõ thời hạn thanh toán và thời hạn được chịu và điều kiện ty lệ được chiết khấu thanh toán

- Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm soát nợ phải thu: Mở sổ theo dõi chi tiết nợ phải thu và tình hình thanh toán đối với từng khách hàng, phải thường xuyên nắm vững tình hình nợ phải thu và xác định giới hạn nơ phải thu tránh tình trạng bán chịu một cách tràn lan

Phải thường xuyên theo dõi phân tích cơ cấu nợ phải thu theo thời gian từ đố đưa ra các biện pháp quản lý và thu hồi nợ một cách hợp lý.

Đảm bảo mức vốn bằng tiền hợp lý

Trong nền kinh tế thị trường, vốn bằng tiền là loại tài sản linh động nhất, dễ dàng dùng nó để thoả mãn mọi nhu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn bằng tiền còn là tiền đề để có các yếu tố khác nhau của quá trình sản xuất. Nếu tài sản bằng tiền giảm đi có nghĩa tính chủ động về tài chính trong việc mở rộng quy mô, chớp lấy cơ hội đầu tư bị giảm , khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán bị hạn chế

Thực tế vốn bằng tiền của công ty tại thời điểm cuối năm 2012 là 53 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0.4% trong tổng VLĐ của công ty, như vậy là quá ít so với quy mô vốn của công ty, do đó công ty phải tăng lượng vốn bằng tiền đảm bảo mức dự trữ hợp lý vừa đáp ứng nhu cầu thanh toán vừa giảm thiểu rủi ro về lãi suất tỷ giá từ đó có thể nắm bắt các cơ hội kinh doanh tốt.

Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

- xác định nhu cầu vốn bằng tiền một cách hợp lý, chỉ rõ thời gian vốn bằng tiền cần được tài trợ, tránh tình trạng thừa thiếu vốn bằng tiền trong hoạt

động sản xuất kinh doanh. Để dự báo đúng nhu cầu vốn bằng tiền công ty phải làm tốt công việc quan sát, nghiên cứu, vạch rõ tính quy luật của các khoản thu chi, bỏ sót một số khoản thu chi dẫn đến dự báo sai quy mô vốn bằng tiền, gây bất lợi cho công ty trong hoạt động SXKD.

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi vốn bằng tiền, xây dựng nguyên tắc chi tiêu bằng tiền mặt tránh tình trạng lợi dụng chức quyền sử dụng vốn bằng tiền một cách sai mục đích.

Thứ ba: Tổ chức quản lý và sử dụng tốt các khoản vốn chiếm dụng . đảm bảo thanh toán đúng hạn.

Trong năm 2012, số vốn công ty chiếm dụng được là 3.392 triệu đồng, tuy có tăng so với năm 2011 nhưng vẫn nhỏ hơn so với khoản vốn bị chiếm dụng. Vì vậy để có thể sử dụng và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng vốn chiếm dụng này thì công ty cần phải tính toán, cân nhắc, thực hiện tốt các biện pháp sau :

- Lựa chọn hình thức thanh toán thích hợp, hiệu quả đối với công ty, tạo niềm tin uy tín đối với đối tác.

- Thường xuyên đối chiếu các khoản phải thanh toán của công ty và duy trì một lượng vốn bằng tiền đủ để thanh toán các khoản nợ đến hạn.

- Chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ đến hạn và quá hạn.

Thứ tư: nâng cao năng suất sử dụng TSCĐ.

Như phân tích ở trên chúng ta thấy được thực trạng và tình hình sử dụng TSCĐ của công ty cổ phần may I Hải Dương ta thấy bên cạnh những thành tích, còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Những tồn tại đó là nguyên nhân làm cho năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm không cao. Trong những năm tới công ty cần thực hiện các biện pháp sau :

- Chú trọng công tác quản lý TSCĐ về mặt hiện vật, về kỹ thuật để luôn duy trì được năng lực làm việc của tài sản, phát hiện nhanh và xử lý dứt điểm các TSCĐ bị hư hỏng có thể đưa vào sửa chữa hoặc thanh lý để thu hồi vốn

- Khi tiến hành trang bị thêm máy móc thiết bị nhất là khi đầu tư vào toàn bộ dây chuyền mới cần thẩm định cả kỹ thuật, nhu cầu sử dụng, khả năng sử dụng của đội ngũ cán bộ công nhân viên vận hành. Cần phải có các chuyên gia tư vấn để xác định tình trạng kỹ thuật của thiết bị từ đó xác định chính xác giá trị của chúng.Tránh tình trạng máy móc mua về không phát huy hết năng lực sản xuất gây ứ đọng vốn của công ty làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu vốn kinh doanh và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần may i hải dương (Trang 57 - 60)