Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất dịch đạm thủy phân từ ruốc biển bằng phương pháp sử dụng enzym alcalase phối hợp với enzym bromelin thô (Trang 38 - 40)

Soottawat Benjakul và Michael T.Morrissey, năm 1997 đã sử dụng enzyme alcalase (pH=9,5 ; nhiệt độ 600C) và neutrase (pH=7; nhiệt độ 550C) để thủy phân phụ phẩm của cá tuyết. Enzyme alcalase cho kết quả thủy phân tốt hơn neutrase. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian thủy phân, nồng độ enzyme, tỷ lệ cơ chất/ đệm có sự ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ nitơ phục hồi (NR) (p<0,05). Điều kiện tối ưu cho quá trình thủy phân phụ phẩm cá tuyết bằng enzyme alcalse như sau: pH=9,5; nhiệt độ 600C, 20AU alcalse/kg, trong 1 giờ, tỷ lệ đệm/cơ chất1:1. Sự tương quan giữa mức độ thủy phân (DH) và tỷ lệ nitơ phục hồi là rất cao (R2 = 0,97-0,978). Bột đạm thủy phân có màu vàng, hàm lượng protein 79,9%; tro 13,44%; ẩm 2,77%. Trong đó, hàm lượng acid amin trong bột đạm tương đương với hàm lượng acid amin có trong cơ thịt cá, nhưng hàm lượng tryptophan bị giảm từ 21,5% xuống còn 14,74% (Soottawat Benjakul & Michael T.Morrissey, 1997).

S. Abd Aziz và L.O. Gaik Ai (2000) đã nghiên cứu quá trình thủy phân protein từ gạo bằng enzym alcalase và flavouzyme. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện tối ưu, cùng mức độ thủy phân (của flavourzyme là tỷ lệ ES 4%, nhiệt độ 550C, pH=8; điều kiện hoạt động của alcalase ES 4%, nhiệt độ 600C, pH = 8) thì Alcalase có thời gian thủy phân 11,25 phút nhanh hơn flavourzyme là 15,42 phút. Trong đó, mức độ thủy phân của mỗi loại enzym được đánh giá thông qua các nhóm acid amin tự do trong dịch thủy phân (S. Abd Aziz & L.O. Gaik Ai, 2000).

F.Guerard và cộng sự (2001) đã nghiên cứu thủy phân bao tử cá ngừ bằng enzym Alcalase tại nhiệt độ 50oC, pH=8. Sau đó dịch thủy phân thu được sau 5,5 giờ thủy phân được đem đông khô. Kết quả nghiên cứu cho thấy sản phẩm này dung làm chất

bổ sung nitơ cho môi trường nuôi cấy vi sinh vật có kết quả tót như những peptone công nghiệp dung để nuôi cấy vi sinh vật (F. Guerard et al, 2001).

S.Y.YU, L.K.Tan (2002). đã sử dụng enzym alcalase 0.61 để sản xuất dịch đạm thủy phân từ cá rô phi Oreochromis mossambicus. Điều kiện thủy phân cho hiệu suất cao là ở nhiệt độ 500C, pH là 8.0, với tỷ lệ một phần nước và một phần thịt cá; tỷ lệ enzym và cơ chất là 1:50. Sau khi đã trung hòa, dịch thuỷ phân được thu hồi, sấy khô và làm nguyên liệu sản xuất bánh quy “Keropok” (S.Y.YU&L.K.Tan, 2002).

A.Maryam Mizani, B.Mahmood Aminlari (2007) Nghiên cứu quy trình mới để khử protein trong sản xuất chitin từ phế liệu tôm. Nhóm tác giả đã nghiên cứu sử dụng enzym alcalase, natri sulfit, Trion X-100 thay thế cho xút đặc trong quá trình khử protein trước khi thu hồi chitin. Kết quả nghiên cứu cho khi kết hợp alcalase (0,5%) và natri sulfit (0,2mol/l) sẽ có hiệu suất thu hồi protein cao nhất đạt 64,3% và ít ảnh hưởng đến chất lượng của chitin. Nếu sử dụng alcalse thì hiệu suất thu hồi protein chỉ đạt 45,7% (A.Maryam Mizani & B.Mahmood Aminlari, 2007).

Hilaire Macaire Womeni và cộng sự (2008) nghiên cứu thu nhận dầu từ nhân hạt

Irvingia gabonensis bằng phương pháp enzym trong môi truờng nuớc. Cơ chất đuợc xử lý với các enzym Alcalase, Pectinex Viscozyme. Kết quả là phương pháp chiết xuất bằng nuớc cho hiệu suất thu nhận dầu khoảng 27,4%; Alcalase (35,0%); Pectinex

(42,2%) và Viscozyme (68%). Các diều kiện hoạt động tối ưu của Viscozyme như sau: tỷ lệ nuớc/cơ chất là 0,16; nồng dộ enzym 2% và thời gian 18 giờ cho hiệu suất thu nhận dầu 83%. Thực hiện thí nghiệm trong các điều kiện tương tự như trên, sau đó bổ sung thêm 1% Alcalase trong 2 giờ, hiệu suất đạt được là 90% (Hilaire Macaire Womeni et al, 2008).

Thomas Ho (2009) đã nghiên cứu dùng dịch thủy phân cá thu làm chất gây mùi dẫn dụ khả năng bắt mồi cho cá hồi trắng. Cá thu được xay nhỏ sau đó thủy phân với Alcalase 2,4 AU/g hoặc flavozyme 500L, nồng độ enzym/protein là 3%, thời gian thủy phân 1 và 4 giờ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các sản phẩm thủy phân sau 1 và 4 giờ có chứa hàm lượng peptid và các acid amin khác nhau. Mẫu thủy phân bằng Flavozyme 500L có hàm lượng acid amin tự do cao hơn mẫu dùng Alcalase 2,4 AU/g, Mẫu 4h thủy phân có hàm lượng acid amin tự do cao hơn mẫu 1h. Khi sử dụng dịch thủy phân cá thu bổ sung vào thức ăn ở tỷ lệ 2% thì tỷ lệ tăng trưởng của cá tăng, hệ số

chuyển đổi thức ăn giảm. Dịch thủy phân cá thu dùng làm chất gây mùi dẫn dụ cho cá hồi trắng trong nghiên cứu này được chứng minh là có hiệu quả (Thomas Ho, 2009).

See, S. F. và cộng sự (2011) đã nghiên cứu sử dụng enzym alcalase để thủy phân protein từ da cá hồi. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong điều kiện thủy phân tỷ lệ cơ chất 2,5%, nhiệt độ 55,30C, pH=8,38 thì kết quả thu được là tốt nhất. Hiệu suất thủy phân đạt được 77,03%, hàm lượng protein tổng số có trong dịch thủy phân là 89,53%. Các Protein được thủy phân từ da cá hồi là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất các peptid và acid amin (See, S. F. et al, 2011).

Normah Ismail và cộng sự (2011) đã tối ưu hóa điều kiện (nhiệt độ và pH) thủy phân moi (Acetes Japonicus) trong quá trình sản xuất sản phẩm “UDANG GEAGAU”. Quá trình thủy phân moi bằng enzyme alcalase 2.4L, số liệu tối ưu được xử lý trên phần mềm Design Expert 7.3.0. Kết quả tối ưu quá trình thủy phân như sau: Cố định thời gian thủy phân 120 phút, nồng độ enzyme/ cơ chất 2% ở điều kiện pH = 8, nhiệt độ 450C thì tỷ lệ nitơ phục hồi (NR) trong dịch thủy phân là 4,025%; ở điều kiện pH = 6, nhiệt độ 45,190C thì mức độ thủy phân (DH) đạt 4,052%. Theo tác giả thì yếu tố nhiệt độ và pH có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của quá trình thủy phân (Normah Ismail et al, 2011).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất dịch đạm thủy phân từ ruốc biển bằng phương pháp sử dụng enzym alcalase phối hợp với enzym bromelin thô (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)