Vài nét về tình hình sản xuất chăn nuôi tại Trại thực nghiệm Liên

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng kháng thể newcastle của đàn gà nuôi tại trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi (Trang 44 - 47)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Vài nét về tình hình sản xuất chăn nuôi tại Trại thực nghiệm Liên

Trại Thực nghiệm Liên Ninh – Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi là một trung tâm trực thuộc Viện Chăn nuôi Quốc gia – Bộ NN và PTNT nằm trên địa bàn xã Liên Ninh – Thanh Trì – Hà Nội. Với diện tích 11283m2. Tổng diện tích chuồng nuôi 2.500m2, được bố trí nuôi từ 4.000-5.000 gà mái đẻ, trong đó 3.000 gà giống gốc gồm các giống gà Ri, LV, Sasso, và các giống gà nội quý hiếm (Hồ, Mía, Móng, Đông Tảo….). Hàng năm trại sản xuất 450.000 – 500.000 gà giống 1 ngày tuổi, trong đó 50% là giống bố mẹ. Với diện tích quá nhỏ hẹp, trại lại nằm trong khu vực dân cư, gà nuôi tại các hộ gia đình xung quanh thường không tiêm phòng vacxin, người và gia súc thường xuyên đi qua lại nên rất dễ truyền bệnh từ ngoài vào trại. Với tình hình dịch tễ quá phức tạp của trại, đòi hỏi phải áp dụng quy trình thú y phòng bệnh rất nghiêm ngặt để khống chế được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho đàn gà giống như bệnh Newcastle, Marek, IB, Gumboro và đặc biệt là bệnh Cúm gia cầm. Thực hiện quy trình thú y phòng bệnh hợp lý kết hợp với việc kiểm tra thường xuyên nên trại vẫn an toàn dịch bệnh qua nhiều năm nay.

Chúng tôi đã điều tra cơ cấu các đàn gà trong 3 năm 2011-2013 tại Trại thực nghiệm Liên Ninh. Trại đã áp dụng các biện pháp an toàn sinh học phòng bệnh cho gà: nuôi cách ly, vệ sinh sát trùng, giám sát sự di chuyển, nâng cao sức đề kháng, giám sát lịch tiêm phòng và định kỳ kiểm tra máu, dịch ổ nhớp, hầu, họng nhằm phát hiện sớm một số bệnh: Newcastle, Gumboro, cúm, bạch lỵ, CRD ... để có biện pháp xử lý kịp thời. Nhờ áp dụng đúng quy định về công tác vệ sinh thú y và thực hiện tốt lịch trình tiêm vacxin cho nên các bệnh dịch do virus đã không xảy ra ở Trại

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 thực nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi. Nâng cao tỷ lệ nuôi sống.

Kết quả điều tra về cơ cấu đàn gà của trại được chúng tôi tổng hợp qua bảng 4.1. Bảng 4.1: Cơ cấu của các đàn gà trong 3 năm 2011 - 2013 Năm Giống gà Tổng đàn Gà hao hụt T ỷ lệ nuôi sống (%) Gà chết (con) Tỷ lệ chết (%) 2011 Lương Phượng 3498 156 4,40 95,60 Ri 1665 37 2,30 97,70 VP2 1245 62 4,82 95,18 Sasso 1529 67 4,39 95,61 Hồ, Móng, Mía 1213 54 4,46 95,54 Tổng 9150 407 4,40 95,60 2012 Lương Phượng 3367 135 4,10 95,90 Ri 1750 52 3,00 97,00 VP2 1287 51 3,97 96,03 Sasso 1420 65 4,60 95,40 Hồ, Móng, Mía 1187 48 4,05 95,95 Tổng 9011 351 3,89 96,11 2013 Lương Phượng 3524 97 3,90 96,10 Ri 1423 52 3,60 96,40 VP2 1200 30 2,50 97,50 Sasso 1050 47 4,47 95,53 Dominant 1230 49 3,98 96,02 Hồ, Móng, Mía 1123 35 3,11 96,89 Tổng 9550 341 3,57 96,43

Trại thực nghiệm Liên Ninh đa dạng về các loại con giống. Số lượng gà nuôi trong 3 năm dao động từ 9011 con – 9550 con. Trại có nuôi các giống gà nội như Ri, Hồ, Móng, Mía, là những giống gà quý, đang cần được bảo tồn và phát triển nguồn gen. Các giống gà này là gà thuần nên có số lượng nuôi không nhiều khoảng 2500 – 2800 con. Gà ri được nuôi nhiều nhất vào năm 2012 là 1750 con. Trong đó, có giống gà VP2 do trung tâm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37 nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi chọn tạo. Số lượng gà nuôi năm 2011 là 1245 con, năm 2012 là 1287 con, năm 2013 là 1200con. Ngoài các giống gà trên trại còn nuôi các giống gà khác như Lương Phượng, Sasso để đáp ứng nhu cầu thị trường nuôi gà công nghiệp. Trong đó, giống Lương Phượng có khoảng 3367 – 3524 con, gà Sasso có khoảng 1050 – 1529 con. Đặc biệt năm 2013 Trung tâm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập 1230 con gà giống hướng trứng ông bà Dominant Partridge D300 về Việt Nam. Bước đầu đàn gà cũng đã thích nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta với tỷ lệ nuôi sống tương đối cao 96,02%. Các đàn gà còn lại cũng có tỷ lệ nuôi sống cao năm 2011 đạt 95,54 – 97,7%; năm 2012 đạt 95,40 – 97%; năm 2013 đạt 95,53 - 97,50%. Số gà chết loại nằm trong giới hạn chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho phép (5%).

4.2. Xác định kháng thể thụđộng Newcastle của đàn gà Dominant Partridge D300

Ở động vật nói chung và gia cầm nói riêng, trong giai đoạn đầu của quá trình sống thường không được bảo vệ trước sự tấn công của mầm bệnh cường độc, nếu như chúng không nhận được sự bảo hộ đặc hiệu bằng kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang.

Đối với động vật có vú, kháng thể thụ động truyền từ mẹ sang con qua nhau thai và sữa đầu, ở gia cầm nó được truyền ngay trong quá trình hình thành trứng. Kháng thể có trong lòng đỏ khi trứng được đẻ ra và xâm nhập vào vòng tuần hoàn của con non để bảo vệ chúng trong những tuần tuổi đầu.

Trong bệnh Newcastle sự có mặt của kháng thể thụ động ảnh hưởng như thế nào đến đáp ứng miễn dịch. Để có cơ sở khoa học nhằm kéo dài thời gian bảo hộ thụ động hoặc tạo ra một đáp ứng miễn dịch chủ động đảm bảo sự an toàn cho gà con ở giai đoạn này, trong điều kiện chăn nuôi cụ thể cần phải xác định được mối tương quan giữa hàm lượng kháng thể trong cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 thể gà mẹ với hàm lượng kháng thể thụ động ở gà con, diễn biến của hàm lượng kháng thể này nhằm xác định thời điểm thích hợp để tác động liều vacxin đầu tiên gây miễn dịch chủ động tốt nhất cho đàn gà là một việc cần phải giải quyết.

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng kháng thể newcastle của đàn gà nuôi tại trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi (Trang 44 - 47)