Vacxin và vấn đề phòng bệnh Newcastle

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng kháng thể newcastle của đàn gà nuôi tại trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi (Trang 30 - 37)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. Vacxin và vấn đề phòng bệnh Newcastle

2.4.1. Vacxin phòng bệnh Newcastle

Virus gây bệnh Newcastle được phát hiện năm 1926 (Doyle, 1927), cho đến nay bệnh Newcastle vẫn còn là mối đe dọa nguy hiểm cho ngành chăn nuôi gia cầm. Biện pháp duy nhất để ngăn ngừa bệnh là dùng vacxin tạo miễn dịch chủ động cho đàn gà (Zakay Rones and Levy, 1996) cho đến nay có nhiều loại vacxin Newcastle có chất lượng tốt, giá trị sử dụng cao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các châu lục. Vacxin Newcastle gồm 2 loại: Vacxin nhược độc và vacxin vô hoạt.

+ Vacxin nhược độc

Vacxin Newcastle nhược độc được tạo ra từ các chủng virus có độc lực yếu phân lập trong tự nhiên hoặc từ các chủng virut có độc lực vừa được giảm độc nhân tạo

Căn cứ vào độc lực của virus, vacxin nhược độc được chia làm hai nhóm Lentogen và Mesogen.

Virus vacxin thuộc nhóm Lentogen gồm nhiều chủng như B1, chủng F, chủng Lasota và năm 1966, ở Úc phân lập được chủng virut Queensland V4 từ lỗ huyệt của một con gà 18 tuần tuổi bình thường (Bell,1991). Các chủng vacxin này được tạo ra từ virus phân lập trong tự nhiên có độc lực rất thấp, khi nuôi cấy trên phôi gà thời gian gây chết phôi dài từ 103 giờ trở lên, tỷ lệ chết phôi thấp, bệnh tích xuất huyết trên da không đáng kể (Alexander, 1991).

Trong cơ thể gà, virus nhóm Lentogen chỉ có khả năng nhân lên trong tế bào của một số mô nhất định như mô đường hô hấp, mô đường tiêu hóa (Rott, 1979). Vì vậy khi sử dụng vacxin cho đàn gà bằng phương pháp nhỏ mắt, nhỏ mũi và cho uống đều có đáp ứng miễn dịch tốt.

Vacxin nhóm Lentogen khi sử dụng có ưu điểm rất an toàn, có thể sử dụng vacxin phòng bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi (Hanson, 1995; Hitcher, 1948). Chính vì vậy vacxin nhóm này dùng phòng bệnh Newcastle lần đầu tiên cho gà là rất phù hợp, tuy nhiên có nhược điểm độ dài miễn dịch ngắn hơn so với vacxin nhóm Mesogen.

Virus vacxin nhóm Mesogen có độc lực vừa, được làm giảm độc khi tiêm truyền liên tục nhiều đời trên phôi hay cơ thể động vật. Đại diện nhóm vacxin này là các chủng Mukteswar (Haddow and Idnani, 1946), được làm giảm độc sau nhiều đời cấy truyền qua phôi gà, chủng H (Hertfordshire)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 được làm giảm độc sau 33 đời cấy (Dobson, 1993), Chủng Komarov hay Haifa được làm giảm độc sau nhiều đời cấy truyền qua óc vịt (Komorov and Goldsmit, 1946). Virus vacxin của nhóm này khi cấy truyền trên phôi gà có thời gian gây chết phôi 40 - 60 giờ, thấp hơn so với virut vacxin nhóm Lentogen, gây bệnh tích xuất huyết dưới da điển hình ở vùng đầu, bụng. Đối với gà độc lực của vacxin còn cao, nên khi dùng cho gà con dưới hai tháng tuổi dễ gây phản ứng. Vì vậy vacxin chỉ dùng cho gà hai tháng tuổi trở lên.

Khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể tăng theo độc lực của virut vacxin (Reeve, 1974), vacxin nhóm Mesogen độc lực còn cao khi dùng cho gà, tạo được thời gian miễn dịch dài từ 6 tháng đến 1 năm.

Trong cơ thể gà virus nhóm Mesogen có khả năng nhân lên trong tế bào của nhiều loại mô (Rott, 1979). Cho nên khi đưa vacxin vào cơ thể có thể sử dụng nhiều loại phương pháp: Nhỏ mắt, nhỏ mũi, tiêm dưới da, tiêm bắp đều tạo được miễn dịch tốt.

+ Vacxin vô hoạt

Trong quá trình nghiên cứu vacxin phòng bệnh Newcastle cho đàn gà, ngoài vacxin nhược độc còn có vacxin vô hoạt. Năm 1940 vacxin vô hoạt lần đầu tiên được đem ra sử dụng tại các ổ dịch Newcastle ở California (Palhidy Atfila, 1985).

Vacxin vô hoạt được chế tạo bằng cách nuôi cấy virus trên phôi gà, dùng hóa chất vô hoạt virut rồi trộn với chất bổ trợ. Lúc đầu để vô hoạt virut thường dùng betapropiolactone và formalin (Hofstad, 1953). Sau đó Palhidy Atfila, 1985 đã chứng minh vacxin dùng ethylenimin để vô hoạt virus gây đáp ứng miễn dịch tốt hơn so với betapropiolactone và formalin, etylentilenimin và đồng thời không gây biến đổi cấu trúc Protein của virus.

Trong vacxin vô hoạt, các chất bổ trợ có ảnh hưởng quyết định đến tác dụng gây miễn dịch của thành phần kháng nguyên (Franchini, 1995).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 Đầu tiên, chất bổ trợ dùng keo phèn (Aluminum hydroxit) (Alexander, 1991). Vacxin vô hoạt có chất bổ trợ là keo phèn khi sử dụng phòng bệnh cho gà tạo đáp ứng miễn dịch thấp, độ dài miễn dịch ngắn. Theo Palhidy Atfila, 1985 keo phèn kích thích sinh đáp ứng miễn dịch ở gia cầm kém. Vacxin vô hoạt có chất bổ trợ là keo phèn dùng rộng rãi ở Châu Âu trong những năm 1970 – 1974. Sau đó vacxin có bổ trợ nhũ dầu được thay thế vì hiệu quả phòng bệnh cao hơn (Cross, 1988).

Virus Newcastle dùng để sản xuất vacxin nhũ dầu gồm các chủng virus vacxin thuộc nhóm Lentogen như Ulster 2C, B1, Lasota, nhóm Mesogen có Roakin và vài chủng virut có độc lực cao.

Hiện nay hầu hết các vacxin Newcastle vô hoạt được sản xuất từ những chủng virus có độc lực yếu như Lasota, B1… chỉ có một số ít công ty sản xuất vacxin sử dụng các chủng virus có độc lực yếu và độc lực vừa (Eric J, Lowell, 1997). Vacxin vô hoạt được sản xuất từ chủng virus độc lực yếu có ưu điểm rất an toàn vì có thể bất ngờ trong vacxin chưa làm bất hoạt hết toàn bộ các phân tử virus thì vẫn không xảy ra dịch bệnh.

Theo Gough (1977) virut được dùng để sản xuất vacxin vô hoạt phải được nuôi cấy trên phôi gà 9 – 10 ngày tuổi, những chủng virut không có độc lực hiệu giá ngưng kết hồng cầu phải cao.

Trong sản xuất vacxin vô hoạt ngoài việc sản xuất vacxin Newcastle đơn giá còn có thể dùng virut IB (infectious bronchitis), virus IBDV (infectious bursal disease virut), virus EDS (egg drop syndrome) và Reovirut để sản xuất vacxin nhị giá, vacxin đa giá (Meulemans, 1988). Con đường đưa vacxin vô hoạt vào cơ thể gà dùng theo phương pháp tiêm dưới da, tiêm bắp.

2.4.2. Vấn đề phòng bệnh Newcastle

Theo bennejean (1988) việc khống chế toàn cầu bệnh Newcastle chỉ thực hiện khi tất cả các nước đều chú trọng công tác phòng bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Trong việc phòng bệnh Newcastle, biện pháp có hiệu quả là phòng bệnh bằng vệ sinh kết hợp sử dụng vacxin. Theo Zakay Rones và Levy (1966) để phòng bệnh Newcastle, biện pháp quan trọng nhất là sử dụng vacxin tạo miễn dịch chủ động cho đàn gà. Quan điểm của các quốc gia khác nhau, Higgins (1988) đã nhấn mạnh: chương trình phòng chống bệnh Newcastle ở các nước không giống nhau, nó còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và điều kiện khí hậu... Một vài nước như Northern Ireland cấm sử dụng bất cứ một loại vacxin nào cho đàn gà. Trong khi đó, ở các nước như Hà Lan sử dụng vacxin để phòng bệnh cho đàn gà lại là một việc phải làm.

Trong quá trình phòng bệnh cho đàn gà, có thể sử dụng vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc.

Bennejean (1988) cho biết khi sử dụng vacxin nhược độc, virut vẫn nhân lên và tàng trữ trong cơ thể. Với chủng virut nhược độc có ICPI> 0,7 virut có thể trỗi dậy là nguyên nhân gây nên dịch bệnh. Vì vậy, tùy từng nước, loại vacxin sử dụng có khác nhau. Có nước chỉ sử dụng vacxin nhược độc thuộc nhóm Lentogen, Mesogen và vacxin vô hoạt.

Ở Mỹ, vacxin Newcastle sử dụng đầu tiên là vacxin vô hoạt (Hofstad, 1953). Sau khi vacxin nhược độc ra đời, dùng chủng Roakin thuộc nhóm Mesogen (Beaudette, 1949) và vacxin B1, Lasota cho đàn gà.

Ở Việt nam, năm 1949 từ một vụ dịch gà xảy ra ở Nha Trang, Jacottot và Lelouet chẩn đoán bằng virus và huyết thanh học đã chứng minh sự có mặt của virus Newcastle. Năm 1956, vacxin nhược độc hệ I được sử dụng để phòng bệnh, nhưng vacxin chỉ dùng cho gà trên hai tháng tuổi, vì vậy việc phòng bệnh không tạo được miễn dịch khép kín, bệnh Newcastle vẫn thường xảy ra và tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi. Từ năm 1967, Nguyễn Bá Huệ, Nguyễn Thu Hồng đã có nhiều công trình nghiên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 cứu về vacxin Lasota phòng bệnh Newcastle cho đàn gà (Nguyễn Bá Huệ và cộng sự, 1977).

Hiện nay để phòng bệnh Newcastle, ở Việt nam vacxin được sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ nước ngoài có rất nhiều chủng loại khác nhau. Vacxin sản xuất trong nước chủ yếu là vacxin nhược độc và ở dạng đơn giá chỉ một số ít ở dạng đa giá.

Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương đã sản xuất vacxin Newcatle nhược độc đông khô được sử dụng phòng bệnh Newcastle cho gà trên 2 tháng tuổi theo đường tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. Vacxin La Sota nhược độc đông khô phòng bệnh Newcastle cho gà dưới 2 tháng tuổi theo đường nhỏ mắt, nhỏ mũi và cho uống, hiện nay xí nghiệm đã sản xuất được vacxin đa giá 3 bệnh ND-IB-IBD và đang trong quá trình thử nghiệm đánh giá trước khi đưa ra thị trường.

Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương (Navetco) có vacxin La Sota phòng bệnh Newcastle cho gà từ 2 tuần tuổi trở lên theo đường nhỏ mắt, nhỏ mũi và cho uống, vacxin Newcastle hệ M phòng bệnh Newcastle gà cho gà trên 2 tháng tuổi theo đường tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Vacxin Newcastle chịu nhiệt là vacxin nhược độc đông khô được sản xuất từ virus Newcastle chủng AVF/HR-NDV phòng bệnh Newcastle cho gà khoẻ mạnh ở mọi lứa tuổi theo các đường khác nhau như nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho uống, cho ăn. Vacxin Gumboro phòng bệnh Gumboro cho gà từ 1 ngày tuổi theo đường nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho uống.

Ngoài hai công ty sản xuất vacxin chính, tại Việt nam còn hai cơ sở sản xuất vacxin khác đó là Phân viện thú y Miền trung và Xưởng sản xuất thực nghiệm thuốc thú y - Trực thuộc Viện thú y Quốc gia. Hai cơ sở sản xuất vacxin này có các sản phẩm vacxin phòng bệnh Newcastle cho gà.

Vacxin Lasota phòng bệnh Newcastle cho gà từ 10 ngày tuổi theo đường nhỏ mắt, nhỏ mũi và cho uống.

Vacxin Lasota chịu nhiệt phòng bệnh Newcastle cho gà mọi lứa tuổi theo đường nhỏ mắt, nhỏ mũi, cho uống hoặc cho ăn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27 Ngoài các sản phẩm sản xuất trong nước ở trên, để phòng bênh Newcastle cho đàn gà ở Việt nam chúng ta còn nhập khẩu vacxin Newcastle từ các nước khác, các sản phẩm đang lưu hành tại Việt Nam rất đa dạng và phong phú cả về số lượng và chủng loại

Các sản phẩm nhập khẩu được đóng gói ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể ở dạng đơn giá, nhược độc như: Nobilis ND Hichner của công ty Intervet – Hà Lan; Hipra Viar-S công ty LABORATORIES HIPRA S.A, Newcastle B1 type La Sota strain, Newcastle disease B1 type B1 strain của công ty Ford dodge animal health - Mỹ; Cevac New L của công ty Ceva – Phylaxia veterinary biologicals Co. Ltd – Hungary,.... Có thể được sản xuất ở dạng đơn giá vô hoạt như: Newcastle K (New- Vac K) của công ty Ford dodge animal health - Mỹ, Gallimune ND công ty Merial. Medivac ND Emulsion...

Hình thức đóng gói vacxin đa giá của các công ty nhập khẩu rất đa dạng, một lọ sản phẩm có thể là sự kết hợp của hai, ba, bốn hoặc năm thành phần kháng nguyên và có thể ở dạng nhược độc như Medivac ND+IB, Nobilis IB+ND của công ty Intervet – Hà Lan, Newcastle La Sota + Bron Mass của công ty Ford dodge animal health - Mỹ, Newcastle Bronchitis vaccine, B1 Type của công ty Ford dodge animal health - Mỹ,... Hoặc có thể được sản xuất ở dạng vô hoạt như Medivac ND-IB-IBD Emulsion của công ty P.T. MEDION – Indonexia thành phần có chứa virut Newcastle chủng Lasota và virut (IB) chủng Massachusetts 41, (IBD) chủng 2512, virus đã vô hoạt được nhũ hóa trong chất bổ trợ khoáng dầu có tác dụng tăng cường và kéo dài hiệu lực của vacxin, mỗi liều có chứa ít nhất 50 PD50

virut Newcastle được sử dụng theo đường tiêm cơ đùi, cơ lườn, dưới da cổ 0,2ml với gà nhỏ và 0,5ml với gà lớn, tiêm sau khi gà đã được dùng 2 lần vacxin sống Newcastle. Ngoài ra còn có các loại vcxin khác như Nobilis IB+G+ND, Nobilis IB multi + G+ND của công ty Intervet – Hà Lan, , Cevac ND-IB-IBD K của công ty CEVASANTE ANIMALE - Pháp,....

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng kháng thể newcastle của đàn gà nuôi tại trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)