Miễn dịch chống bệnh Newcastle

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng kháng thể newcastle của đàn gà nuôi tại trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi (Trang 27 - 30)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.3. Miễn dịch chống bệnh Newcastle

2.3.1. Miễn dịch thụ động

Ở gia cầm non, hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy ngay từ khi mới nở, cơ thể của chúng hoàn toàn không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh một cách chủ động và đặc hiệu. Theo Heller và Nathan (1977) trạng thái miễn dịch đặc hiệu ở gà con chỉ có thể có được khi cơ thể mẹ có miễn dịch chống bệnh Newcastle và truyền kháng thể đặc hiệu cho con qua lòng đỏ trứng. Đây là kháng thể thụ động, là cơ sở tạo nên miễn dịch thụ động ở gà con.

Hiệu giá kháng thể thụ động ở gà con có liên quan đến hiệu giá kháng thể có trong lòng đỏ trứng và trong huyết thanh của gà mẹ. Hiệu giá kháng thể thụ động cao hay thấp khác nhau ở gà con 1 ngày tuổi có ý nghĩa quan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 trọng đối với gà con trong tuần lễ đầu. Lượng kháng thể này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nên không có khả năng bảo hộ lâu dài cho gà con. Vì vậy, việc kiểm tra kháng thể thụ động của gà con là cần thiết để xác định thời điểm sử dụng vacxin lần đầu. Tuy nhiên khi dùng vacxin tạo miễn dịch chủ động cho gà thì kháng thể thụ động sẽ trung hòa một số virus của vacxin khi sử dụng vacxin lần đầu (Alexander, D.J. 1991)

2.3.2. Miễn dịch chủ động

Khi một kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ đáp ứng lại trước hết bằng đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, sau đó bằng đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu có thể là đáp ứng miễn dịch dịch thể, tạo ra kháng thể dịch thể, là các lớp globulin miễn dịch (Ig) hoặc đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào tạo ra các lympho T mẫn cảm hoặc là cả hai. Đây là các kháng thể chủ động, là cơ sở tạo ra miễn dịch chủ động cho cơ thể.

Theo Tims và cs (1997), đối với virus Newcastle, khi vào cơ thể gà sẽ kích thích cơ thể gà sinh ra đáp ứng miễn dịch dịch thể là chủ yếu. Virus Newcastle nhược độc vào cơ thể, chỉ sau 2 - 3 ngày đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đã xuất hiện. Chính nhờ có quá trình đáp ứng miễn dịch này, ta có thể giải thích được khả năng bảo hộ của gà có được trước khi kháng thể dịch thể xuất hiện.

Ở quá trình đáp ứng miễn dịch dịch thể với virus Newcastle, sự hình thành kháng thể cũng tuân theo quy luật chung. Khi virus Newcastle vào cơ thể, kháng thể dịch thể không sinh ra ngay lập tức mà phải có thời gian tiềm tàng từ 4 - 5 ngày, kháng thể dịch thể mới xuất hiện, lượng kháng thể tăng dần, đạt mức cao nhất khoảng 3 - 4 tuần. Nếu không nhận được kích thích lại của kháng nguyên thì kháng thể trong máu giảm dần và biến mất sau một thời gian. Thời gian tồn tại của kháng thể dài hay ngắn, lượng kháng thể được sản xuất ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào chủng virus. Với virut

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Newcastle thuộc nhóm Mesogen kháng thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu tồn tại một năm sau khi gà khỏi bệnh, còn nếu sử dụng vacxin nhóm lentogen phải sau nhiều lần nhắc lại. Kháng thể Newcastle chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian rồi bị đào thải, nên khi lượng kháng thể giảm phải tiêm nhắc lại tạo trạng thái miễn dịch cao cho cơ thể.

Trong quá trình đáp ứng miễn dịch dịch thể ở gia cầm, thành phần của kháng thể dịch thể gồm có 3 lớp globulin miễn dịch: IgG, IgM, IgA. Lớp IgD, Ig E có được nói đến nhưng chưa được khẳng định rõ.

Ở bệnh Newcastle, virus vào cơ thể lần đầu sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch sơ cấp. Trong quá trình đáp ứng miễn dịch này, lớp kháng thể tạo ra ban đầu chủ yếu là IgM, sau đó là lớp IgG tạo ra yếu hay trung bình. Khi virus vào lần sau sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch thứ cấp. Trong quá trình đáp ứng miễn dịch này, lớp kháng thể được tạo ra chủ yếu là IgG, còn IgM chỉ có số lượng rất ít.

Cùng với các lớp globulin miễn dịch có trong huyết thanh, do tương bào của tổ chức hạch, lách sản xuất ra, còn có vai trò quan trọng của các lớp globulin miễn dịch cục bộ, do các tương bào của tổ chức lympho dưới niêm mạc tiết ra, đổ vào màng nhầy đệm ở đường hô hấp trên, đường tiêu hóa của gà, tạo miễn dịch cục bộ cho cơ thể. Thành phần của lớp globulin miễn dịch này chủ yếu là lớp IgA, ngoài ra còn có một ít là lớp IgG. Những gà sống sót sau khi bị bệnh Newcastle, cơ thể của chúng được miễn dịch, miễn dịch này là miễn dịch chủ động.

Dựa trên cơ sở đó người ta đã tạo miễn dịch chủ động cho gà chống bệnh Newcastle bằng việc dùng vacxin

2.3.3. Quy luật hình thành kháng thể dịch thể đặc hiệu

Kháng thể không sản sinh ra ngay sau khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể mà chỉ xuất hiện sau 5 - 14 ngày, rồi tăng dần và đạt mức cao nhất sau 2 - 3 tuần, hiệu giá kháng thể tồn tại một thời gian khoảng vài tháng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 hoặc dài hơn. Sau khi kháng nguyên kích thích, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch tiếp nhận kháng nguyên và phải mất một thời gian biệt hóa, phân chia trở thành tế bào sản sinh kháng thể, khi đó mới có kháng thể xuất hiện và xuất hiện sớm nhất là IgM sau đó IgG.

Nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể lần thứ hai theo đúng đường, đúng thời gian, có tính chất nhắc lại thì thời gian xuất hiện kháng thể sớm hơn và hiệu giá kháng thể cao hơn, vì khi kháng nguyên lần đầu tiên kích thích, một số tế bào có thẩm quyền miễn dịch đã biệt hóa thành tế bào nhớ miễn dịch lympho B “nhớ”, lympho T “nhớ”. Khi kháng nguyên vào lần sau và tiếp xúc với các tế bào này thì chúng chỉ việc “nhớ” lại để sản sinh kháng thể. Đây là cơ sở của hiện tượng “nhớ miễn dịch”. Vận dụng cơ chế này trong việc tiêm phòng vacxin được gọi là phương pháp “tiêm nhắc lại”.

Kháng thể chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian nhất định, tùy vào loại kháng nguyên, tùy từng cơ thể, tùy vào đường đưa kháng nguyên,… Kháng thể sản sinh ra có thể chỉ tồn tại vài tháng hay lâu hơn nữa mới bị đào thải. Miễn dịch do virus kích thích nói chung có thời gian miễn dịch lâu hơn miễn dịch do vi khuẩn kích thích. Khi tiêm vacxin kháng thể giảm dưới mức bảo hộ ta nên tiến hành tái chủng cho gà.

Khả năng hình thành kháng thể của gà chịu tác động của rất nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố ảnh hưởng có 3 nhóm chính: Kháng nguyên, cơ thể vật chủ và điều kiện ngoại cảnh.

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng kháng thể newcastle của đàn gà nuôi tại trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)