Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu lý hóa qu a2 đợt thu mẫu

Một phần của tài liệu xác định hiện trạng chất lượng nước mặt tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân, hậu giang (Trang 40)

4.3.1 Kết quả phân tích đợt 1

Bảng 4.8 Kết quả phân tích đợt 1 (ngày 27 – 9 – 2014)

Chỉ tiêu Vị trí Kênh chính (mẫu 1) Kênh phụ (mẫu 2) Kênh phụ (mẫu 3) Kênh dẫn (mẫu 4) pH 6,2 6,4 6,7 6,7 DO 3,7 4,0 5,5 3,2 COD 352 448 74,7 58,7 BOD5 40 133,3 44,2 17,5 TSS 245 337 206 243,7 N-NO3- 3,00 1,97 1,03 2,37 P-PO43- 0,05 0,02 0,01 0,06 Nhìn chung, trong đợt thu mẫu thứ nhất nguồn nước tại vùng lõi TTNNMX đã bị ô nhiễm, một số chỉ tiêu như: DO, COD, BOD5, TSS đã vượt quá Quy chuẩn chất lượng nước mặt loại A2 QCVN 08 : 2008/BTNMT. Cụ thể là trung bình DO vượt mức cho phép 1,2 lần, trung bình COD vượt mức cho phép 15,6 lần, trung bình BOD5 vượt mức cho phép 9,8 lần, trung bình TSS vượt mức cho phép 8,6 lần so với chất lượng nước mặt loại A2 QCVN 08 : 2008/BTNMT.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 30

4.3.2 Kết quả phân tích đợt 2

Bảng 4.9 Kết quả phân tích đợt 2 (ngày 19 – 10 – 2014)

Chỉ tiêu Vị trí Kênh chính (mẫu 1) Kênh phụ (mẫu 2) Kênh phụ (mẫu 3) Kênh dẫn (mẫu 4) pH 6,9 6,9 7,0 7,1 DO 5,4 6,4 1,5 3,5 COD 106,7 240 64,7 55,7 BOD5 35,8 74,3 20,1 6,3 TSS 171 280,3 193,3 221,7 N-NO3- 3,12 2,03 1,12 2,44 P-PO43- 0,04 0,01 0,01 0,05 Kết quả phân tích mẫu thu vào đợt 2 cho thấy nguồn nước tại vùng lõi TTNNMX đã bị ô nhiễm, một số chỉ tiêu như DO, COD, BOD5, TSS đã vượt quá Quy chuẩn chất lượng nước mặt loại A2 QCVN 08 : 2008/BTNMT. Cụ thể là trung bình DO vượt mức cho phép 1,2 lần, trung bình COD vượt mức cho phép 7,8 lần, trung bình BOD vượt mức cho phép 5,7 lần, trung bình TSS vượt mức cho phép 7,2 lần. Nhìn chung, nguồn nước tại đây vào thời điểm thu mẫu đợt 2 ít ô nhiễm hơn thời điểm thu mẫu đợt 1. Nguyên nhân có thể là vào đợt 2 sau nhiều ngày mưa to cộng với thủy triều dâng cao đã pha loãng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ở các kênh trong vùng lõi.

4.3.3 Một số đề xuất

Cần mở thêm nhiều cống dẫn nước vào vùng lõi để nước được điều tiết liên tục theo thủy triều nhằm pha loãng nồng độ, giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước trong các tuyến kênh tại vùng lõi.

Nên thường xuyên nạo vét các tuyến kênh trong vùng lõi nhằm thông dòng chảy, hạn chế quá trình phân hủy lá cây và phân chim rớt xuống nước làm giảm oxy trong nước gây ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của chim cò (tôm, cá, ốc...).

Quan trắc chất lượng nước thường xuyên để quản lý hiệu quả chất lượng nguồn nước tại khu bảo tồn.

Thả cá vào các tuyến kênh nhằm duy trì và phát triển nguồn cá tự nhiên là ngồn thức ăn chính của chim, cò.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 31

CHƯƠNG V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Qua kết quả phân tích nước mặt lấy tại vùng lõi TTNNMX, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang cho thấy chất lượng nước mặt tại đây nhìn chung đã bị ô nhiễm, một số chỉ tiêu như: DO, COD, BOD5, TSS đã vượt quá Quy chuẩn chất lượng nước mặt loại A2 QCVN 08 : 2008/BTNMT.

- DO: trung bình đợt 1 và đợt 2 tại các điểm thu mẫu vượt QCVN 08 : 2008/BTNMT loại A2 là 1,2 lần.

- COD: trung bình đợt 1 và đợt 2 tại các điểm thu mẫu vượt QCVN 08 : 2008/BTNMT loại A2 lần lượt là 15,6 lần và 7,8 lần.

- BOD5: trung bình đợt 1 và đợt 2 tại các điểm thu mẫu vượt QCVN 08 : 2008/BTNMT loại A2 lần lượt là 9,8 lần và 5,7 lần.

- TSS: trung bình đợt 1 và đợt 2 tại các điểm thu mẫu vượt QCVN 08 : 2008/BTNMT loại A2 lần lượt là 8,6 lần và 7,2 lần.

Các chỉ tiêu còn lại vẫn nằm trong giới hạn cho phép của Quy chuẩn chất lượng nước mặt loại A2 (QCVN 08 : 2008/BTNMT).

Kết quả phân tích giữa các đợt thu mẫu cho thấy chỉ tiêu ở đợt 1 có xu hướng cao hơn đợt 2 như: COD, BOD5, P-PO43-, TSS, ngoại trừ N-NO3-.

Kết quả phân tích giữa các điểm thu mẫu cho thấy nước tại kênh chính (Mẫu 1) và kênh phụ (Mẫu 2) có xu hướng cao hơn các điểm còn lại ở các chỉ tiêu: DO, COD, BOD5, N-NO3

-

nguyên nhân là do ở vị trí thu Mẫu 1 và Mẫu 2 nằm trên tuyến kênh xa cống điều tiết nước, đây cũng là khu vực chim tập trung làm tổ sinh sống nhiều nhất nên lượng phân chim rớt xuống kênh nhiều làm tăng mức độ ô nhiễm ở khu vực này. Chỉ có P-PO4

3-

có xu hướng tăng dần theo mật độ dân cư sinh sống ven tuyến kênh. Nhìn chung, kết quả phân tích mẫu cho thấy nước mặt ở TTNNMX đã bị ô nhiễm ở một số chỉ tiêu, việc này có ảnh hưởng đến nguồn nước uống và thức ăn (thủy sinh vật sinh sống trong các tuyến kênh) của chim, cò.

5.2 KIẾN NGHỊ

Cần có thêm những đề tài nghiên cứu về chất lượng nước mặt tại vùng lõi của TTNNMX huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang vào những thời điểm khác nhau trong năm để có thể đánh giá được toàn diện, chính xác chất lượng nước mặt tại đây.

Cần hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi tại vùng lõi để nước được điều tiết liên tục theo thủy triều nhằm pha loãng nồng độ, giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước trong các

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 32 tuyến kênh tại vùng lõi. Từ đó tạo môi trường sống phù hợp cho các loài cá tự nhiên tại khu vực duy trì và phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nên thường xuyên nạo vét các tuyến kênh trong vùng lõi nhằm thông dòng chảy, hạn chế quá trình phân hủy lá cây và phân chim rớt xuống nước làm giảm oxy trong nước gây ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của chim cò (tôm, cá, ốc...).

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Long Toản, 2014. Bài giảng môn học Thực tập kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải. Đại học Cần Thơ.

2. Lâm Minh Triết, Huỳnh Thị Minh Hằng, 2008. Con người và môi trường. NXB Đại học Quốc gia TP HCM.

3. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Đình Xuân Thắng, Nguyễn Đình Tuấn, Mai Tuấn Anh, Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Nguyễn Thị Bạch Mai và Phạm Thị Thạch Trúc, 2007. Kỹ thuật môi trường. NXB Đại học Quốc Gia TP HCM.

4. Lê Hoàng Việt, 2000. Giáo trình công nghệ môi trường. Đại học Cần Thơ. 5. Lê Hoàng Việt, 2003. Giáo trình phương pháp xử lý nước thải. Đại học Cần

Thơ.

6. Lê Văn Khoa, Nguyễn Đức Lượng, Nguyễn Thế Truyền, 1999. Nông nghiệp và môi trường. NXB Giáo Dục Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003. Công nghệ sinh học môi trường. Tập 1: Công nghệ xử lý nước thải. NXB Đại Học Quốc Gia TPHCM.

8. Nguyễn Khắc Cường, 2002. Môi trường và bảo vệ môi trường. Đại Học Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Nguyễn Thị Phương Loan, 2005. Tài nguyên nước. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

10. Nguyễn Thị Thu Thủy, 1999. Xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. NXB Khoa Học và Kỹ Thuật.

11. Trương Quốc Phú, 2006. Quản lý chất lượng nước của ao nuôi thủy sản. Đại học Cần Thơ.

Trang web:

12. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hậu Giang

http://www.haugiang.gov.vn/Portal/data/sites/1/map/map.htm 13. Cổng thông tin điện tử huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.

http://www.phunghiep.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=73 &Itemid=122

14. Cục kiểm soát ô nhiễm, 2010. Xây dựng bộ tiêu chí khoanh vùng kiểm soát ô nhiễm môi trường nước mặt. Tổng cục môi trường.

15. Viện quy hoạch thủy lợi Miền Nam

http://www.siwrp.org.vn/?id_pnewsv=472&lg=vn&start=0 16. Tailieu.vn

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 34 http://tailieu.vn/doc/tai-lieu-ve-khu-bao-ton-thien-nhien-lung-ngoc-hoang-

161045.html

17. Bách khoa toàn thư mở http://vi.wikipedia.org

Công văn

18. QĐ 714/UBND_KTN về việc chủ trương lập đề án quản lý, bảo vệ và phát triển vườn chim tại Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 35

PHỤ LỤC

QCVN 08 : 2008/BTNMT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

National technical regulation on surface water quality

1. QUY ĐỊNH CHUNG 1.1. Phạm vi áp dụng

1.1.1. Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt.

1.1.2. Quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất lượng của nguồn nước mặt, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù hợp.

1.2. Giải thích từ ngữ

Nước mặt nói trong Quy chuẩn này là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, suối, kênh, mương, khe, rạch, hồ, ao, đầm, …

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định tại Bảng 1.

Bảng 1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt

TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn

A B

A1 A2 B1 B2

1 pH 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100 4 COD mg/l 10 15 30 50 5 BOD5 (200C) mg/l 4 6 15 25 6 Amoni (NH+4) (tính theo N) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 - 8 Florua (F-) mg/l 1 1,5 1,5 2

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 36 9 Nitrit (NO-2) (tính theo N) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 10 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15 11 Phosphat (PO4 3- ) (tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5 12 Xianua (CN-) mg/l 0,005 0,01 0,02 0,02 13 Asen (As) mg/l 0,01 0,02 0,05 0,1 14 Cadimi (Cd) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,01 15 Chì (Pb) mg/l 0,02 0,02 0,05 0,05 16 Crom III (Cr3+) mg/l 0,05 0,1 0,5 1 17 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,01 0,02 0,04 0,05 18 Đồng (Cu) mg/l 0,1 0,2 0,5 1 19 Kẽm (Zn) mg/l 0,5 1,0 1,5 2 20 Niken (Ni) mg/l 0,1 0,1 0,1 0,1 21 Sắt (Fe) mg/l 0,5 1 1,5 2 22 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 0,001 0,001 0,002 23 Chất hoạt động bề mặt mg/l 0,1 0,2 0,4 0,5

24 Tổng dầu, mỡ (oils & grease)

mg/l 0,01 0,02 0,1 0,3

25 Phenol (tổng số) mg/l 0,005 0,005 0,01 0,02

26 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ

Aldrin + Dieldrin Endrin BHC DDT Endosunfan(T hiodan) µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l µg/l 0,002 0,01 0,05 0,001 0,005 0,3 0,01 0,004 0,012 0,1 0,002 0,01 0,35 0,02 0,008 0,014 0,13 0,004 0,01 0,38 0,02 0,01 0,02 0,015 0,005 0,02 0,4 0,03

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 37 Lindan Chlordane Heptachlor µg/l 0,01 0,02 0,02 0,05 27 Hoá chất bảo vệ thực vật phospho hữu cơ

Paration Malation µg/l µg/l 0,1 0,1 0,2 0,32 0,4 0,32 0,5 0,4 28 Hóa chất trừ cỏ 2,4D 2,4,5T Paraquat µg/l µg/l µg/l 100 80 900 200 100 1200 450 160 1800 500 200 2000 29 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 0,1 0,1 0,1 0,1 30 Tổng hoạt độ phóng xạ  Bq/l 1,0 1,0 1,0 1,0 31 E.coli MPN/ 100ml 20 50 100 200 32 Coliform MPN/ 100ml 2500 5000 7500 10000

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất

lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:

A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

B2 - Giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1. Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia:

- TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

- TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 38 - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo.

- TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.

3.2. Phương pháp phân tích xác định các thông số chất lượng nước mặt thực hiện theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn phân tích tương ứng của các tổ chức quốc tế:

- TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước - Xác định pH. - TCVN 5499-1995. Chất lượng nước - Xác định oxy hòa tan - Phương pháp Winkler.

- TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước - Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thủy tinh.

- TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi sinh hóa sau 5 ngày (BOD5) - Phương pháp cấy và pha loãng.

- TCVN 6491-1999 (ISO 6060-1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxy hóa học.

- TCVN 6494-1999 - Chất lượng nước - Xác định các ion Florua, Clorua, Nitrit, Orthophotphat, Bromua, Nitrat và Sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion.

- TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989) - Chất lượng nước - Xác định Clorua. Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat với chỉ thị cromat (phương pháp MO).

- TCVN 6195-1996 (ISO 10359-1-1992) - Chất lượng nước - Xác định florua. Phương pháp dò điện hóa đối với nước sinh hoạt và nước bị ô nhiễm nhẹ.

- TCVN 6178-1996 (ISO 6777-1984) - Chất lượng nước - Xác định nitrit. Phương pháp trắc phổ hấp thụ phân tử.

- TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) - Chất lượng nước - Xác định nitrat. Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic.

- TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) - Chất lượng nước - Xác định amoni - Phương pháp chưng cất và chuẩn độ.

- TCVN 6181-1996 (ISO 6703-1-1984) - Chất lượng nước - Xác định xyanua tổng.

- TCVN 6336-1998 (ASTM D 2330-1988) - Phương pháp thử chất hoạt động bề mặt bằng metylen xanh.

- TCVN 5991-1995 (ISO 5666-3-1984) - Chất lượng nước - Xác định thủy ngân tổng số bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa - Phương pháp sau khi vô cơ hóa với brom.

- TCVN 6002-1995 (ISO 6333-1986) - Chất lượng nước - Xác định mangan - Phương pháp trắc quang dùng fomaldoxim.

- TCVN 6053-1995 (ISO 9696-1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ phóng xạ anpha trong nước không mặn - Phương pháp nguồn dày.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 39 - TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988) - Chất lượng nước - Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10 - phenantrolin.

- TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) - Chất lượng nước - Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

- TCVN 6197-1996 (ISO 5961-1994) - Chất lượng nước - Xác định cadimi bằng phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.

- TCVN 6222-1996 (ISO 9174-1990) - Chất lượng nước - Xác định crom tổng - Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử.

- TCVN 6626-2000 (ISO 11969-1996) - Chất lượng nước - Xác định asen. Phương pháp đo hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrua).

- TCVN 6216-1996 (ISO 6439-1990) - Chất lượng nước - Xác định chỉ số phenol. Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất.

- TCVN 5070-1995 - Chất lượng nước - Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ.

- TCVN 6053-1995 (ISO 9696-1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ phóng xạ anpha trong nước không mặn. Phương pháp nguồn dày.

- TCVN 6219-1995 (ISO 9697-1992) - Chất lượng nước - Đo tổng hợp độ phóng xạ beta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- TCVN 6187-1-1996 (ISO 9308-1-1990) Chất lượng nước - Phát hiện và đếm

Một phần của tài liệu xác định hiện trạng chất lượng nước mặt tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân, hậu giang (Trang 40)