Nhu cầu Oxy sinh học (BOD5)

Một phần của tài liệu xác định hiện trạng chất lượng nước mặt tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân, hậu giang (Trang 37 - 38)

Bảng 4.4 Giá trị BOD5 (mg/l) tại các vị trí thu mẫu qua 2 đợt

Vị trí BOD5 (mg/l) Đợt 1 Đợt 2 QCVN 08 : 2008 Kênh chính (Mẫu 1) 40 35,8 A2 : 6 B2 : 25 Kênh phụ (Mẫu 2) 133,3 74,3 Kênh phụ (Mẫu 3) 44,2 20,1 Kênh dẫn (Mẫu 4) 17,5 6,3

Hàm lượng BOD5 tại các vị trí thu mẫu dao động từ 6,3 – 133,3 mg/l, trung bình giữa 2 đợt thu mẫu dao động từ 11,9 – 103,8 mg/l, trung bình giữa các vị trí thu mẫu dao động từ 34,1 – 58,8 mg/l (Bảng 4.4).

Vào đợt thu mẫu thứ 2 hàm lượng BOD5 thấp hơn đợt 1 (kết quả và nguyên nhân khớp với hàm lượng COD phân tích được). Nhìn chung, chất lượng nước tại tất cả các vị trí thu mẫu đều vượt Quy chuẩn chất lượng nước mặt loại A2 (QCVN 08 : 2008/BTNMT) gây ảnh hưởng đến nguồn thức ăn (tôm, cá, ốc...) và nước uống của chim cò (Bảng 4.4) do lá cây rụng và phân chim rớt xuống các kênh trong vùng lõi rất nhiều làm tăng nhu cầu sử dụng oxy để phân hủy chất hữu cơ.

Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 27

4.2.5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)

Bảng 4.5 Giá trị TSS (mg/l) tại các vị trí thu mẫu qua 2 đợt

Vị trí TSS (mg/l) Đợt 1 Đợt 2 QCVN 08 : 2008 Kênh chính (Mẫu 1) 245 171 A2 : 30 B2 : 100 Kênh phụ (Mẫu 2) 337 280,3 Kênh phụ (Mẫu 3) 206 193,3 Kênh dẫn (Mẫu 4) 243,7 221,7

Hàm lượng TSS tại các điểm thu mẫu dao động từ 171 – 337 (mg/l), với trung bình giữa các đợt thu mẫu dao động từ 208 – 308,7 (mg/l), trung bình giữa điểm thu mẫu dao động từ 216,6 – 257,9 (mg/l) (Bảng 4.5).

Nhìn chung hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS của 2 đợt thu mẫu đều vượt quá QCVN 08 : 2008/BTNMT (Bảng 4.5) vì trong các kênh chứa 1 lượng lớn lá tràm rụng đã và đang trong thời kì phân hủy. Đợt 2 có hàm lượng TSS thấp hơn đợt 1 (Bảng 4.5) nguyên do sau khi có mưa lớn và thủy triều đã hòa tan bớt hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước.

Một phần của tài liệu xác định hiện trạng chất lượng nước mặt tại trung tâm nông nghiệp mùa xuân, hậu giang (Trang 37 - 38)