Bảng 4.3 Giá trị COD (mg/l) tại các vị trí thu mẫu qua 2 đợt
Vị trí COD (mg/l) Đợt 1 Đợt 2 QCVN 08 : 2008 Kênh chính (Mẫu 1) 352 106,7 A2 : 15 B2 : 50 Kênh phụ (Mẫu 2) 448 240 Kênh phụ (Mẫu 3) 74,7 64,7 Kênh dẫn (Mẫu 4) 58,7 55,7
Hàm lượng COD tại các vị trí thu mẫu dao động từ 55,7 – 448 mg/l, trung bình giữa 2 đợt thu mẫu dao động từ 57,2 – 344 mg/l, trung bình giữa các vị trí thu mẫu dao động từ 116,8 – 233,4 mg/l (Bảng 4.2). Nhìn chung cả 2 đợt thu mẫu hàm lượng COD đều vượt quá quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt loại B2 (QCVN 08 : 2008/BTNMT) nguyên nhân do lá cây rụng, phân chim...rớt vào kênh làm tăng nhu cầu sử dụng Oxy để phân hủy các chất hữu cơ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cá, tôm... là nguồn thức ăn chính của chim, cò.
Đợt 2 hàm lượng COD thấp hơn đợt 1 là do sau một thời gian mưa to và thủy triều đã pha loãng nồng độ các chất hữu cơ, đồng thời mưa làm tăng lượng Oxy khuếch tán vào trong nước (kết quả COD trên cũng hoàn toàn phù hợp với hàm lượng DO đo được) làm COD giảm rõ rệt.
Phan Ngọc Mai Trinh (MSSV: 3113857) 26 Tại vị trí Mẫu 1 và Mẫu 2 hàm lượng COD giảm rõ rệt hơn tại vị trí Mẫu 3 và Mẫu 4 (Bảng 4.2), nguyên do là vit trí Mẫu 1 và 2 nằm xa cống điều tiết nước, hàng ngày nước vào và ra vùng lõi theo thủy triều tác động rõ rệt với nước tại Mẫu 3 và 4, còn tại vị trí Mẫu 1 và 2 ít chịu tác động.
Hình 4.7 Phân tích COD trong phòng thí nghiệm