Trong những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng hiện tượng kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn đường ruột ngày càng tăng. Ở tại các địa phương đang sử dụng rất nhiều loại kháng sinh để điều trị bệnh tiêu chảy cho gia súc, với liều lượng khác nhau, dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc và thực tế đã có một số loại kháng sinh điều trị không có hiệu quả. Xác định mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được, với mục đích chọn những loại kháng sinh có tác dụng điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.
Tiến hành thử kháng sinh đồ với vi khuẩn E. coli phân lập được với 7 loại kháng sinh phổ biến để xác định độ mẫn cảm của vi khuẩn với kháng sinh. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.9.
Bảng 2.9. Khả năng mẫn cảm kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân lập được
Loại kháng sinh Kích thước vòng vô khuẩn (cm) Cephalexin 1,9 Colistin 1,3 Gentamycin 1,5 Norfloxacin 3,4 Clindamycin K BMX/TMP 1,7 Oxacillin K
Qua bảng 2.9 thấy vi khuẩn E. Coli phân lập được mẫn cảm với Norfloxacin nhất với kích thước vòng vô khuẩn 3,4 cm; sau đó là các kháng
sinh mẫn cảm yếu hơn Cephalexin, BMX/TMP, Gentamycin, Colistin. Vi khuẩn E. coli phân lập được có hiện tượng kháng lại hai loại kháng sinh Clindamycin và Oxacillin. Từ kết quả trên ta có thể xác định sử dụng kháng sinh Norfloxacin và chế phẩm của nó làm thuốc điều trị tiêu chảy do E. Coli
ở ngựa bạch tại huyện Phú Bình là hiệu quả nhất; không dùng kháng sinh Clindamycin và Oxacillin để điều trị vì không có tác dụng với vi khuẩn E. coli.