Ảnh hưởng của Kinetine (KIN) đến sự phát sinh hình thái từ cơ quan soma in vitro.

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng kỹ thuật nhân dòng vô tính (mericlone) cho một số giống lan thương mại có giá trị cao thuộc chi hồ điệp phalaenopsis (Trang 47 - 49)

B ảng 3.2 Ảnh hưởng của phương pháp khử trùng đến tỷ lệ mẫu sạch và sống của lá in vivo (Sau 4 tuần nuôi cấy)

3.3.1Ảnh hưởng của Kinetine (KIN) đến sự phát sinh hình thái từ cơ quan soma in vitro.

giống lan Phalaenopsis Sogo Yukidian thì việc tiến hành nghiên cứu các thành phần bổ sung thích hợp để nâng cao hệ số nhân là khâu quan trọng tiếp theo trong giai

đoạn phát sinh hình thái giống lan nghiên cứu. Hai nhóm chất điều tiết sinh trưởng

được sử dụng nhiều nhất trong nuôi cây mô là auxin (có thể là IAA, 2,4D, α-NAA) và Xytokinin (có thể là Kinetin, BAP hoặc nước dừa) được chúng tôi sử dụng để bố

trí các thí nghiệm tiếp theo.

3.3.1 nh hưởng ca Kinetine (KIN) đến s phát sinh hình thái t cơ quan soma in vitro. in vitro.

3.3.1.1 Ảnh hưởng của Kinetine (KIN) đến sự phát sinh hình thái từ mảnh lá in vitro.

Kinetine có vai trò kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ. Vì vậy người ta xem chúng như là các chất hoạt hóa sự phân chia tế bào. Với những chồi thu được từ các thí nghiệm trước chúng tôi sử dụng mảnh lá in vitro có kích thước 0,5 x 0,5cm của chúng để tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sựảnh hưởng của KIN đến sự

phát sinh hình thái từ mảnh lá in vitro. Qua theo dõi trong 12 tuần cho chúng tôi bảng kết quả sau:

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Kinetine (KIN) đến sự phát sinh hình thái từ mảnh lá của cây in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy)

CTTD CTTN CTTN Tổng số mẫu cấy Số mẫu sống và phát sinh hình thái

Đường hướng của sự phát sinh hình thái (%) Protocorm Chồi CT1 (ĐC): MS 90 0 0 0 CT2: MS +0,2ppm KIN 90 0 0 0 CT3: MS +0,5ppm KIN 90 0 0 0 CT4: MS +1,0ppm KIN 90 9 10,0 0 CT5: MS +2,0ppm KIN 90 15 16,67 0 CT6: MS +3,0ppm KIN 90 12 13,33 0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

Từ kết quả trên bảng 3.8 cho thấy KIN có ảnh hưởng không rõ rệt lên sự hình thành, phát sinh hình thái của mẫu lá in vitro. Ở nồng độ thấp thì mảnh lá in vitro

không phát sinh hình thái, khi tăng nồng độ lên 1,0; 2,0 mg/l và 3,0 mg/l thì thấy có sự hình thành protocorm nhưng tỷ lệ không cao, hệ số nhân thấp. Với nồng độ KIN 2,0mg/l cho kết quả tốt nhất có ý nghĩa với hệ số nhân là 3,33 lần.

3.3.1.2 Ảnh hưởng của Kinetine (KIN) đến sự phát sinh hình thái từđầu rễ của cây in vitro.

KIN có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát sinh hình thái của đầu rễ in vitro. Chúng tôi tiến hành thí nghiệm tương tự như với mẫu lá in vitro, sau 12 tuần theo dõi đã thu được kết quảở bảng 3.9.

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Kinetine (KIN) đến sự phát sinh hình thái từđầu rễ

của cây in vitro (sau 12 tuần nuôi cấy)

CTTD CTTN CTTN Tổng số mẫu cấy Số mẫu sống và phát sinh hình thái

Đường hướng của sự phát sinh hình thái (%) Protocorm Chồi CT1 (ĐC): MS 90 0 0 0 CT2: MS +0,2ppm KIN 90 0 0 0 CT3: MS + 0,5ppm KIN 90 0 0 0 CT4: MS + 1,0ppm KIN 90 1 3,33 0 CT5: MS + 2,0ppm KIN 90 2 6,67 0 CT6: MS + 3,0ppm KIN 90 1 3,33 0

Đối với đầu rễ thì tỷ lệ phát sinh protocorm thấp hơn so với ở lá in vitro

nhưng vẫn có phát sinh protocorm ở nồng độ 1,0 ; 2,0 và 3,0mg/l. Và nồng độ tốt nhất để hình thành protocorm là 2,0mg/l với hệ số nhân là 2,50. Điều này cũng đúng với các nghiên cứu của Arditti (1977), Sagawa và Kunasaki (1982), Arditti và Ernst (1993), Ichihashi (1997) khi tái sinh protocorm từ đầu rễ của một số loài lan

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng kỹ thuật nhân dòng vô tính (mericlone) cho một số giống lan thương mại có giá trị cao thuộc chi hồ điệp phalaenopsis (Trang 47 - 49)