Tình hình nghiên cứu hoa lan Hồ Điệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng kỹ thuật nhân dòng vô tính (mericlone) cho một số giống lan thương mại có giá trị cao thuộc chi hồ điệp phalaenopsis (Trang 27 - 30)

Các nghiên cứu lan về HồĐiệp ở Việt nam mới chỉ tập trung vào việc đánh giá, tuyển chọn và trồng thử nghiệm các giống nhập nội. Trong những năm gần đây, nhiều Viện nghiên cứu và Trường Đại học đã ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào trong nghiên cứu và sản xuất hoa lan. Theo các tác giả Phạm Thị Liên, Nguyễn Xuân Linh, Lê Đức Thảo (2001) khi đánh giá giá khả năng sinh trưởng, phát triển một số giống lan Hồđiệp nhập nội có khả năng sinh trưởng và ra hoa tốt tại Hà Nội từ Hà Lan đã kết luận các giống Hồđiệp nhập nội đều có khả năng sinh trưởng và ra hoa tốt ở Hà Nội. Các giống có nguồn gốc từ mô phân sinh sinh trưởng, phát triển và cho tỷ lệ ra hoa tốt hơn các giống có nguồn gốc từ hạt.

Nguyễn Xuân Linh, Phạm Thị Liên đã tuyển chọn ra các giống lan Hồ Điệp HL3 từ tập đoàn giống hoa lan nhập nội từ Hà lan và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận và cho sản xuất thử năm 2004.

Đinh Xuân Dực (2003) đã tuyển chọn ra 5 giống lan Hồ Điệp Phalaenopsis

Talung,s Redfire, Phalaenopsis Elatio “Onlychid”, Phalaenopsis Grace paln “Miwa”, Phalaenopsis Anthura Moscow, Phalaenopsis Anthura Newdehli có khả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17

năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện thời tiết Hà Tây.

Từ năm 2006-2008, Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh

đã thu thập, chọn tạo được 10 giống Phalaenopsis.

Năm 2007, Viện Nghiên cứu Rau quảđã nhập nội, đánh giá, tuyển chọn và trồng thử nghiệm thành công giống lan HồĐiệp thơm có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giống này có mùi thơm dịu, khi nhiệt độ môi trường càng cao hoa càng tỏa hương thơm mạnh.

Nguyễn Quang Thạch, Hoàng Thị Nga (2000) đã nghiên cứu ứng dụng phương pháp nuôi cấy lát mỏng trong nhân nhanh lan Phalaenopsis.

Nguyễn Quang Thạch và cs (2003) đã xây dựng hoàn chỉnh quy trình nhân giống bằng nuôi cấy mô cho giống lan Hồ điệp (Rapp Valentine x King Shings)

được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật (Quyết

định số 2215/QĐ/BNN ngày 02 tháng 8 năm 2004). Tác giảđã sử dụng mắt ngủ

trên cành hoa hoặc mô đỉnh ngọn của cành hoa làm vật liệu khởi đầu cho quá trình nhân giống vô tính lan Hồ điệp. Mắt ngủ cành hoa được nuôi cấy trong môi trường VW có bổ sung 2mg/l BAP + 0,3mg./l Kinetin và đỉnh ngọn cành hoa nuôi cấy trong môi trường VW có bổ sung 3mg/l Kinetin để tạo thể protocorm với hệ số

nhân lần lượt là 3,65 lần và 3,53 lần/mẫu.

Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Tỉnh, Đặng Văn Đông, Đinh Thị Dinh, Trịnh Khắc Quang - Viện Nghiên cứu Rau quả - Viện KHNN Việt Nam đã xây dựng Quy trình sản xuất hoa lan Hồđiệp theo quy mô công nghiệp.

Hoàng Thị Lan Hương, Nguyễn Xuân Linh, Phạm Thị Liên (2004) đã nghiên cứu quy trình nhân giống lan HồĐiệp Moscow bằng phương pháp nuôi cấy in vitro.

Bước đầu ứng dụng hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời trong nhân giống Hồ điệp lai bằng phương pháp nuôi cấy trên hệ thống TIS cho tỷ lệ nhân PLBs cao gấp 3 lần trên môi trường thạch và 1,3 lần trên môi trường lỏng Cung Hoàng Phi Phượng (2007).

Nhân nhanh phôi và protocorm-like body cây lan Hồ Điệp bằng hệ thống Bioreactor, tác giảđã sử dụng nguồn mẫu ban đầu là phôi và PLB của cây lan Hồ Điệp đã cấy chuyển sau 2-3 tháng một lần được nuôi cấy trong môi trường MS cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18

bản có bổ sung 2,0mg/l BA; 1 mg/l NAA và 20% ND trên hệ thống Bioreator. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống sót (58,32%) và đường kính PLB (5,5mm) trong hệ thống Bioreactor cao hơn tỷ lệ sống sót (26,55%) và đường kính PLB (1,5mm) trong hệ

thống đối chứng sau 6 tuần (Nguyễn Cửu Thành Nhân, 2007).

Dương Tấn Nhựt và cs(2007) – phân viện Sinh học Đà Lạt đã nghiên cứu

ảnh hưởng của các monosaccharide và disaccharide lên quá trình phát sinh phôi vô tính cây lan HồĐiệp. Monosaccharide không thích hợp cho nuôi cấy phát sinh phôi vô tính cây lan HồĐiệp, gây chết 100% mẫu cấy, disaccharide tỏ ra thích hợp.

Nguyễn Thị Pha và cs (2011) nuôi cấy mầm ngủ phát hoa lan HồĐiệp không qua giai đoạn tạo mô sẹo. Kết quả thu được trên môi trường khoáng thấp 1/2MS+2mg/l BA+0,5NAA có hiệu quả tạo chồi cao nhất (2,83 chồi/mầm) ở 60 ngày sau cấy. Vị trí mầm ngủ khác nhau cho kết quả tạo chồi khác nhau, mầm ngủ

gần gốc phát hoa cho tỷ lệ chồi sinh dưỡng cao (82%), trong khi mầm ngủ xa gốc phát hoa lại cho tỷ lệ chồi sinh sản cao (33,4%).

Qua phần tổng quan có thể rút ra một số nhận xét: Hoa lan Hồ Điệp (Phalaeaopsis) đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Việc phát triển sản xuất hoa lan HồĐiệp đang được quan tâm phát triển. Tuy nhiên nguồn cây giống lan Hồ Điệp có giá trị thương mại hầu như phải nhập nội (trên 90%). Việc nhân giống lan Hồ Điệp ở Việt nam chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt nên các cây con không

đồng nhất, không giữđược những đặc tính, hình thái, chất lượng của cây mẹ, lâu ra hoa, thương mại hóa kém. Trước bối cảnh ấy việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng kỹ thuật nhân dòng vô tính (Mericlone) cho một số giống lan thương mại có giá trị kinh tế cao thuộc chi Hồ Điệp- Phalaenopsis” sẽ đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn sản xuất cũng như sẽ có nhiều đóng góp mới về mặt khoa học của lĩnh vực nhân dòng vô tính thực vật in vitro.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng kỹ thuật nhân dòng vô tính (mericlone) cho một số giống lan thương mại có giá trị cao thuộc chi hồ điệp phalaenopsis (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)