3. Các hình thức tạo biểu tượng nhân vật lịch sử
2.8 Tạo biểu tượng nhân vật Phan Châu Trinh
2.8.1 Mục đích tạo biểu tượng nhân vật.
Đối lập với tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu là tư tưởng cải cách của Phan Châu Trinh. Phan Châu Trinh cũng rất đồng tình với việc Phan Bội Châu đưa các học sinh Việt Nam sang Nhật du học nhưng lại kiệt liệt phản đối tư tưởng dùng bạo động vũ trang để giành độc lập. Năm 190, Phan Châu Trinh đậu phó bảng và ra làm quan nhưng đến năm 1904 ông lại từ quan. Khi trở về quê cũng là lúc ông bắt đầu con đường hoạt động cứu nước của mình. Ông đã cùng với các văn thân sĩ phu tổ chức cuộc vận động Duy Tân sau một thời gian thì phát triển thành phong trào chống thuế ở Trung Kì nhưng đến năm 1908 thì ông lại bị bắt giam và bị đày đi Côn Đảo. Dù ở ngoài hay trong tù thì khí phách của ông vẫn không thay đổi. Ở Phan Châu Trinh luôn có hồn thơ dạt dào nên tôi quyết định sử một số bài thơ thông qua đó giúp cho các em hiểu và cảm phục hơn đối với Phan Châu Trinh, một con người có tư tưởng tiến bộ.
2.8.2 Sử dụng thơ để tạo biểu tượng nhân vật.
Khi bị giam ở nhà tù Côn Đảo Phan Châu Trinh đã gặp được một người bạn là Huỳnh Thúc Kháng. Hai người rất thân với nhau xem nhau như huynh đệ. Huỳnh Thúc Kháng rất mến mộ tài làm thơ của ông, ngay cả khi bị xiềng xích thì hồn thơ của ông vẫn dạt dào cảm xúc. Điển hình cho những bài thơ được ông sáng tác trên đảo có hai bài thơ được làm bằng chữ quốc ngữ. Đó là “Đập đá ở Côn Lôn” và “Côn Lôn tức cảnh”. Một hôm trong lúc trò chuyện ông đã đọc cho Huỳnh Thúc Kháng nghe cả hai bài thơ này. Nội dung của hai bài thơ đó như sau:
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN [7,119] Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn Lừng lẫy làm cho lở núi non Xách búa đánh tan năm bảy đống Ra tay đập bể mấy trăm hòn
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi Mưa nắng càng bền dạ sắt son Những kẻ vá trời, khi lỡ bước Gian nan chi việc con con.
CÔN LÔN TỨC CẢNH [7,119] Biển dâu biến đổi mấy thu đông Cụm núi Côn Lôn vẫn đứng trông Bốn mặt giày vò, oai sóng gió Một mình che chở, tội non sông Cỏ hoa đất nảy cây trăm thước Rồng cá trời riêng biển một vùng Nước biển non xanh thiêng chẳng nhẽ Gian nan, xin độ khách anh hùng……
Từ khi Phan Châu Trinh được đưa đến Côn Đảo đã làm cho tinh thần đấu tranh của anh em ở đây dâng cao hơn. Không chỉ trong tù mà cả bên ngoài cũng có rất nhiều cuộc biểu tình, bãi công, bãi thị… đòi phải thả Phan Châu Trinh. Dù không muốn nhưng dưới áp lực của quần chúng nhân dân thì bọn Pháp cũng phải ra lệnh thả cụ Phan.
Thông qua những bài thơ giúp các em hiểu thêm về Phan Chu Trinh. Dựa vào Pháp để cứu nước nhưng tấm lòng vì dân, vì nước của ông thì không thể nào phủ nhận được. Ở tù nhưng tư tưởng của ông thì vẫn thoáng chứ không hề bị nao lòng hay gò bó gì về tư tưởng. Những bài thơ trên phần nào đó sẽ giúp cho các em hình thành tinh thần yêu nước từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường.
Khi đọc các bài thơ trên ta sẽ giúp cho các em nhìn thấy được khí phách của một nhà cải cách ra sao. Dù đã lâm vào cảnh tù tội nhưng ông vẫn hiên ngang không hề khiếp sợ, hơn thế nữa đó là một tinh thần quả cảm, lạc quan, tràn đầy hi vọng. Ta cũng nhấn mạnh cho các em thấy được sức ảnh hưởng của Phan Châu Trinh đối với mọi người, ở tù thật nhưng mà họ vẫn nghe đến thơ và tư tưởng cải cách của ông, tất cả mọi người đều rất khâm phục ông và thời gian ông ở Côn Đảo đã càng tiếp thêm sức mạnh cho mọi người đấu tranh.
BÀI 24: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
2.9 Tạo biểu tượng nhân vật Đội Cấn (Trịnh Văn Cấn).
Trong phần II Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh có rất nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra trong cùng thời gian đó. Tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của binh lính
Thái Nguyên đây là cuộc khởi nghĩa do các nông dân bị Pháp bắt đi lính đã nổi dậy chống lại.
Qua cuộc khởi nghĩa này giúp cho các em thấy được vai trò cũng như tấm lòng yêu nước của những người lính khố xanh. Người đã đứng ra lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này là Trịnh Văn Cấn (Đội Cấn). Khi dạy đến phần này tôi sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện để các em thấy được dù khoác trên người bộ trang phục của người Pháp nhưng đã là người Việt Nam thì đều có lòng yêu nước. Đội Cấn đã từ bỏ những đặc quyền mà người Pháp đã dành cho ông để mà đứng ra tổ chức cuộc khởi nghĩa này. Dù không thành công nhưng cũng đã làm cho Pháp phải hoang mang, lo sợ.
2.9.2 Sử dụng truyện kể để tạo biểu tượng nhân vật.
Trong “Kể chuyện lịch sử nước nhà” dành cho học sinh của Ngô Văn Phú có truyện “Đêm tháng tám” kể lại cuộc tấn công của lính khố xanh ở Thái Nguyên do Đội Cấn chỉ huy.
ĐÊM THÁNG TÁM [7,49]
Trong thời gian bị giam Lương Ngọc Quyến đã gặp được Đội Cấn, Quyến nhìn thấy được ông là một người có tấm lòng yêu nước, quý trọng người có tài nên trong một lần tiếp xúc với Đội Cấn Lương Ngọc Quyến đã nói:
- Ông nhìn ra cả ba miền mà xem, vẫn có nhiều chỗ chống Pháp đó thôi. Yên Thế có Đề Thám, ngoài nước, trong nước đang sôi sục phong trào của hai cụ Phan… Nếu mình gây được thế lực ở đây, chiếm được Thái Nguyên lấy núi rừng làm điểm dừng chân cho hải ngoại vượt biên trở về, cho các nơi tìm đến thì có thể làm chuyện lớn đấy!
- Thầy định tính thế nào?
- Tôi thấy ở Thái Nguyên, lính Pháp hầu như không có. Chỉ có một đại đội hố đỏ. Ngài cầm quân một trung đội, đứng đầu là một tên giám binh thì lại ở chung với ngài. Quân Pháp ở Hà Nội thì xa, có lên được đến nơi đại sự cũng đã xong rồi. Hiện nay người Pháp lại phải dồn sức đánh quân Đức ở chính quốc, hao người tốn của lắm. Thời cơ vàng này nếu ta không biết chớp lấy thù thật là uổng phí.
Khi nghe được những lời giải thích hợp tình, hợp lí của thầy Quyến thì Đội Cấn đã về nhà suy nghĩ rất nhiều và ông quyết định sẽ tổ chức một cuộc khởi nghĩa mà thầy Quyến sẽ là người làm quân sư cho mình. Sau khi công việc chuẩn bị đã hoàn tất thì đêm định mệnh cũng đã đến “Đêm tháng tám”.
Khoảng 9h đêm ngày 30/8/1917, tiếng súng ở đồn khố xanh đã nổ vang. Mắt Lương Ngọc Quyến sáng lên, ông hôi hộp chờ đợi. Khoảng một tiếng sau thì phía ngoài trại giam cũng có tiếng súng nổ, rồi tiếng hò reo của của quân khởi nghĩa đang phá được cổng tràn vào. Viên giám thị đã mở cửa xà lim và cõng Lương Ngọc Quyến bước ra. Mấy xà lim chính trị bên cạnh cũng đã được mở. Đám lính và giám thị của trại giam đã bị gom lại một chổ. Lương Ngọc Quyến bảo viên giám thị mở cửa trại giam tù dân sự rồi nói lớn cho toàn thể anh em tù nhân cùng nghe:
- Quân khởi nghĩa chống Pháp dưới sự chỉ huy của ngài Đội Trịnh Văn Cấn đã chiếm được tỉnh. Anh em ai là người vì dân, vì nước hãy theo chúng tôi đánh Pháp.
Có tới mấy chục người bước lên phía trước. Lương Ngọc Quyến ghép đám người này vào đội lính khố xanh cướp trại giam. Thấy tiếng súng ở trại lính khố đỏ đang hồi quyết liệt, Lương Ngọc Quyến kéo quân về phía ấy, khí thế rất hùng dũng. Một đội lính khố xanh đang áp sát trại lính khố đỏ nhưng vẫn chưa vào được bên trong. Lương Ngọc Quyến bèn dẫn quân về phía cửa sau đánh tập hậu. Tiếng súng hòa tiếng hò la vang động một góc trời Thái Nguyên. Bọn lính khố đỏ có súng cối, từ bên trong trại điên cuồng bắn ra ngoài. Một quả cói từ đâu bất chợt trùm lên chỗ Lương Ngọc Quyến đang đứng chỉ huy. Có tiếng thét lên:
- Chúng giết thầy Quyến rồi!
Viên cai khố xanh vội tiến lên vị trí chỉ huy, thét lớn: - Hãy trả thù cho thầy Quyến!
Rồi thúc quân đánh rát hơn nữa……..
Suốt những ngày chiếm giữ Thái Nguyên, Đội Cấn biết không thể chống lại với quân lính của thống sứ Bắc Kì điều từ Hà Nội lên. Chúng kéo theo cả một trung đội pháo binh hạng nặng, còn lực lượng nghĩa quân càng ngày càng mỏng. Đã vậy trong
năm ngày chiếm giữ tỉnh Thái Nguyên, các nhà buôn đều đóng cửa, chợ không họp, lương thực dự trữ ở các trại lính khố xanh, khố đỏ đã cạn dần.
Trịnh Văn Cấn quyết định rút quân về miền Tam Đảo, về đây ông cầm cự thêm được 5 thàng nữa đến ngày 10/01/1918, trong một trận đánh tại núi Pháo, Đội Cấn bị thương nặng. Vì không muốn rơi vào tay thực dân Pháp, ông đã dùng súng tự sát.
Qua sự kiện trên cho các em thấy được sự liên minh giữa những người tù chính trị và binh lính người Việt trong hàng ngũ quân đội Pháp. Hai lực lượng này đều có một điểm chung là lòng yêu nước và sự căm thù quân giặc sâu sắc. Cuộc khởi nghĩa của Trịnh Văn Cấn đã làm thất bại âm mưu “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp. Sự hi sinh của Trịnh Văn Cấn đã tô thắm thêm cho truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, trong đó có những nông dân mặc áo lính.
Do bài này tương đối dài nên không thể dành thời gian để kể câu chuyện này được mà sau khi dạy xong bài này sẽ phát cho các em mỗi người một phần đã được photo sẵn yêu cầu các em về nhà đọc và đưa ra ý kiến nhận xét của mình. Tiết sau khi trả bài sẽ yêu cầu đưa ra câu trả lời của mình sau đó giáo viên chỉ cần khoảng 5 phút là có thể phát hoạ trong tư tưởng của các em về hình ảnh của những anh nông dân mặc áo lính, cũng như khẳng định cho các em thấy vai trò của những người này trong cuộc kháng chiến chống Pháp là vô cùng quan trọng.
Chương 3: Kết Quả Điều Tra Thực Tế Và Nhận Xét Chung.
Để có những kết luận chính xác và khách quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành điều tra thực tế ở trường THPT Văn Ngọc Chính (ấp Khu 3, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng).
Đối tượng điều tra là 64 học sinh của 2 lớp 11 ở trường (11A1 và 11A3). Bên cạnh đó tôi còn ghi nhận những ý kiến của một số giáo viên trong trường cũng như của giáo sinh thực tập chung.
Điều tra thực tế việc dạy học lịch sử ở trường THPT nhằm tìm hiểu về tình hình sử dụng các loại tài liệu trong tạo biểu tượng nhân vật lịch sử ở chương trình lớp 11 (chương trình chuẩn) như thế nào? Từ kết quả đó có thể lựa chọn, tập hợp tài liệu để đề xuất các biện pháp sử dụng tài liệu hổ trợ cho việc giảng dạy một cách hợp lí và đạt hiệu quả tốt hơn.
Trong phiếu thăm dò tôi tập trung ở một số vấn đề chủ yếu như: Tình cảm của các em hiện nay dành cho môn sử như thế nào? Mức độ hứng thú của học sinh khi giáo viên sử dụng các tài liệu để tạo biểu tượng cho nhân vật lịch sử Việt Nam, đồng thời cũng tìm hiểu xem giáo viên thường sử dụng những hình thức nào?
Để tìm hiểu về vấn đề tạo biểu tượng ngoài việc phát phiếu thăm dò cho học sinh thì tôi cũng đã ghi nhận trực tiếp được một số ý kiến của các vấn đề có liên quan đến việc này như sau:
Khi được hỏi thì thầy Nguyễn Quốc Dũng (giáo viên dạy lịch sửu ở trường Văn Ngọc Chính) trình bày một số vấn đề: “ Phương pháp tạo biểu tượng nhân vật lịch sử Việt Nam giúp cho học sinh có hình ảnh chính xác về quá khứ nhằm khơi dậy hứng thú, năng lực học tập của học sinh, từ đó học sinh xác định thái độ đối với sự kiện đang xảy ra. Từ đó xác định tư tưởng, tình cảm khi học lịch sử. Qua đó cũng giáo dục được tình cảm của các em học sinh đối với các nhân vật lịch sử Việt Nam. Để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử Việt Nam chương trình 11 (chương trình chuẩn) thầy thường kết hợp giữa trình bày miệng và sử dụng các đồ dùng trực quan trong dạy học điển hình nhất là sử dụng tranh ảnh.”
Bên cạnh đó thì còn có cô Từ Thị Hiếu cũng là một giáo viên dạy sử của trường Văn Ngọc Chính, cô cho biết một số ý kiến của mình: “ Chương trình lớp 11 hiện nay chưa phù hợp lắm vì tên bài, tiêu đề của các bài lịch sử Việt Nam thường rất là dài làm ảnh hưởng đến tiết dạy. Tuy nhiên nội dung của những bài đó thì lại hay, hầu hết các bài đều có hình ảnh minh họa. Để cho tiết học sôi nổi hơn thì cô thường photo hình ảnh của các nhân vật lịch sử Việt Nam kết hợp với giới thiệu tiểu sử, miêu tả, tường thuật… Nhưng do hạn chế về thời gian mà nội dung lại quá dài có một bài lại có rất nhiều chân dung của các nhân vật lịch sử nên chỉ nói một cách khái quát chứ không cụ thể hóa được. Nếu khi có điều kiện thì cô sẽ dạy 1 hoặc 2 giáo án điện tử để có thể cho một số video về cuộc đời hoạt động cách mạng của các nhân vật đó. Bởi vì cơ sở vật chất còn thiếu nên ít khi thực hiện được một tiết dạy bằng giáo án điện tử. Đây cũng là một thiệt thòi của các em.”
Ngoài ra Võ Thị Hạnh (giáo sinh thực tập chung) cũng có một số nhận xét về vấn đề này: “Khi dạy đến bài nào trong phần lịch sử Việt Nam mà có các nhân vật lịch sử thì đều tìm cách để tạo biểu tượng nhằm giúp cho học sinh dể nhớ và hình dung được chân dung của các vị anh hùng. Bên cạnh đó thì khi sử dụng các phương pháp để tạo biểu tượng thì sẽ gây được sự hứng thú trong học tập cho các em hơn. Phương pháp mà Hạnh thường sử dụng để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử Việt Nam là dùng hình ảnh trực quan kết hợp với miêu tả. Tuy nhiên, không nên chỉ chú ý vào miêu tả bề ngoài mà cần đi sâu vào khai thác nội tâm, tài đức, quan điểm của nhân vật đó thể hiện qua các hành động của nhân vật trong thời gian này.”
Kết quả thu được từ việc phát phiếu thăm dò cho học sinh về các phương pháp mà giáo viên thường sử dụng để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử Việt Nam chương trình 11 (chương trình chuẩn) thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Các phương pháp
Kể chuyện Cho xem hình ảnh Sử dụng văn học dân gian
Thường xuyên 44,4% 40,7% 24,1%
Không bao giờ 1,9% 5,6% 27,8%
Tôi cũng đã phát phiếu thăm dò và tiến hành việc điều tra học sinh ở 2 lớp 11 (11A1 và 11A3) của trường THPT Văn Ngọc Chính với số lượng là 64 học sinh.
Kết quả thu được thể hiện ở bảng tổng hợp sau:
Câu hỏi: Theo em môn lịch sử trong trường phổ thông hiện nay có vị trí như thế nào?
Lựa chọn Kết quả Quan trọng 72,2% Bình thường 27,8% Không cần thiết 00,0%
Câu hỏi: Tình cảm của em đối với môn lịch sử như thế nào? Lựa chọn Kết quả
Yêu thích 59,3% Bình thường 35,2% Nhàm chán 5,2%
Câu hỏi: Theo em nghĩ tại sao hiện nay mọi người lại không chú trọng và quan tâm nhiều đến lịch sử Việt Nam?
Lựa chọn Kết quả
Nhu cầu xã hội không cần 29,6%